Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Địa lý 9 - Năm học 2021-2022

doc 5 trang Hoài Anh 27/05/2022 4341
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Địa lý 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_9_nam_hoc_2021_202.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Địa lý 9 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II ( Môn: Địa lý 9. Năm học: 2021-2022) A. Phần kiến thức trọng tâm: I. Vùng Đông Nam Bộ: 1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ: gồm TpHCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu. Nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu rộng rãi với các vùng xung quanh và quốc tế. 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Địa hình cao trung bình, độ cao giảm dần từ tây bắc đến đông nam nên dễ canh tác cơ giới. Thuận lợi là có nhiều nguồn lợi tự nhiên để phát triển kinh tế như nguồn đất badan dồi dào, khí hậu cận xích đạo ổn định, nguồn lợi hải sản phong phú, nhiều mỏ dầu khí ở vùng thềm lục địa phía đông và đông nam, biển ấm nhiều ngư trường rộng. Khó khăn đáng kể là khoáng sản trên đất liền ít, nguy cơ ô nhiễm môi trường. 3. Dân cư và xã hội: dân số đông, mật độ dân số cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước, có TpHCM là nơi đông dân nhất cả nước, hiện nay là gần 9 triệu dân. Thuận lợi là nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động, thị trường tiêu thụ rộng, nhiều di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch. 4. Kinh tế: Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP, cơ cấu sản xuất cân đối và đa dạng có nhiều ngành quan trọng như công nghiệp khai thác chế biến dầu khí, cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng; một số ngành hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghiệp sử dụng công nghệ cao. Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là TpHCM, Biên Hòa, Vũng Tàu; TpHCM chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng, Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí. Khó khăn lớn ở nơi này là cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều; cây công nghiệp hàng năm như lạc, đậu tương, mía, thuốc lá và cây ăn quả cũng được chú ý phát triển. Chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng chăn nuôi công nghiệp. Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và khai thác hải sản trên các ngư trường đem lại nhiều nguồn lợi lớn. Vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hóa cao. Sản xuất lâm nghiệp yêu cầu là đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, bảo vệ sự đa dạng của cáccánh rừng ngập mặn. Kinh tế dịch vụ có các điều kiện thuận lợi để phát triển như: vùng đông dân nên sức mua, khả năng tiêu dùng hàng hóa cao, lao động có trình độ và tay nghề cao, nơi mà nhiều ngành công nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế phát triển. Đông Nam Bộ có mạng lưới giao thông phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng khá hoàn chỉnh. Đặc điểm kinh tế dịch vụ là chiếm tỉ trọng cao, đạt 34,5% vào năm 2002, cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng, quan trọng nhất là thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông.TpHCM là đầu mối giao thông vận tải hàng đầu cả nước với nhiều tuyến đường đi đến khắp miền trong và ngoài nước. Đông Nam Bộ thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoải, dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất nhập khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng là dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, đồ gỗ, trong đó dầu thô là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao nhất. II. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ: gồm 13 đơn vị hành chính, nằm vị trí liền kề phía tây của Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía tây nam là vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông, có vùng biển rộng cả ở phía đông nam, tây nam và phía nam. Nhờ vậy mà miền đồng bằng châu
  2. thổ này có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công. 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng làm cho Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta là: diện tích miền đồng bằng châu thổ này rất rộng, rộng gần 4 triệu hecta trong đó đấtphù sa ngọt để thâm canh lúa chiếm 1,2 triệu hecta. Địa hình thấp và bằng phẳng thuận lợi cho canh tác cơ giới quy mô lớn.Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm và ít có thiên tai nên thiệt hại tổn thất do bão lụt không đáng kể. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi đa dạng về sinh vật trên cạn và dưới nước, canh tác được nhiều giống lúa khác nhau, nhiều giống lúa đạt yêu cầu cao về chất lượng, sản lượng. Nguồn nước tự nhiên dồi dào, kết hợp với hệ thống kênh rạch dày đặc đáp ứng tốt yêu cầu thủy lợi trong thâm canh lúa. 3. Dân cư và xã hội: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân, là nơi sinh sống phần lớn của người Kinh, người Chăm, người Khơ-me và người Hoa, là vùng nông nghiệp trù phú, người dân giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa. 4. Kinh tế: Vựa lớn lớn của vùng tập trung tại Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang; bình quân lương thực đầu người rất cao. Miền đồng bằng châu thổ này phát triển mạnh nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, trồng cây ăn quả và chăn nuôi vịt đàn, bảo vệ và trồng rừng ngập mặn là một đề án kinh tế quan trọng của vùng. Tỉ trọng sản xuất công nghiệp của vùng còn thấp chỉ chiếm khoảng 20%, quan trọng nhất là chế biến lương thực thực phẩm. Các hoạt động dịch vụ sôi động ở nơi này là giao thông vận tải đường thủy, xuất nhập khẩu nông sản, thủy sản và du lịch sinh thái miệt vườn. Thế mạnh của miền đồng bằng châu thổ phía nam nước ta là ngành thủy sản, nhờ: Bờ biển dài có nhiều cửa sông, bãi triều,cáccánh rừng ngập măn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản cả ở vùng nước lợ và vùng nước mặn. Trên đất liền, diện tích mặt nước phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản rất rộng lớn nhờ hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm và khá ổn định, thời tiết ít biến động nên thuận tiện cho việc khoanh nuôi, chăm sóc thủy sản. Đồng bằng sông Cửu Long có vùng biển rộng ở cả phía nam, tây nam và đông nam, có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang nguồn thức ăn khá dồi dào từ các hoạt động sản xuất trồngtrọt và chăn nuôi.Ngư dân ở đây năng động, giàu kinh nghiệm trong nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản. Bờ biển dài có nhiều cửa sông, bãi triều,cáccánh rừng ngập măn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản cả ở vùng nước lợ và vùng nước mặn. Trên đất liền, diện tích mặt nước phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản rất rộng lớn nhờ hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm và khá ổn định, thời tiết ít biến động nên thuận tiện cho việc khoanh nuôi, chăm sóc thủy sản. Đồng bằng sông Cửu Long có vùng biển rộng ở cả phía nam, tây nam và đông nam, có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang nguồn thức ăn khá dồi dào từ các hoạt động sản xuất trồngtrọt và chăn nuôi.Ngư dân ở đây năng động, giàu kinh nghiệm trong nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản.
