Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023

docx 10 trang Hàn Vy 02/03/2023 6212
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - HKI NĂM HỌC 2022-2023 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC: I. PHẦN VĂN BẢN: VĂN BẢN TRUYỆN THƠ HIỆN ĐẠI: T Văn bản Tác Năm Thể loại Nội dung Ý nghĩa T giả PTBĐ Thơ Tình đồng chí của Ngợi ca tình cảm Đồng chí Chính tự do những người lính dựa đồng chí cao đẹp (Đầu Hữu 1948 trên cơ sở cùng cảnh giữa những người 1 súng Biểu cảm ngộ và lí tưởng chiến chiến sĩ trong thời trăng kết hợp đấu, được thể hiện tự kì đầu của cuộc treo) miêu tả, nhiên, bình dị mà sâu kháng chiến chống tự sự. sắc trong mọi hoàn Pháp gian khổ. cảnh; nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng Đoàn Thơ Những bức tranh đẹp, Thể hiện niềm cảm thuyền bảy chữ rộng lớn, tráng lệ về hứng lãng mạn ngợi 2 đánh cá Huy 1958 thiên nhiên, vũ trụ, con ca biển cả lớn lao, (Trời mỗi Cận Biểu cảm người lao động trên giàu đẹp; ngợi ca ngày lại kết hợp biển theo hành trình nhiệt tình lao động sáng) miêu tả chuyến ra khơi đánh cá vì sự giàu đẹp của của đoàn thuyền. đất nước của những người lao động mới. Bếp lửa Thơ Hình ảnh bếp lửa khơi Giúp ta hiểu thêm (Hương Bằng bảy chữ nguồn cho dòng cảm về những người bà, 3 cây - Bếp Việt 1963 và tám xúc về bà: hình ảnh người mẹ, về nhân lửa) chữ người bà và những kỉ dân nghĩa tình. niệm xúc động tình bà Biểu cảm cháu, lòng kính yêu, kết hợp trân trọng và biết ơn miêu tả, của cháu đối với bà, gia tự sự, đình, quê hương, nghị luận đất nước. Bài thơ Thơ Qua hình ảnh độc đáo - Ca ngợi người về tiểu Phạm 1969 Tự do những chiếc xe không chiến sĩ lái xe đội xe Tiến Biểu cảm kính phản ánh hiện thực Trường Sơn hiên 4 không Duật kết hợp khốc liệt của thời kì ngang, dũng cảm, kính miêu tả, chiến tranh và sức tràn đầy niềm tin (Vầng tự sự. mạnh tinh thần của chiến thắng trong
  2. trăng- những người chiến sĩ thời kì kháng chiến Quầng và của một dân tộc chống Mĩ lửa) kiên cường, bất khuất. Truyện Tâm trạng của ông Hai Tình yêu làng, yêu Làng Kim 1948 ngắn khi nghe tin làng Chợ nước, tinh thần 5 (trích) Lân Tự sự kết Dầu theo giặc thực chất kháng chiến của hợp miêu là tâm trạng và suy người nông dân tả, biểu nghĩ về danh dự, lòng Việt Nam trong cảm tự trọng của người dân kháng chiến chống làng Dầu, người dân Pháp Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Truyện Tình cảm cha con Giúp ta hiểu những Chiếc Nguyễ 1966 ngắn thiêng liêng, sâu nặng mất mát to lớn của 6 lược ngà n Tự sự kết và cao đẹp trong hoàn chiến tranh mà nhân (trích) Quang hợp miêu cảnh éo le của chiến dân ta đã trải qua Sáng tả, biểu tranh. trong kháng cảm chiến chống Mĩ. Truyện Bức tranh nên thơ về Lòng yêu mến cảm Lặng lẽ Nguyễ 1970 ngắn cảnh đẹp Sa Pa; chân phục những con 7 Sa Pa n dung những người lao người có lẽ sống (Giữa Thành Tự sự kết động bình thường cao đẹp đang lặng lẽ trong Long hợp miêu nhưng mang phẩm chất quên mình cống xanh) tả, biểu cao đẹp; lòng yêu mến, hiến cho tổ quốc. cảm cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, cho tổ quốc. II. PHẦN TIẾNG VIỆT: 1. Các phương châm hội thoại: Phương châm về lượng, Phương châm về chất, Phương châm quan hệ, Phương châm cách thức, Phương châm lịch sự. 2. Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp a. Khái niệm: - Dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. + Nếu đổi vị trí của bộ phận được dẫn thì dấu hai chấm sẽ được thay bằng dấu gạch ngang. - Dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặn nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép. + Giữa bộ phận được dẫn và các bộ phận khác có thể được ngăn cách bằng từ rằng hoặc là. b. Chuyển cách dẫn trực tiếp sang cách dẫn gián tiếp: - Thay đổi từ ngữ xưng hô cho phù hợp.
