Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023

docx 8 trang Hàn Vy 02/03/2023 5480
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2022_20.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 10 GIỮA HỌC KỲ I NĂM 2022-2023 CHƯƠNG I. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Vỏ của nguyên tử được cấu tạo bởi A. hạt electron.B. hạt electron và hạt proton. C. hạt neutron và hạt proton.D. hạt neutron. Câu 2: Trong nguyên tử, hạt không mang điện tích là A. hạt electron.B. hạt electron và hạt proton. C. hạt proton.D. hạt neutron. Câu 3: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên A. electron, proton và neutron B. electron và neutron C. proton và neutron D. electron và proton Câu 4: Hạt tạo thành tia âm cực là các hạt A. electron.B. neutron.C. electron và proton.D. proton. Câu 5: Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản ? A. 1.B. 2.C. 3. D. 4. Câu 6:Trong các hạt sau đây, hạt nào mang không điện tích? A. electron.B. neutron.C. electron và proton.D. proton. Câu 7: Trong nguyên tử, hạt mang điện tích dương là A. electron.B. neutron.C. electron và proton.D. proton. Câu 8: Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. electron.B. neutron.C. electron và proton.D. proton. Câu 9: Nguyên tử sodium có 11 electron, hạt nhân nguyên tử sodium có điện tích là A. 0.B. -11.C. +11.D. +22. Câu 10: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ? A. Proton.B. Neutron.C. Electron.D. Neutron và electron. Câu 11: Trong nguyên tử, hạt mang điện tích âm là A. hạt electronB. hạt electron và hạt proton. C. hạt proton.D. hạt neutron. Câu 12: Điện tích của electron được quy ước bằng A. +1. B. -1. C. 0. D. 1-. Câu 13: Số hiệu nguyên tử cho biết A. số proton trong hạt nhân nguyên tử.B. số electron trong lớp vỏ nguyên tử. C. số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.D. số neutron trong hạt nhân nguyên tử. Câu 14: Nguyên tử trung hòa về điện do A. trong nguyên tử số electron bằng số proton.B. proton mang điện tích dương. C. proton và neutron mang điện trái dấu nhau.D. neutron không mang điện. Câu 15: Khối lượng nguyên tử gần bằng khối lượng hạt nhân vì A. tổng khối lượng electron không đáng kể. B. số lượng electron quá ít. C. khối lượng electron gần bằng khối lượng hạt nhân. D. khối lượng nhân quá lớn. Câu 16: Nguyên tử nitrogen có 7 proton, 7 neutron và 7 electron. Khối lượng của nguyên tử nitrogen theo amu là A. 14,00385.B. 13,428.C. 15,428.D. 14,428. Câu 17: Nguyên tố R được sử dụng để làm cho hợp kim nhẹ bền, đặc biệt là cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, và cũng được sử dụng trong pháo hoa bởi vì nó đốt cháy với một ngọn lửa trắng rực rỡ. Nguyên tử R có tổng số hạt proton, electron, neutron bằng 36 và số hạt không mang điện bằng trung bình cộng của tổng số hạt mang điện. Tên của R là A. fluorine. B. carbon. C. sodium.D. magnesium. Câu 18: Chọn câu đúng: A. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số khối. B. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác nhau về số neutron. C. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số proton, khác số khối.
