Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_1_cong_nghe_lop_7_nam_hoc_2022_2023.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2022-2023
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: CÔNG NGHỆ 7 NĂM HỌC: 2022 - 2023 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II: TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM 1. Vai trò: cung cấp thực phẩm cho con người và vật nuôi; nguyên liệu cho công nghiệp; xuất khẩu; tạo việc làm cho người lao động. 2. Triển vọng: Phát triển ứng dụng công nghệ cao; canh tác đạt chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm. 3. Đặc điểm nghề: - Đối tượng lao động: các loại cây trồng. - Nội dung lao động: trồng trọt, chăm sóc cây trồng. - Công cụ lao động: dụng cụ, thiết bị trồng trọt. - Điều kiện lao động: làm việc ngoài giờ, tiếp xúc thuốc bảo vệ thực vật. 4. Phương thức: độc canh, xen canh, luân canh, tăng vụ 5. Phát triển theo hướng trồng trọt công nghệ cao: - Ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến. - Sử dụng giống cây trồng cho năng suất, chất lượng cao. - Ứng dụng thiết bị và quy trình quản lí tự động hoá. 6. Theo quy trình: - Chuẩn bị đất trồng: xác định diện tích đất trồng; vệ sinh đất trồng; làm và cải tạo đất. - Chuẩn bị giống cây trồng: lựa chọn giống; xử lí giống; kiểm tra số lượng giống. - Gieo, trồng: xác định thời vụ, hình thức gieo trồng; kiểm tra hạt giống, đất trồng; tiến hành gieo trồng. - Chăm sóc: tỉa dặm cây, làm cỏ, vun xới, tưới nước, tiêu nước. - Thu hoạch: kiểm tra sản phẩm cây trồng; tiến hành thu hoạch. 7. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành theo quy trình: - Chuẩn bị giá thể. - Chuẩn bị cành giâm. - Giâm cành vào giá thể. - Chăm sóc cành giâm. CHƯƠNG III: TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RỪNG - Rừng ở Việt Nam có vai trò: cung cấp khí oxygen, hấp thụ khí carbon dioxide; chắn gió, che chở cho đất liền; hạn chết sạt lỡ, lũ lụt; phục vụ sản xuất và nghiên cứu khoa học. - Rừng ở Việt Nam có các loại phổ biến: rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. - Trồng theo quy trình: + Chuẩn bị: làm đất; chuẩn bị cây con. + Trồng cây con: trồng cây con có bầu đất và trồng cây con rễ trần. + Chăm sóc rừng: làm cỏ; xới đất và vun gốc; phát quang; tỉa và dặm cây; bón phân, làm rào bảo vệ. + Bảo vệ rừng: nâng cao nhận thức người dân; nghiêm cấm phá rừng, săn bắt, mua bán lâm sản; khai thác có kế hoạch, phòng chống cháy rừng.
- B. BÀI TẬP I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Sản phẩm của trồng trọt như gạo, ngô, khoai, rau, củ, quả thể hiện vai trò nào của trồng trọt? A. Cung cấp lương thực, thực phẩm. B. Cung cấp thực phẩm. C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. D. Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu. Câu 2: Hiện nay để tạo ra sản phẩm đạt chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, xu hướng canh tác nào ngày càng mở rộng? A. Tạo ra sản phẩm an toàn (tiêu chuẩn VietGap). B. Theo mô hình VAC. C. Theo mô hình RVAC. D. Chuyên canh cây trồng. Câu 3: Cây cà phê, cây chè, cây điều, thuộc nhóm cây A. lương thực. C. ăn quả. B. lấy củ. D. công nghiệp. Câu 4: Vì sao chúng ta cần chuẩn bị đất trước khi gieo trồng? A. Giúp đất trở nên tơi xốp, đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng; loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm bệnh, sâu hại cây trồng. B. Loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm bệnh, sâu hại cây trồng; tạo tầng đất dày, chống ngập úng, dễ chăm sóc cây. C. Giúp đất trở nên tơi xốp, đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng; tạo tầng đất dày, chống ngập úng, dễ chăm sóc cây. D. Giúp đất trở nên tơi