  3. - Lược bỏ các từ chỉ tình thái. - Điều chỉnh, thêm bớt hợp lý đảm bảo nội dung chính. - Bỏ dấu ngoặc kép (dấu gạch ngang), dấu hai chấm, thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn. III. TẬP LÀM VĂN: PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ 1. Biết vận dụng các hình thức: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; người kể chuyện (ngôi kể) trong văn bản tự sự. 2. Biết cách làm bài văn tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại 3. Dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận và các hình thức đối thoại, độc thoại: a. MB: Giới thiệu sự việc, nhân vật được kể. b. TB: Kể diễn biến sự việc (Khi kể cần kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, ) c. KB: Kể kết thúc của sự việc và nêu ý nghĩa của câu chuyện. B. BÀI TẬP VẬN DỤNG: BÀI 1. Giải thích và cho biết thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? - Nói rồng nói rắn - Mồm loa mép giải - Nói trên trời dưới đất - Nói như đấm vào tai - Ăn đơm nói đặt - Cãi chày cãi cối - Đánh trống lảng - Nói có sách mách có chứng BÀI TẬP 2. Phân tích hiệu quả diễn đạt các biện pháp tu từ trong các đoạn thơ sau: Không có kính rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước. Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước, Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Phạm Tiến Duật) Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. (Huy Cận) Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. (Bằng Việt) Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Chính Hữu) BÀI TẬP 3: 3.1. Chế Lan Viên từng gửi gắm tình yêu quê hương qua những dòng thơ dung dị mà sâu sắc: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.” Vào vai người cháu trong bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), hãy kể lại kỉ niệm về những năm tháng ấu thơ sống bên bà. 3.2. Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô, Nhà báo I- li- a –Ê- ren –bua (Nga) đã từng viết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
  4. Quốc”. Hãy vào vai ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân kể về tình yêu làng, yêu nước của ông. 3.3. Chọn vai kể thích hợp, kể lại câu chuyện sau. Khi kể cần kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm các hình thức đối thoại, độc thoại. “Một anh con trai đưa cha mình đến một nhà hàng ăn bữa tối. Người cha đã già và yếu lắm rồi, trong khi ăn, ông liên tục làm vãi thức ăn ra ngoài, dây trên quần áo của mình. Những người ăn tối khác nhìn ông với ánh nhìn đầy chán ghét trong khi người con lại bình thản. Sau khi người cha đã dùng xong bữa, anh con trai không hề tỏ ra xấu hổ hay ngượng ngùng, anh lặng lẽ đưa cha mình vào phòng vệ sinh, phủi những vụn thức ăn, tẩy những vết bẩn bám trên áo cha, chải đầu cho ông, và chỉnh lại kính mắt của ông cho khỏi rớt. Khi họ bước ra ngoài, cả nhà hàng nhìn theo họ trong yên lặng hoàn toàn, không thể hiểu làm cách nào mà một người xa lạ lại có thể khiến họ mất mặt một cách công khai như vậy. Anh con trai thanh toán hóa đơn, chuẩn bị bước ra ngoài với cha mình. Cùng lúc đó, một người đàn ông trung tuổi trong số những người đến ăn tối và cũng là người chứng kiến những hành động đó gọi với theo người con và hỏi anh ta: "Anh có nghĩ là mình đã để quên gì không?" Người con trai trả lời: "Thưa ngài, tôi nghĩ là không hề." Người đàn ông mỉm cười, đáp lại: "Không, anh có! Anh đã để lại một bài học lớn cho những ai làm con và niềm hy vọng cho những ông bố." Cả nhà hàng lúc đó lặng đi sau lời đáp.” (Nguồn: Sưu tầm) C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: I. Đọc – hiểu (trắc nghiệm): 5,0 điểm 1.Phần văn bản: 1.1 Nội dung: - Thơ hiện đại Việt Nam: Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa. - Truyện hiện đại Việt Nam: Làng; Lặng lẽ Sa Pa; Chiếc lược ngà. 1.2 Yêu cầu: - Nhận biết được tác giả, tác phẩm; Phương thức biểu đạt; Thể thơ - Hiểu được nội dung, ý nghĩa văn bản; - Hiểu được ý nghĩa một số hình ảnh thơ, chi tiết đặc sắc trong văn bản; - Nhận biết các văn bản cùng giai đoạn sáng tác, cùng đề tài, chủ đề. - Hiểu được nét tương đồng giữa các văn bản. 2. Tiếng Việt: 2.1 Nội dung: - Các phương châm hội thoại (bài 1&2). - Cách dẫn dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. - Biện pháp tu từ từ vựng: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, 2.2 Yêu cầu: - Nhận biết và hiểu được nội dung phương châm hội thoại trong văn cảnh. - Nhận biết và hiểu được hiệu quả diễn đạt cụ thể được các biện pháp tu từ từ vựng trong văn cảnh cụ thể. - Phân biệt được lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong văn cảnh. II. Làm văn tự sự: 5,0 điểm Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm và các hình thức đối thoại, độc thoại.