  2. D. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác nhau về số neutron. Câu 19: Số khối của một nguyên tử là A. A = số p + số e.B. A = số p + số e + số n. C. A = 2p.D. A = số p + số n. Câu 20: Hai nguyên tử nào là đồng vị của cùng một nguyên tố? 31 31 31 31 20 20 24 25 A. 15 M và 15 M .B. 15 M và 16 M .C. 10 M và 11 M .D. 12 M và 12 M . A Câu 21: Kí hiệu nguyên tử Z X cho ta biết những gì về nguyên tố hoá học X? A. Chỉ biết số hiệu nguyên tử. B. Chỉ biết số khối của nguyên tử. C. Chỉ biết khối lượng nguyên tử trung bình.D. Biết số proton, số neutron, số electron, số khối. Câu 22: Nguyên tử 27 Al có 13 A. 13p, 13e, 14n.B. 13p, 14e, 14n. C. 13p, 14e, 13n.D. 14p, 14e, 13n. Câu 23: Trong dãy kí hiệu các nguyên tử sau, dãy nào chỉ cùng một nguyên tố hóa học: 14 15 16 17 18 56 56 20 22 A. 6 A; 7 B B. 8 C; 8 D; 8 E C. 26 G; 27 F D. 10 H; 11I Câu 24: Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời: 8 electron, 8 proton, 8 neutron? 16 24 8 24 A. 8O B. 8O C. 16 O D. 16 O Câu 25: Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 36n, 28p, 28e? 36 28 56 64 A. 18 Ar B. 14 Si C. 26 Fe D. 28 Ni 1 Câu 26: Nguyên tử hiđro 1 H là nguyên tử đơn giản nhất gồm có A. 1p, 1e, 1n.B. 1p, 0e, 1n.C. 1p, 1e, 0n.D. 0p, 1e, 1n. Câu 27: Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa 19 proton, 20 neutron, 19 electron? 37 39 40 38 A. 17 Cl B. 19 K C. 18 Ar D. 20 Ca Câu 28: Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 proton và 110 neutron. Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau đây của X? 185 185 185 75 A. 185 X B. 110 X C. 75 X D. 185 X Câu 29: Electron nào quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố? A. Electron ở lớp gần nhân nhất.B. Electron ở lớp kế ngoài cùng. C. Electron ở lớp Q.D. Electron ở lớp ngoài cùng. Câu 30: Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp đã bão hoà: A. s2, p10, d6, f14 B. s2, p5, d6, f14 C. s2, p6, d7, f14 D. s2, p6, d10, f14 Câu 31: Phân lớp 4d chứa nhiều nhất là A. 6 electron. B. 18 electron. C. 10 electron. D. 14 electron. Câu 32: Lớp L (n = 2) có số phân lớp là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 33: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân? A. Lớp K B. Lớp L C. Lớp M D. Lớp N Câu 34: Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào sau đây có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2. A. Ca (Z = 20). C. Fe (Z = 26). B. Ni (Z = 28).D. K (Z = 19). Câu 35: Nguyên tử của nguyên tố hoá học A có Z = 20 có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là A. 3s2 3p2. B. 3s 2 3p6. C. 3s 2 3p4.D. 4s 2. Câu 36: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản nào là đúng cho nguyên tử có số hiệu là 16: A. 1s2 2s2 2p6 3s1 B. 1s 2 2s2 2p6 3s2 3p4 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 4s1 D. 1s 2 2s2 2p2 3p2 4p2 5p1
  3. Câu 37: Trong số các cấu hình electron nguyên tử sau, cấu hình electron nào là của nguyên tử oxygen (Z = 8). Hãy chọn phương án đúng. A. 1s2 2s2 2p3 B. 1s2 2s2 2p4 C. 1s2 2s3 2p4 D. 1s2 2s2 2p6 Câu 38: Nguyên tử Ca (Z = 20) có cấu hình electron là A. 1s2 2s2 2p6 3s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 Câu 39: Nguyên tử X có số proton là 14. Cấu hình electron của nguyên tử X là: A. 1s2 2s2 2p5 3s2 3p1 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 D. 1s2 2s2 2p6 3p1 Câu 40: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Số electron lớp ngoài cùng của R là A. 8 B. 6 C. 14 D. 16 2 2 6 2 6 1 2 Câu 41: Cấu hình electron nguyên tử 21Sc là: 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s .Sc thuộc loại nguyên tố: A. sB. p C. dD. f 24 Câu 42: Nguyên tử 12 Mg có cấu hình electron theo lớp là A. 2, 8, 2. B. 2, 6, 2. C. 2, 8, 1. D. 2, 8, 3. Câu 43: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 . Số electron lớp ngoài cùng của R là A. 8 B. 6 C. 14 D. 16 Câu 44: Cho biết cấu hình electron của X và Y lần lượt là: X: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 và Y: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s1. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. X và Y đều là các kim loại. B. X và Y đều là các khí hiếm. C. X và Y đều là các phi kim. D. X là một khí hiếm còn Y là một kim loại. Câu 45: Cho cấu hình electron của các nguyên tố sau: a) 1s2 2s2 2p6 3s2 b) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 Các nguyên tố kim loại là trường hợp nào sau đây? A. a, b, c. B. a, b, d. C. b, c, d. D. a, c, d. Câu 46: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 7 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là A. 7. B. 9. C. 15. D. 17. Câu 47: X có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 7 electron. X có cấu hình electron là A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 C. 1s2 2s2 2p5 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 Câu 48: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10, nguyên tố X thuộc loại A. Nguyên tố s.B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d.D. Nguyên tố f. Câu 49: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử fluorine (Z = 9)? A. 1s22s22p3. B. 1s22s22p4. C. 1s 22s32p4. D. 1s22s22p5. Câu 50: Nguyên tử của nguyên tố phosphorus (Z = 15) có số electron độc thân là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Phần 2. Tự luận 23 63 39 56 Câu 1: Cho biết thành phần cấu tạo trong các nguyên tử có kí hiệu sau: 11Na; 29Cu; 19K; 26Fe Câu 2: Hãy biểu diễn kí hiệu của một số nguyên tử sau: a. Nitrogen (số proton = 7; số neutron = 7). b. Fluorine (số proton = 9; số khối = 19). c. Zinc (số proton = 30; số neutron = 35). Câu 3: Nguyên tố X là một khoáng chất giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Trong cơ thể người, thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng là X kết hợp với phosphorus, làm cho xương và răng chắc khoẻ. Ngoài ra, X còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hoá của thế bào và quá trình
  4. đông máu. Tổng số proton và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. Cho biết tên nguyên tố X. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X. Biết hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X có số hạt neutron bằng số hạt proton. Kí hiệu đầy đủ nguyên tử trên. Câu 4: Đơn chất của nguyên tố A được sử dụng khí để cắt, hàn kim loại nóng chảy trong công nghiệp. Biết tổng số các loại hạt proton, neutron và electron trong 3 đồng vị trên là 75, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 21 hạt. a) Xác định nguyên tố A. b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố B và cho biết nguyên tư này đều có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Dự đoán tính chất hoá học nguyên tố B. Câu 5: Silicon có số hiệu nguyên tử là 14, được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp: gốm, men sứ, thủy tinh, luyện thép, vật liệu bán dẫn Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử Silicon và viết cấu hình electron vào ô orbital. Câu 6: Lithium là một nguyên tố được sử dụng trong chế tạo máy bay và trong một số loại pin nhất định. Pin Lithium-Ion (pin Li-Ion) đang ngày càng phổ biển, nó cung cấp năng lượng thông qua các thiết bị như máy tính xách tay, điện thoại di động, xe Hybrid, xe điện, nhờ trọng lượng nhẹ, cung cấp năng lượng cao và khả năng sạc lại. a. Biết Lithium có số hiệu nguyên tử là 3, hãy viết cấu hình electron nguyên tử và dự đoản Lithium là kim loại, phi kim hay khí hiếm? b. Biểu diễn cẩu hình electron nguyên tử Lithium theo ô orbital? Câu 7: X được dùng để làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ nhờ có tính hấp thụ bức xạ điện từ mặt trời khá tốt. Y là một trong những thành phần để điều chế nước Javen tẩy trắng quần áo, vải sợi. Nguyên tử của nguyên tổ X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. Tìm các nguyên tố X và Y. Câu 8: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 52; có số khối là 35. Xác định điện tích hạt nhân của X. Câu 9: Nguyên tử của một nguyên tố X có cấu tạo bởi 114 hạt cơ bản. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Xác định số khối của X. Câu 10: Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X là 18. Nguyên tử X có tổng số hạt mang điện bằng gấp đôi số hạt không mang điện. Hãy viết kí hiệu nguyên tử X. Câu 11: Tổng số hạt p, e, n trong nguyên tử X là 156. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 32. Tìm số hạt p, e, n, số khối của X. Câu 12: Tổng số hạt trong nguyên tử X là 92, trong đó số hạt ở nhân nhiều hơn số hạt ở vỏ là 34 hạt. Xác định số p, n, e và viết kí hiệu nguyên tử của X. Câu 13: Tổng số proton, neutron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Hãy xác định số khối của nguyên tử của nguyên tố X. Câu 14: Tìm số e, số p, số n và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X biết tổng số hạt cơ bản của nó là 13. Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) là 48, số khối nhỏ hơn 33. Tính số đơn vị điện tích hạt nhân, điện tích hạt nhân, số khối của X. Câu 16: Tổng số hạt (p, n, e) trong phân tử MX2 là 96; trong đó, số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện và số hạt mang điện âm của M bằng số hạt mang điện dương của 2 nguyên tử X. Xác định công thức phân tử MX2. Biết Z của C = 6, O = 8, Na = 11, Al = 13, P = 15, S = 16. Câu 16: Phân tử MX2 có tổng các loại hạt bằng 96. Nguyên tử M có số khối gấp đôi số proton. Nguyên tử X có tổng các loại hạt bằng 18. Xác định số hiệu nguyên tử của M, X.