xốp, đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng; loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm bệnh, sâu hại cây trồng; tạo tầng đất dày, chống ngập úng, dễ chăm sóc cây. Câu 5: Một số biểu hiện của cây trồng thiếu phân bón là A. Cây còi cọc, kém phát triển, năng suất thấp. C. Cây dễ bị côn trùng gây hại. B. Cây có nhiều lá, năng suất thấp. D. Cây ra trái nhiều, cành lá sum sê. Câu 6: Cần lưu ý những vấn đề gì khi bón phân cho cây trồng? A. Sử dụng phân bón hóa học càng nhiều càng tốt. B. Có thể bón phân vào bất cứ thời điểm nào. C. Cung cấp đúng loại phân, đúng thời điểm, đủ chất dinh dưỡng và cân đối phù hợp với cây trồng. D. Liên tục phun thuốc trừ sâu để kịp thời tiêu diệt sâu hại. Câu 7: Bộ phận nào của cây được sử dụng làm nguyên liệu nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành? A. Lá C. Quả B. Hoa D. Cành Câu 8: Rừng nào không thuộc vườn Quốc gia Việt Nam? A. Cúc Phương C. Cần Giờ B. Tràm Chim D. U Minh Thượng Câu 9: Rừng nào không thuộc vườn Quốc gia Việt Nam ở vùng Đông Nam Bộ A. Cát Tiên C. Côn Đảo B. Bù Gia Mập D. U Minh Thượng
- Câu 10: Rừng phi lao trồng ở vùng ven biển để chắn gió bão và hệ rễ giữ đất hạn chế sạt lở thì gọi tên là A. Rừng phòng hộ C. Rừng sản xuất B. Rừng đặc dụng D. Rừng đặc hữu Câu 11. Ý nào không đúng trong các ý dưới đây: A. Rừng cung cấp khí cacbon dioxide cho con người và động vật, thu nhận khí oxi giúp không khí trong lành và góp phần điều hoà khí hậu. B. Rừng là nguồn cung cấp nguyên liệu các vật dụng cần thiết cho con người để sản xuất C. Rừng ngăn chặn sạt lở, lũ lụt, các hiện tượng xói mòn. D. Rừng ven biển chắn gió, chống cát. Câu 12. Ngành sản xuất nào sau đây không sử dụng nguyên liệu từ rừng. A. Ngành sản xuất đồ gỗ xây dựng. B. Ngành sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ (mây, tre đan). C. Ngành chế tạo cơ khí D. Ngành sản xuất dược liệu Câu 13: Vì sao cần nén đất 2 lần khi trồng rừng bằng cây con? A. Để rễ phát triển thuận lợi hơn. B. Để cây hút được nhiều chất dinh dưỡng. C. Để rễ cây không bị ngập úng. D. Để đảm bảo gốc cây được giữ chặt, không bị đổ. Câu 14: Các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng là A. làm cỏ -> xới đất, vun gốc -> phát quang -> tỉa, dặm cây -> bón phân -> làm rào bảo vệ. B. làm cỏ -> xới đất, vun gốc -> phát quang -> tỉa, dặm cây C. xới đất, vun gốc -> phát quang -> bón phân -> làm rào bảo vệ. D. xới đất, vun gốc -> phát quang -> tỉa, dặm cây -> bón phân. II. TỰ LUẬN Câu 1. Hãy nêu các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam và cho ví dụ? Câu 2. Thế nào là tăng vụ? Số vụ gieo trồng trong năm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Câu 3: Nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất? Câu 4: Ngoài nhiệm vụ chung là bảo vệ môi trường và điều hoà khí hậu thì mỗi loại rừng còn có mục đích sử dụng riêng, đó là những mục đích nào? Những mục đích đó là: - Rừng sản xuất: được trồng chủ yếu để khai thác gỗ và các lâm sản khác. - Rừng đặc dụng: nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử-văn hoá, phục vụ du lịch. - Rừng phòng hộ: bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt. Câu 5: Rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, phục vụ đời sống và sản xuất. Vì vậy mục đích của việc phát triển và bảo vệ rừng là gì? Mục đích của việc phát triển và bảo vệ rừng là: - Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. - Đảm bảo chỗ ở cho động vật sinh sống. - Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao giúp ích cho đời sống và sản xuất của xã hội. - Đảm bảo việc điều hòa khí hậu, ngăn chặn được phần nào thiên tai như sạt lở đất, lũ lụt. Câu 6: Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ rừng và môi trường sinh thái? (HS cần nêu được 4 ý trở lên)