Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023

docx 3 trang Hàn Vy 02/03/2023 6410
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I-MÔN GDCD 9 NĂM HỌC 2022-2023 A. KIẾN THỨC CƠ BẢN: NHÓM 1: QUAN HỆ VỚI BẢN THÂN 1. Tự chủ a. Thế nào là tự chủ? - Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân. b. Biểu hiện của sự tự chủ: - Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng hoang mang khi khó khăn; không bị ngã nghiêng, lôi kéo trước áp lực tiêu cực; biết tự ra quyết định cho mình, c. Để rèn luyện tính tự chủ Hs cần làm gì? - Làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân - Kiên định bảo vệ cái đúng, cái tốt - Bình tĩnh, tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể NHÓM 2: QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC, NHÂN LOẠI 1. Bảo vệ hòa bình a. Thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình? - Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc, giữa con người với con người. Là khát vọng toàn nhân loại. - Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn. Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. b. Vì sao phải bảo vệ hòa bình? - Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán - Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. c. Bản thân thể hiện lòng yêu hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày như thế nào? - Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ; biết thừa nhận những điểm khác với mình; biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn; biết học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của những người
  2. khác; sống hòa đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa khác. 2. Chủ đề: Hữu nghị và Hợp tác a. Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc? Thế nào là hợp tác cùng phát triển? - Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa dân tộc này với dân tộc khác. - Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên. b. Vì sao chúng ta phải tăng cường hợp tác quốc tế? - Vì hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của nhân loại (như: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo, ); để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. Hơn nữa việc hợp tác với các nước đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, tạo điều kiện cho VN hòa nhập với quốc tế. c. Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. - Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. - Bình đẳng cùng có lợi - Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng, hòa bình - Phản đối âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP. Câu 1: Tự chủ là gì? Biểu hiện của sự tự chủ? Câu 2: Từ kinh nghiệm của bản thân, em hãy cho biết vì sao con người cần sống tự chủ? Câu 3: Thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình? Với trách nhiệm của một công dân, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ nền hòa bình của dân tộc và nhân loại. Câu 4: Theo em chiến tranh gây ra những hậu quả gì? Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Câu 5: Thế nào tình hữu nghị giữa các dân tộc? Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Câu 6: Kể tên một số công trình thể hiện sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới? Câu 7: Vì sao chúng ta phải tăng cường hợp tác quốc tế?
  3. Câu 8: Em và một người bạn trong lớp có mâu thuẫn với nhau. Trong giờ ra chơi, người bạn đó cố tình nói xấu và chọc tức em trước rất nhiều bạn khác. Em sẽ làm gì trong tình huống đó? Câu 9: Tình huống: “ Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra giữa học kì vào tuần tới, Tuấn và Bảo lên kế hoạch sẽ đổi chỗ để ngồi cạnh nhau và phân công mỗi người học một nửa số câu hỏi trong đề cương để đến giờ kiểm tra có thể trao đổi cho nhau chép.” a) Em có nhận xét gì việc làm của hai bạn Tuấn và Bảo? Em hãy kể một vài biểu hiện của sự hợp tác trong cuộc sống và hiệu quả của nó? b) Nếu em là bạn cùng lớp với hai bạn Tuấn và Bảo, em sẽ ứng xử ra sao? Theo em, để đạt hiệu quả trong học tập chúng ta phải hợp tác như thế nào? Câu 10: Em có suy nghĩ gì về hiện tượng hiện nay có một số học sinh thường sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn với nhau? Theo em, các hành vi đó ảnh hưởng thế nào đến chính những người trong cuộc, gia đình, nhà trường và xã hội? Hết