  5. 12 19 28 29 13 30 Câu 17: Cho các nguyên tử sau đây: 6 A, 9 B, 14 C, 14 D, 6 E, 14 F . Hãy cho biết ở trên có bao nhiêu nguyên tố hóa học và mỗi nguyên tố có bao nhiêu đồng vị? Câu 18: Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Argon biết Argon có các đồng vị sau: 40Ar (99,6%); 36Ar (0,337%); 38Ar (0,063%). 35 37 Câu 19: Chlorine có hai đồng vị là 17 Cl; 17 Cl . Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị này là 3 : 1. Tính nguyên tử khối trung bình của Chlorine. Câu 17: Oxygen có 3 đồng vị: 16O ( 99,757%); 17O (0,039%); 18O (0,204%). a) Tính nguyên tử khối trung bình của Oxygen. b) Tính số nguyên tử mỗi loại đồng vị khi có 5 nguyên tử 17O. c) Hỏi có thể tạo thành bao nhiêu loại phân tử Oxygen. Câu 18: Nitơ(nitrogen) có 2 đồng vị bền là 14N và 15N. Tính % số nguyên tử của mỗi đồng vị biết nguyên tử khối trung bình của nitrogen là 14,0063. Câu 19: Trong tự nhiên, hydrogen có hai đồng vị bền là 1H (99,984%) và 2H (0,016%); Chlorine có hai đồng vị là 35Cl (75,77%) và 37Cl (24,23%). a) Tính nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố. b) Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau tạo nên từ hai đồng vị của hai nguyên tố trên. Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử đó. Câu 20: Cho nguyên tử khối trung bình của Magnesium là 24,327. Số khối các đồng vị lần lượt là 24, 25 và A3. Phần trăm số nguyên tử tương ứng của A1 và A2 là 78,6% và 10,9%. Tìm A3. Câu 21: Boron trong tự nhiên có hai đồng vị bền: 10B và 11B. Mỗi khi có 4860 nguyên tử 11B thì có bao nhiêu nguyên tử đồng vị 10B. Biết nguyên tử khối trung bình của Boron bằng 10,81. Câu 22: Nguyên tử khối trung bình của bromine là 79,91. Bromine có 2 đồng vị, trong đó đồng vị 79Br chiếm 54,5% số nguyên tử. a) Tính nguyên tử khối của đồng vị còn lại. 79 b) Tính % khối lượng của đồng vị Br có trong phân tử HBrO4. Câu 23: Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố potassium là 39,1. Trong tự nhiên potassium có 2 đồng vị là 39K và 41K. a) Tính % số nguyên tử của mỗi đồng vị. 41 b) Tính % khối lượng của đồng vị K trong K2O. Câu 24: Nguyên tố oxygen có 3 đồng vị là 16O, 17O và 18O trong đó 16O chiếm 99,7568% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của oxygen là 16,0045. a) Xác định % số nguyên tử của 17O và 18O. 18 b) Tính % khối lượng của O trong H2SO4 biết nguyên tử khối của H = 1, S = 32. Câu 25: Cho cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tử như sau: X là 2p6; Y là 3p5; Z là 4s1;. Viết cấu hình electron đầy đủ của các nguyên tử trên. Nguyên tử nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Câu 26: Các nguyên tử Ne (Z = 10), Al (Z = 13), Cr (Z = 24), K (Z = 19), F (Z = 9) có bao nhiêu electron độc thân ở trạng thái cơ bản? Những nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nhóm A bao gồm các nguyên tố A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d và nguyên tố f. D. Nguyên tố s và nguyên tố p. Câu 2: Trong BTH các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là A. 3 và 3. B. 4 và 3. C. 3 và 4. D. 4 và 4.
