Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 7

doc 2 trang thaodu 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 7

  1. ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ II MÔN GDCD 7 NĂM HỌC ĐỀ: Câu 1: Câu tục ngữ: “việc hôm nay chớ để ngày mai”. a) Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì? b) Em hãy cho biết sống và làm việc có kế hoạch là gì? c) Em hãy nêu ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch? Câu 2: Hãy kể ra những việc làm, hành vi đã vi phạm quyền cơ bản của trẻ em. Câu 3: Câu thành ngữ: “Con dại cái mang” a) Câu thành ngữ trên muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em? b) Em hãy nêu quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam? Câu 4: Em hãy kể ra những việc làm của nhà nước, xã hội nhằm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Câu 5: Tình huống Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng cho anh em Tú đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi,Tú đã nhiều lần bỏ học đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm để lên lớp và phải học lại. a) Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em? b) Em hãy kể ra một số quyền mà trẻ em được hưởng Câu 6: Môi trường là gì? ĐÁP ÁN: Câu 1: a) Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên biết lập kế hoạch cho mọi công việc của mình một cách cụ thể, chu đáo. Ngoài ra, sau khi đã có kế hoạch thì điều quan trọng làphải quyết tâm thực hiện nó. Ở mỗi công việc, tuyệt đối không được dây dưa, hẹn rày, hẹn mai ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc khác . b) Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng. c) Ý nghĩa: - Chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức. - Đạt kết quả cao trong công việc. - Không cản trở, ảnh hưởng tới người khác. Câu 2:Các hành vi vi phạm quyền cơ bản của trẻ em
  2. -Trẻ sơ sinh bị cha mẹ bỏ rơi. - Trẻ em bị đau ốm nhưng không được cha mẹ đưa đi khám chữa bệnh. -Trẻ em hư nhưng không được cha mẹ dạy dỗ, uốn nắn. -Trong thời gian nghĩ hè, các em phải đi học, không được vui chơi, giải trí. -Chửi bới, mắng nhiếc trẻ em một cách thậm tệ. -Lôi kéo, dụ dỗ trẻ em sử dụng chất ma túy, chất gây nghiện Câu 3: a) Câu thành ngữ trên muốn nói đến trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em (1đ). b)* Quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm. * Quyền được chăm sóc: Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, bảo vệ sức khỏe, được chung sống với cha mẹ, được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình * Quyền được giáo dục: Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa thể thao Câu 4: Những việc làm của nhà nước, xã hội nhằm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Ban hành luật pháp quy định các quyền của trẻ em nhằm bảo vệ lợi ích và chăm sóc,giáo dục cho trẻ em. Tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành người cơng dân có ích cho đất nước Câu 5: a) Những quyền và bổn phận mà Tú đã không làm tròn là: - Quyền được chăm sóc và bổn phận của người con vì bạn đã không kính trọng, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ, đua đòi ham chơi. - Quyền được giáo dục và bổn phận của một người học sinh, vì bạn đã không chăm chỉ học tập, nhiều lần bỏ học và không đủ điểm để lên lớp. b) Một số quyền mà trẻ em được hưởng là: - Trẻ em được quyền bảo vệ sức khỏe. - Trẻ em được khai sinh và có quốc tịch. - Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ - Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi day để phát triển. -Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí Câu 6: Môi trường là: toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.