  5. D. ĐỀ THAM KHẢO: ĐỀ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Học sinh đọc kĩ các câu sau và chọn câu trả lời đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng (0.5 điểm) Câu 1: Ông được đồng nghiệp và bạn đọc nhiều thế hệ ca tụng là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", "cây săng lẻ của rừng già", "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ". Ông là a. Huy Cận b. Phạm Tiến Duật c. Chính Hữu d. Bằng Việt Câu 2: Ý nghĩa của hình ảnh hoán dụ trong đoạn thơ sau: “Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim ” là a. Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ nguy hiểm; b. Tâm hồn sôi nổi, trẻ trung; lòng yêu nước cháy bỏng c. Lòng yêu nước nồng nàn và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. d. Ý chí quyết tâm và khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Câu 3: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ra đời từ sự kết hợp các nguồn cảm hứng nào? a. Cảm hứng về lao động và chiến tranh. b. Cảm hứng về con người lao động và thiên nhiên. c. Cảm hứng về thiên nhiên và chiến tranh. d. Cảm hứng về con người lao động và biển Câu 4: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được viết theo phương thức biểu đạt: a. Biểu cảm, tự sự b. Biểu cảm, nghị luận c. Tự sự và miêu tả d. Biểu cảm và miêu tả Câu 5. Tình huống chính ở văn bản “Làng”, là: a. Ông Hai nhận tin quân cách mạng thu được nhiều thắng lợi vẻ vang. b. Ông Hai nhận được tin làng Chợ Dầu theo Tây. c. Ông Hai nhận được tin cải chính: làng Chợ Dầu không theo Tây. d. Ông Hai nhận được tin bị đuổi khỏi nơi tản cư. Câu 6. Đề tài của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", là: a. Những con người ở Sa Pa đã âm thầm, lặng lẽ làm việc. b. Viết về người lao động mới trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. c. Viết về thế hệ trẻ đã dốc sức làm việc vì lợi ích chung của đất nước. d. Viết về những người trẻ có lý tưởng sống cao đẹp: sống cống hiến cho đời. Câu 7. Ý nghĩa của chi tiết sau (trong “Chiếc lược ngà”): “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”, là: a. Diễn tả nỗi day dứt, ân hận của ông Sáu khi nhớ lại chuyện đã đánh con; b. Giúp anh thỏa nỗi nhớ con và vơi bớt niềm ân hận vì đã đánh con. c. Thể hiện tình cha con sâu sắc. d. Ông Sáu hoàn thành lời hứa với con. Câu 8. Những thành ngữ nào sau đây liên quan đến phương châm về chất? a.Lúng búng như ngậm hột thị, nói có sách mách có chứng. b. Nói như dao rựa chém đá, đánh trống lảng.