  6. Câu 3: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có A. cùng số electron s hay p. B. số electron lớp ngoài cùng như nhau. C. số lớp electron như nhau. D. số electron như nhau. Câu 4: Trong 1 chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố: A. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. B. Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. C. Tăng theo chiều tăng của tính phi kim. D. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại. Câu 5: Trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất? A. Li. B. F. C. Cs. D. I. Câu 6: Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần do A. Điện tích hạt nhân và số lớp electron tăng dần. B. Điện tích hạt nhân tăng dần và số lớp electron giảm dần. C. Điện tích hạt nhân tăng dần và số lớp electron không đổi. D. Điện tích hạt nhân và số lớp electron không đổi. Câu 7: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là A. Tính kim loại. B. Tính phi kim. C. Điện tích hạt nhân. D. Độ âm điện. Câu 8: Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải bán kính nguyên tử A. tăng dần.B. không thay đổi.C. tăng sau đó giảm.D. giảm dần. Câu 9: Các nguyên tố xếp ở chu kì 3 có số lớp electron trong nguyên tử là A. 3.B. 4.C. 5.D. 6. Câu 10: Trong một nhóm A đi từ trên xuống A. Tính kim loại tăng, tính phi kim tăng. B. Tính kim loại giảm, tính phi kim giảm. C. Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm. D. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng. Câu 11: Số nguyên tố trong chu kì 2 và chu kì 4 lần lượt là A. 2 và 8.B. 8 và 18.C. 2 và 18. D. 8 và 8. Câu 12: Các nguyên tố halogen được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm là A. I, Br, F, Cl. B. I, Br, Cl, F. C. F, Cl, Br, I. D. Br, I, Cl, F. Câu 13: Các nguyên tố thuộc chu kì 3 được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần là A. Na, Al, Si, Mg, P, Cl, S. B. Na, Cl, S, Mg, Si, P, Al. C. Cl, P, Si, S, Mg, Al, Na.D. Cl, S, P, Si, Al, Mg, Na. Câu 14: Nguyên tố R có cấu hình electron 1s2 2s2 2p5. Trong bảng tuần hoàn thì R ở A. Chu kì 3, nhóm VA, là nguyên tố phi kim. B. Chu kì 2, nhóm VIIA, là nguyên tố phi kim. C. Chu kì 3, nhóm VIIA, là nguyên tố kim loại. D. Chu kì 2, nhóm VIIA, là nguyên tố phi kim. Câu 15: Vị trí của nguyên tố X (Z = 30) trong bảng tuần hoàn là A. STT 30, chu kì 4, nhóm IIA. B. STT 30, chu kì 4, nhóm IIB. C. STT 30, chu kì 3, nhóm IIA. D. STT 30, chu kì 3, nhóm IIB. Câu 16: X là nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA X là A. O (Z = 8). B. S (Z = 16). C. Se (Z = 34). D. Cl (Z = 17).
  7. Câu 17: Y là nguyên tố ở chu kì 4, nhóm VIIA Y là A. Cl (Z = 17). B. S ( Z = 16). C. Se (Z = 34). D. Br (Z = 35). Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện trong hạt nhân là 13. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kì 3, nhóm VIIA. B. Chu kì 3, nhóm IIIA. C. Chu kì 3, nhóm IIA. D. Chu kì 2, nhóm IIIA. Câu 19: Nguyên tố M thuộc chu kì 4, số electron hoá trị của M là 2. M là A. 19K. B. 20Ca. C. 34Se. D. 35Br. Câu 20: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VA. Số electron lớp ngoài cùng của X là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 21: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của X là: A. 1s22s22p63s23p64s2. B. 1s22s22p63s23p63d34s2. C. 1s22s22p63s23p63d104s24p1. D. 1s22s22p63s23p63d104s24p3. Câu 22: X ở chu kì 3, Y ở chu kì 2. Tổng số electron lớp ngoải cùng của X và Y là 12. Ở trạng thái cơ bản số electron p của X nhiều hơn của Y là 8. Vậy X và Y thuộc nhóm nào? A. X thuộc nhóm VA; Y thuộc nhóm IIIA. B. X thuộc nhóm VIIA; Y thuộc nhóm VA. C. X thuộc nhóm VIA; Y thuộc nhóm IIIA. D. X thuộc nhóm IVA; Y thuộc nhóm VA Câu 23: Cho các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 15, 16, 17. Thứ tự giảm dần tính kim loại là A. X Z > T > X. C. Y T > Z > Y. Câu 24: Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt là 12, 14, 15, 17. Thứ tự tăng dần độ âm điện là A. A > B > C > D. B. A A > B > C. Câu 25: Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 15, 17, 19. Thứ tự giảm dần bán kính là A. A > B > C > D. B. A A > B > C. II. BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. Cho 5B, 6C , 8 O , 12 Mg , 15P , 20 Ca , 18Ar , 32 Ge , 35 Br, 30 Zn , 29 Cu , 24Cr. Viết cấu hình nguyên tử các nguyên