Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_ho.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2022-2023
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HKI - MÔN GDCD 6 NĂM 2022-2023 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Học sinh chọn đáp án dưới đây tương ứng với câu trả lời đúng nhất Câu 1: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là: a. nói đúng sự thật. b. cung cấp đúng thông tin. c. công nhận cái có thật. d. cả ba đáp án trên. Câu 2: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? a. Chỉ tôn trong sự thật khi có lợi cho mình. b. Phải tôn trọng sự thật dù có thể không có lợi cho mình. c. Không cần nói đúng sự thật khi không ai biết rõ sự thật. d. Chỉ cần trung thực với cấp trên. Câu 3: Trái với tôn trọng sự thật là a. chính trực. b. thật thà. c. không trung thực. d. khẳng khái. Câu 4: Sự thật là: a. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. b. những gì có thật trong cuộc sống hiện thực. c. những gì phản ánh đúng hiện thực cuộc sống. d. những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống. Câu 5: Tôn trọng sự thật là: a. nói đúng sự thật. b. làm theo đúng sự thật. c. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. d. suy nghĩ đúng sự thật. Câu 6: Tôn trọng sự thật biểu hiện thông qua: a. suy nghĩ, hành động (việc làm). b. suy nghĩ, lời nói. c. suy nghĩ, thái độ. d. suy nghĩ, hành động (việc làm), lời nói, thái độ. Câu 7: Biểu hiện của tôn trọng sự thật thường gặp: a. dũng cảm nói lên sự thật nhưng không dám lên án, bài trừ những sự việc sai trái. b. dám nhận lỗi khi làm sai nhưng không dám đấu tranh để bảo vệ sự thật. c. không che dấu, bao che cho các hành động sai trái. d. chưa có ý thức bảo vệ, gìn giữ sự thật. Câu 8: Điền đúng (Đ), sai (S) vào các ý kiến dưới đây. STT NỘI DUNG LỰA CHỌN 8.1 Tự lập là tách khỏi gia đình, sống hưởng thụ, buông thả.
- 8.2 Tự lập là tự cô lập mình, sống ích kỷ. 8.3 Tự lập là còn phụ thuộc vào hoàn cảnh. 8.4 Tự lập là tự phát triển, hoàn thiện nhân cách bản thân; tự tạo hạnh phúc đích thực cho bản thân, gia đình, xã hội. 8.5 Tự lập là không cần quan hệ với ai, không cần ai giúp đỡ mình. 8.6 Tự lập thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với bản thân, cuộc đời, biết yêu thương, chia sẻ với mọi người. Câu 9: Tự lập không có nghĩa là: a. biệt lập, chỉ biết đến mình. b. không cần quan hệ với ai. c. không nhờ ai giúp việc gì. d. biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp việc gì. Câu 10: Biểu hiện của tự lập là: a. tự tin, tự làm lấy việc của mình. b. luôn tự làm lấy việc của mình. c. bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra. d. Tự tin, tự làm lấy việc của mình. Có bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn và có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra. Câu 11: Biểu hiện của tự lập trong sinh hoạt hàng ngày là: a. luôn học hỏi, tiếp thu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. b. luôn tự giác học bài, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị đồ dung học tập. c. luôn tự làm việc của bản thân mà không cần ai nhắc nhở. d. được nhắc nhở mới làm. Câu 12: Biểu hiện của tự lập trong học tập là: a. luôn tự giác học bài, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị đồ dung học tập. b. luôn học hỏi, tiếp thu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. c. luôn tự làm việc của bản thân mà không cần ai nhắc nhở. d. không tự giác làm bài tập về nhà, chuẩn bị đồ dùng học tập. Câu 13: Biểu hiện của tự lập trong lao động là: a. không tự giác làm việc, bảo mới làm b. không tự giác làm bài tập về nhà, chuẩn bị đồ dùng học tập. c. luôn học hỏi, tiếp thu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. d. luôn tự giác học bài, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị đồ dung học tập. Câu 14: Biểu hiện trái với tự lập là: a. luôn ỷ lại. b. dựa dẫm vào người khác. c. sống biệt lập. d.ỷ lại, dựa dẫm vào người khác và sống biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ, không nhờ ai giúp đỡ việc gì. Câu 15: Ý nghĩa của tự lập đối với bản thân, cá nhân? a. Tự tin, bản lĩnh.
- b. Làm chủ cuộc sống. c. Được mọi người kính trọng. d. Giải quyết công việc hiệu quả, thành công. Được mọi người kính trọng. Có thêm kinh nghiệm sống. Tự tin, bản lĩnh và làm chủ cuộc sống. Câu 16: Ý nghĩa của tự lập đối với gia đình? a. Cha mẹ hạnh phúc vì con cái tự lập. b. Mọi thành viên đều yên tâm khi mỗi cá nhân đều tự lo được cho bản thân. c. Cha mẹ hạnh phúc vì con cái tự lập và mọi thành viên đều yên tâm khi mỗi cá nhân đều tự lo được cho bản thân. d. Cha mẹ hạnh phúc vì con cái tự lập và mọi thành viên không yên tâm khi mỗi cá nhân đều tự lo được cho bản thân. Câu 17: Là học sinh, em cần làm gì để rèn luyện tính tự lập? a. Chủ động làm việc, từ lúc còn nhỏ, từ những việc nhỏ. b. Quyết tâm thực hiện công việc. c. Tự tin vào bản thân. d. Chủ động làm việc, từ lúc còn nhỏ, từ những việc nhỏ. Tự tin vào bản thân. Cố gắng, kiên trì và quyết tâm thực hiện công việc. Câu 18: Là học sinh chúng ta cần làm gì để rèn luyện tính tôn trọng sự thật? a. Có nhận thức đúng đắn. b. Hành động và thái độ đúng đắn. c. Biết bảo vệ sự thật. d. Có nhận thức, hành động và thái độ đúng đắn. Biết bảo vệ sự thật và lên án, phê phán điều sai trái. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 19: Xử lí tình huống: “Phương năm nay đã vào lớp 6, sinh ra trong một gia đình khá giả nên có người phục vụ. Hàng ngày, Phương không làm bất cứ việc gì, ngay cả việc vệ sinh cá nhân hay gấp chăn màn, dọn giường chiếu, quần áo của bản thân ba mẹ cũng phải nhắc nhở. Bạn luôn cho rằng mình đã có người giúp việc rồi nên không cần phải làm.” a) Theo em, suy nghĩ của Phương đúng hay sai? Vì sao? b) Nếu là một người bạn thân của Phương, em sẽ khuyên bạn điều gì? Câu 20: Theo em, tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển tính cách của con người? GỢI Ý: Câu 19: a) * Suy nghĩ của Phương là sai * Vì: - Mỗi người cần phải tự lập, tự lập trong sinh hoạt hàng ngày, không dựa dẫm người khác, có tự lập sẽ không phụ thuộc ỉ lại người khác, mới giúp ta thành công trong cuộc sống .(HS nêu suy nghĩ cá nhân) b) Khuyên bạn Nói cho bạn hiểu tự lập là gì, lợi ích của việc tự lập, tác hại của việc thiếu tự lập, đồng thời khuyên bạn nên tự lập trong cuộc sống . (HS nêu suy nghĩ cá nhân)
- Câu 20: * Tôn trọng sự thật có ý nghĩa đối với sự phát triển tính cách của con người là: - Tôn trọng sự thật bảo vệ cuộc sống, bảo vệ cho những điều đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai. - Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. - Khiến tâm hồn con người thoải mái, bản thân đẹp hơn trong mắt mọi người, - Được mọi người sẽ tín nhiệm.