  3. B. Phần bài tập: 1. Sử dụng bảng số liệu về tỉ trọng sản lượng thủy sản năm 2002 sau đây: Vùng Đồng bằng Đồng bằng Cả nước Loại sông Cửu Long sông Hồng Cá biển khai thác 41,5% 4,6% 100% Cá nuôi 58,4% 22,8% 100% Tôm nuôi 76,7% 3,9% 100% a. Vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện. b. ĐBSCL có thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản? ( điều kiện tự nhiên, lao động, thị trường, cơ sở chế biến ) 2. Bảng cơ cấu kinh tế ngành của Đông Nam Bộ và của Cả nước vào năm 2002 như sau: Ngành Nông, lâm, Công nghiệp Dịch vụ Vùng ngư nghiệp và xây dựng Đông Nam Bộ 6,2% 59,3% 34,5% Cả nước 23,0% 38,5% 38,5% a. Vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện cơ cấu kinh tế theo ngành. b. Dựa vào số liệu, biểu đồ và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
  4. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II ( Môn: Địa lý 9. Năm học: 2021-2022) C. Phần trắc nghiệm tham khảo: Câu 1: Đặc điểm không đúng với vùng Đông Nam Bộ là: A. dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao. B. thị trường tiêu thụ hạn chế. C. lực lượng lao động dồi dào, tay nghề cao. D. có sức thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư. Câu 2: Dịch vụ chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là: A. xuất khẩu nông sản, giao thông, du lịch. B. bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch. C. sửa chữa máy nông nghiệp, du lịch. D. xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch. Câu 3: Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất là: A. nông, lâm, ngư nghiệp. B. dịch vụ C. công nghiệp và xây dựng. D. khai thác, chế biến gỗ. Câu 4: Hồ Dầu Tiếng thuộc tỉnh nào? A. Bình Phước. B. Bình Dương. C. Tây Ninh. D. Đồng Nai. Câu 5: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là: A. dệt may, gốmsứ. B. phân bón, hóa chất. C. chế biến thực phẩm, cơ khí. D. dầu khí, điện tử, công nghiệp công nghệ cao. Câu 6: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác nguồn lợi thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là: A. khí hậu nắng nóng quanh năm. B. diện tích đất mặn, đất phèn lớn. C. mạng lưới sông ngòi dày đặc. D. khoáng sản không nhiều. Câu 7: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là: A. cây chè. B. cây cà phê. C. cây cao su. D. cây hồ tiêu. Câu 8: Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh: A. Kiên Giang. B. Bà Rịa – Vũng Tàu. C. Cà Mau. D. Hậu Giang. Câu 9: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở vùng Đông Nam Bộ là: A. thủy lợi. B. phân bón. C. bảo vệ rừng đầu nguồn. D. phòng chống sâu bệnh. Câu 10: Trung tâm du lịch lớn nhất của Đông Nam Bộ và cả nước là: A. Vũng Tàu. B. Thành phố Hồ Chí Minh. C. Đà Lạt. D. Nha Trang.
  5. Câu 11: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là: A. đất phèn. B. đất mặn. C. đất phù sa ngọt. D. đất cát ven biển. Câu 12: Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài? A. Cơ sở hạ tầng hiện đại, lao động có trình độ kỹ thuật cao. B. Vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu dùng rộng lớn. C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nguyên liệu dồi dào. D. Địa thế hướng ra biển, tiếp giáp với nhiều vùng khác. Câu 13: Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là: A. xâm nhập mặn. B. cháy rừng. C. triều cường. D. thiếu nước ngọt. Câu 14: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay là: A. xây dựng hệ thống đê điều. B. chủ động chung sống với lũ. C. tăng cường công tác dự báo lũ. D. đầu tư cho các dự án thoát nước. Câu 15: Các dân tộc ít người sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Tày, Nùng, Thái. B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na. C. Khơ me, Chăm, Hoa. D. Mường, Dao, Mông. Câu 16: Đồng bằng sông Cửu Long là: A. vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước. B. vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. C. vùng trọng điểm chăn nuôi lớn nhất cả nước. D. vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước. Câu 17: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là: A. sản xuất vật liệu xây dựng. B. sản xuất hàng tiêu dùng. C. công nghiệp cơ khí. D. công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Câu 18: Hàng xuất khẩu chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long là: A. gạo, xi măng, vật liệu xây dựng. B. gạo, hàng may mặc, nông sản. C. gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả. D. gạo, hàng tiêu dùng, hàng thủ công. Câu 19: Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Thành phố Cần Thơ. B. Thành phố Cà Mau. C. Thành phố Mỹ Tho. D. Thành phố Cao Lãnh. Câu 20: Di tích lịch sử Bến Cảng Nhà Rồng ở: A. Bình Dương. B. Tây Ninh. C. Thành phố Hồ Chí Minh. D. Đồng Nai.