tố. Xác định loại nguyên tố (s,p,d). Xác định vị trí trong BTH, Cho biết nguyến tố nào là kim loại , nguyên tố nào là phi kim, nguyên tố nào là khí hiếm? Câu 2: Một nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Hỏi: a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ mấy? c) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố trên. Câu 3: Silicon là một nguyên tố phổ biến và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Silicon siêu tinh khiết là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử. Ngoài ra, nguyên tố này còn được sử dụng để chế tạo pin mặt trời nhằm mục đích chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện để cung cấp cho các thiết bị trên tàu vũ trụ. Xác định vị trí của nguyên tố silicon (Z = 14) trong bảng tuần hoàn. Câu 4: Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố, xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn? a) Li (Z=3); Na (Z=11); K (Z=19)
  8. b) P (Z=15); S (Z=16); Cl (Z=17) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim? Vì sao? Chúng nhường hay nhận e trong các phản ứng hóa học? Cho biết nguyên tố nào có tính kim loại mạnh hơn (câu a), nguyên tố nào có tính phi kim mạnh hơn (câu b) Câu 5: Dựa vào qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy so sánh tính chất hóa học của Mg (Z = 12) với Be (Z = 4) và Ca (Z = 20). Câu 6: Hãy so sánh tính kim loại của Na (Z = 11) với K (Z = 19) và Mg (Z = 12). Câu 7: A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A, B bằng 32. Viết cấu hình electron của A, B và ion của chúng. Câu 8: Cho 2 nguyên tố X và Y cùng nằm trong một nhóm A của hai chu kì liên tiếp. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 24. a) Xác định các nguyên tố X, Y và viết cấu hình electron của chúng. b) Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng tính phi kim. Câu 9: Hai nguyên tố X, Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. a) Xác định số hiệu nguyên tử của X, Y. b) Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn. Câu 10: Cho hai nguyên tố X và Y (MX < MY) thuộc 2 nhóm A liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 39. Xác định tên X, Y. Câu 11: X và Y thuộc cùng chu kì ở hai nhóm A liên tiếp nhau trong bảng HTTH, tổng số e của X và Y là 51. Xác định X,Y Câu 12: Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 22. 1. Xác định A và B 2. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B Câu 13: Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 52. 1. Xác định A và B 2. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B Câu 14: Hai nguyên tố A và B thuộc có tổng số điện tích hạt nhân là 58. Biết Avà B thuộc cùng một phân nhóm và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. 1. Xác định A và B 2. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B Câu 15*: Hai nguyên tố A và B thuộc hai nhóm A liên tiếp và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton của A và B bằng 25. Xác định A, B. Câu 16: Hai nguyên tố X1, X2 thuộc hai chu kì liên tiếp và hai nhóm liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton trong hai nguyên tử là 21. Xác định vị trí của 2 nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Câu 17: Phân tử MX2 có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 26. Biết M, X cùng thuộc một chu kì và ở hai nhóm liên tiếp. Xác định công thức MX2. Câu 18*: Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong BTH. B thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất A và B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân của A và B là 23. Xác định A, B. Viết cấu hình e và xác định tính chất hóa học cơ bản của chúng. Câu 17*: Ba nguyên tử X, Y, Z có tổng số điện tích hạt nhân là 16. Y và Z kế tiếp thuộc hai ô kế tiếp trong - cùng chu kì. Tổng số e trong ion [XY3] là 32. Xác định X, Y, Z. Câu 18: Phân tử X2Y có tổng số hạt proton là 23, biết X và Y ở hai ô liên tiếp trong 1 chu kì. Xác định X và Y, viết cấu hình e của X và Y, công thức hợp chất. Câu 19*: Hợp chất Z được tạo nên từ cation X+ và anion Y-, mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim tạo nên. Biết tổng số proton trong X+ là 11 và trong Y- là 47. Hai nguyên tố trong Y3- thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn và có số thứ tự cách nhau 7 đơn vị. Xác định CTPT của Z.