  6. c. Nói ba hoa thiên tướng, ăn đơm nói đặt. d. Lúng búng như ngậm hột thị, nói rồng nói rắn. Câu 9. Ý nghĩ nhân vật ông Hai trong văn bản "Làng" được dẫn theo cách nào? Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con của làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi, rẻ rúng đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu a. Dẫn trực tiếp b. Dẫn gián tiếp c. Vừa dẫn trực tiếp vừa dẫn gián tiếp d. Cả a,b đều sai Câu 10. Thành ngữ nào sau đây có sử dụng phép nói quá? a. Nói con kiến trong lỗ phải bò ra b. Nói khoác nói lác c. Nói ngon nói ngọt d. Nói nặng nói nhẹ II. Tự luận: (5,0 điểm) Chọn vai kể thích hợp, kể lại câu chuyện sau. Khi kể cần kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm các hình thức đối thoại, độc thoại. “Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Bác rất quý anh vì từ bé tới lớn anh đều là một con người xuất chúng. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang, làm bố rất tự hào. Một ngày nọ, không may cậu bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ. Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch. Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói: - Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa! Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe. Một tuần sau anh được đưa trở nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm. - Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai? - Ưm ý cha là? – Anh ấp úng nói. - Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con. Ông tiếp: - Con à, cuộc đời chúng ta có lúc sẽ như chiếc bát vỡ. Nhưng chỉ cần ta cho thêm khát vọng sống rồi nung trong ý chí, xong đúc trong tình yêu thì mọi chuyện sẽ lại ổn con à. Thì dù có đập, có ném thế nào ta cũng sẽ không bao giờ vỡ nữa đâu con. - Vâng, thưa cha, con đã hiểu. Nói rồi anh vươn người ôm lấy cha mình. Cả hai cha con cùng khóc vì xúc động.” (nguồn sưu tầm) ĐỀ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Học sinh đọc kĩ các câu sau và chọn câu trả lời đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng (0.5 điểm)
  7. Câu 1. Nhà văn quê ở Quảng Nam; trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ; ông chuyên viết truyện ngắn; truyện của ông pha chất ký, nhẹ nhàng, giàu chất thơ. Nhà văn đó là: a. Kim Lân. b. Nguyễn Thành Long. c. Nguyễn Quang Sáng. d. Nguyễn Minh Châu. Câu 2. Truyện được sáng tác vào năm 1966, viết về đời sống tình cảm của người dân Nam Bộ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đó là hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: a. Làng. b. Chiếc lược ngà. c. Lặng lẽ Sa Pa d. Những ngôi sao xa xôi. Câu 3. Điểm chung của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học ở chương trình Ngữ văn 9, HK1 là: a. Truyện ngắn hiện đại Việt Nam, khắc họa hình ảnh con người Việt Nam trong giai đoạn xây dựng đất nước. b. Đều là văn tự sự, viết về những tình cảm đẹp của con người Việt Nam. c. Truyện ngắn viết về hình ảnh con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. d. Truyện ngắn hiện đại Việt Nam, phản ánh đời sống của người nông dân Việt Nam trong giai đoạn xây dựng đất nước. Câu 4. Đặc điểm sau đây phù hợp với nhân vật nào đã học: ương ngạnh, bướng bỉnh; yêu ghét rạch ròi, dứt khoát; dạt dào tình yêu thương cha. a. Ông Hai b. Anh thanh niên c. Ông Sáu d. Bé Thu Câu 5. Phương thức biểu đạt của truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là: a. Tự sự kết hợp thuyết minh, miêu tả, nghị luận. b. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận. c. Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả, nghị luận. d. Biểu cảm kết hợp nghị luận, thuyết minh. Câu 6: Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong bài "Đồng chí" là: a. Là ý chí chiến đấu và khát vọng hòa bình; Là thực và mộng; b. Là hiện thực chiến trường khốc liệt và tâm hồn lãng mạn; Là chiến sĩ và thi sĩ; Là ý chí chiến đấu và khát vọng hòa bình c. Là đất và trời; Là chất chiến sĩ và thi sĩ hòa quyện với nhau; Là hiện thực khốc liệt và tâm hồn lãng mạn d. Là đất và trời; Là chất chiến sĩ và thi sĩ hòa quyện với nhau; Câu 7: Hai dòng thơ: “Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn / Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” có sử dụng phép tu từ: a. Nhân hóa, so sánh. b. Ẩn dụ, so sánh. c. Điệp ngữ, hoán dụ. d. Điệp ngữ, ẩn dụ. Câu 8: Tác dụng của nghệ thuật điệp ngữ trong đoạn thơ sau: "Ung dung buồng lái ta ngồi/
  8. Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng." [Phạm Tiến Duật] a. Nổi bật tinh thần lạc quan của người chiến sĩ lái xe. b. Nổi bật tư thế hiên ngang của người chiến sĩ lái xe. c. Nổi bật thái độ xem thường gian khổ, nguy hiểm của người chiến sĩ. d. Nổi bật lòng dũng cảm của người chiến sĩ lái xe. Câu 9. Phần trích sau có mấy lời dẫn trực tiếp? "- Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng người họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?" [trích “Lặng lẽ Sa Pa”] a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn Câu 10. Những thành ngữ nào sau đây liên quan đến phương châm về cách thức? a. Lúng búng như ngậm hột thị, nói có sách mách có chứng. b. Nói như dao rựa chém đá, đánh trống lảng. c. Nói ba hoa thiên tướng, ăn đơm nói đặt. d. Lúng búng như ngậm hột thị, nói rồng nói rắn. II. Tự luận: (5,0 điểm) Chọn vai kể thích hợp, kể lại câu chuyện sau. Khi kể cần kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm các hình thức đối thoại, độc thoại. “Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng: - Thầy có nhớ em không ạ? Thầy giáo nói: - Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào. Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là thầy nhớ chuyện đó mà. Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, vì vậy em đã ăn trộm nó. Bạn ấy khóc và méc với thầy có người lấy cắp đồng hồ của bạn. Thầy bảo cả lớp đứng cho thầy soát túi. Em nhận ra rằng hành động của mình trước sau sẽ bị phơi bày ra trước mặt tất cả các bạn. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi. Thầy đã bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát từng chiếc túi, và khi lấy chiếc đồng hồ từ túi của em, thầy tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Giây phút đó em thật sự lo sợ là thầy sẽ bêu tên em ra trước các bạn. Thầy giơ cái đồng hồ cho cả lớp thấy và đưa trả lại cho bạn ấy. Thầy đã không nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời nào và cũng không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai. Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói với em về chuyện ăn cắp đồng hồ. Em nghĩ Thầy đã cứu vớt cho danh dự của em ngày đó. Thầy không nhớ em sao? Sao thầy lại không nhớ em được, thưa thầy? Em chắc là thầy phải nhớ câu chuyện em đã ăn cắp cái đồng hồ và thầy không muốn làm em xấu hổ. Đó là một câu chuyện không thể nào quên. Người thầy đáp: - Thầy không thể nào nhớ được ai đã lấy cắp cái đồng hồ ngày đó, bởi vì khi thầy soát túi các em, thầy cũng nhắm mắt! Thầy nghĩ rằng việc lấy chiếc đồng hồ đó là một hành động nhất thời bồng bột của các
  9. em, thầy không muốn hành vi đó lưu lại trong trí nhớ của các em như một vết nhơ mà muốn đó như là một bài học để rút kinh nghiệm. Cho nên tốt nhất thầy không nên biết người đó là ai, và cũng không nên nhắc lại việc đó vì thầy tin rằng em nào đã lấy sẽ tự biết sửa đổi để trở thành người tốt hơn. Giáo dục là làm cho con người biết hướng thiện, giáo dục không phải là sự trừng phạt! Câu chuyện đúc kết lại bằng một bài học nhân văn: "Một người dẫn dắt phải biết VUN XỚI, chứ không phải là TRIỆT HẠ! " (Nguồn sưu tầm) Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9, HKI -Năm học: 2020-2021 Thời gian: (90 phút) Câu 1: (3,0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Tôi tên là Nick Vujicic. Khi bắt tay vào viết quyển sách này, tôi hai mươi bảy tuổi. Khác biệt với hầu hết mọi người, tôi không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt lòng. Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng đã có lúc nhấn chìm tôi nhưng rồi khát vọng sống mãnh liệt đã giúp tôi chiến thắng số phận ( ) Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ? Bạn sẽ gặp khó khăn, bạn có thể khuỵu ngã và cảm thấy như thể mình không còn sức mạnh để đứng dậy được nữa. Tôi biết cảm giác đó. Tất cả chúng ta đều biết cảm giác đó. Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được. Điều thực sự quan trọng chính là những thông điệp sống bạn chia sẻ với tất cả mọi người trong hành trình cao đẹp và cái cách bạn kết thúc hành trình ấy. (Trích “Cuộc sống không giới hạn” của Nick Vujicic) 1.1 Nick Vujicic đã nói đến hoàn cảnh nghiệt ngã mà anh gặp phải là gì? Điều gì đã giúp anh vượt qua hoàn cảnh ấy? Hãy kể tên một văn bản truyện hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9, học kì 1 cũng thể hiện ý “Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàngnhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được.” 1.2 Qua văn bản trên, “những thông điệp sống bạn chia sẻ với tất cả mọi người” là gì? 1.3 Những từ in đậm của văn bản được phát triển từ vựng theo cách nào? Câu 2: (2,0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả diễn đạt cả biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau: Không có kính rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước. Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước, Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính) Câu 3 (5.0 điểm) Đàn cò bay lả bay la Cánh đồng mùa gặt chim tha thóc thừa Thương ngoại dầu dãi nắng
  10. mưa Một đời con cháu vẫn chưa yên lòng Lưng còng mắt kém vịn song Tươi cười móm mém vẫn không trách hờn (Hoàng Thanh Tâm, Nhớ ngoại) Kí ức về người bà luôn là những kí ức đẹp trong tâm trí mỗi người, em hãy vào vai người cháu trong Bếp lửa của Bằng Việt để kể lại những kỉ niệm về những tháng năm tuổi thơ cháu được sống trong vòng tay yêu thương của bà. (Khi kể cần kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận và các hình thức đối thoại, độc thoại) HẾT