Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có đáp án)

docx 8 trang Hoài Anh 24/05/2022 9801
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẦN SINH HỌC Câu 1. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Vật lý học B. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học C. Hóa học và sinh học D. Lịch sử loài người Câu 2. Vật nào sau đây gọi là vật không sống? A. Vi khuẩn.B. Than củi.C. Con ongD. Cây cam. Câu 3. Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần A. Ttiếp tục làm thí nghiệm. B. Nhờ bạn xử lí sự có. C. Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành. D. Tự xử lí và không thông báo với giáo viên. Câu 4. Tế bào nào khác biệt hơn so với các tế bào còn lại về kích thước: A. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào thần kinh ở người C. Tế. bào biểu bì lá D. Tế bào trứng cá Câu 5. Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào. A. Chất tế bào.B. Màng tế bào.C. Vùng nhân.D. Nhân tế bào. Câu 6. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành? A. 8B. 6C. 4D. 2 Câu 7. Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào sau đây? A. Sinh sảnB. ChếtC. Sinh trưởngD. Thay thế Câu 8. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ thể? A. Tế bào thực hiện chức năng sinh sản và di truyền B. Tế bào thực hiện chức năng trao đổi chất C. Mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống D. Tế bào thực hiện chức năng sinh trưởng
  2. Câu 9. Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thực vật? A. Tế bào mạch dẫn B. Tế bào thần kinh C. Tế bào lông hút D. Tế bào biểu bì Câu 10. Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng mối quan hệ của năm cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào từ nhỏ đến lớn. A. Cơ thể -› Hệ cơ quan -› Mô -› Cơ quan -› Tế bào B. Cơ thể -› Hệ cơ quan -› Cơ quan -› Mô -› Tế bào C. Tế bào -› Mô -› Hệ cơ quan -› Cơ thể D. Tế bào -› Mô -› Cơ quan -› Hệ cơ quan -› Cơ thể Câu 11. Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là A. Mô B. Hệ cơ quanC. Tế bào D. Cơ quan Câu 12. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Nấm B. Thực vậtC. Khởi sinh D. Nguyên sinh Câu 13. Sự giống nhau của trùng biến hình và vi khuẩn là A. Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào nhân thực, còn vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ. B. Đều được cấu tạo từ hai tế bào. C. Đều được cấu tạo từ nhiều tế bào D. Đều được cấu tạo từ một tế bào. Câu 14. Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào sau đây? A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau. B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau. C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau. D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau. Câu 15. Gai của cây xương rồng thuộc cơ quan nào của cơ thể thực vật? A. Lá.B. Rễ.C. Hoa.D. Thân. Câu 16. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta? (1) Gọi đúng tên sinh vật (2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại (3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn (4) Xác định được mối quan hệ họ hàng của các sinh vật A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4)C. (2), (3), (4)D. (1), (3), (4) Câu 17. Hoạt động nào sau đây của con người không phải hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Tìm hiểu về biến chủng covid
  3. B. Sản xuất phân bón hóa học C. Tìm hiểu về biến đổi khí hậu D. Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi Câu 18. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống: A. Con gà, con chó, cây nhãn C. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá B. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn D. Chiếc bút, con vịt, con chó Câu 19. Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành? A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên B. Làm theo các thí nghiệm xem trên Internet C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hóa chất D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm Câu 20. Thành phần nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? A. Nhân B. Chất tế bào C. Màng tế bào D. Lục lạp Câu 21. Cấu tạo tế bào gồm mấy thành phần chính: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 22. Từ 1 tế bào ban đầu sau 3 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là: A. 32 B. 4 C. 8 D.16 Câu 23. Phát biểu nào dưới đây về quá trình lớn lên và phân chia của tế bào thực vật là đúng? A. Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì sẽ xảy ra quá trình phân chia. B. Sau mỗi lần phân chia, từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra 3 tế bào con giống hệt mình. C. Hình thành vách ngăn là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân chia. D. Phân chia tế bào tạo ra các tế bào con tách xa nhau Câu 24. Sinh vật lớn lên là nhờ đâu? A. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào Câu 25. Cơ thể nào sau đây là đơn bào? A. Con chó C. Con ốc sên B. Trùng biến hình D. Con cua Câu 26. Cơ quan nào dưới đây không phải của hệ chồi? A. Hoa B. Cành C. Rễ D. Lá Câu 27. Lá cây thuộc cấp độ tổ chức nào? A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Cơ thể Câu 28. Cho các bộ phận sau:
  4. (1) Tế bào cơ (2) Tim (3) Mô cơ (4) Con thỏ (5) Hệ tuần hoàn Sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể con thỏ theo thứ tự tăng dần là: A. (1); (2); (3); (4); (5) C. (4); (3); (1); (2); (5) B. (5); (4); (3); (2); (1) D. (1); (3); (2); (5); (4) Câu 29. Loài nào dưới đây không thuộc giới Thực vật? A. Tảo lục B. Dương xỉ C. Lúa nước D. Rêu tường Câu 30. Khi xây dựng khóa lưỡng phân, người ta cần làm gì đầu tiên? A. Xác định những đặc điểm giống nhau B. Xác định những đặc điểm đặc trưng đối lập C. Xác định tỉ lệ đực : cái D. Xác định mật độ cá thể của quần thể PHẦN VẬY LÝ Câu 1: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là: A. giây. B. ngày. C. tuần. D. giờ. Câu 2: Độ chia nhỏ nhất của thước là : A. Giá trị cuối cùng trên thước. B. Giá trị nhỏ nhất trên thước. C. Chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. D. Giá trị ở giữa ghi trên thước. Câu 3: Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để: A. đặt mắt đúng cách. B. lựa chọn đồng hồ đo phù hợp. C. hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách. D. đọc kết quả đo chính xác. Câu 4: Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo? A. Giá trị của lần đo cuối cùng. B. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được. C. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất. Câu 5: Dụng cụ nào để đo khối lượng? A. Thước. B. Đồng hồ. C. Cân. D. Lực kế. Câu 6: Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo? A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp. B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước. C. Thước đo nào cũng được. D. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần. Câu 7: Giới hạn đo của một thước là? A. Chiều dài lớn nhất ghi trên thước. B. Chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước.
  5. C. Chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. D. Chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. Câu 8: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để làm gì? A. đặt mắt đúng cách. B. đặt vật đo đúng cách. C. đọc kết quả đo chính xác. D. lựa chọn thước đo phù hợp. PHẦN HÓA HỌC Câu 1: Sự đông đặc là A. sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí. C. sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. B. sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng. D. sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Câu 2: Sự ngưng tụ là A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng hoặc bề mặt chất lỏng. C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí. D. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng. Câu 3: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng Câu 4: Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao. C. Nhôm, muối ăn, đường mía. B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn, Câu 5: Sự nóng chảy là: A. sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí. C. sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. B. sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng. D. sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Câu 6: Sự bay hơi là: A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng hoặc bề mặt chất lỏng. C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí. D. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng. Câu 7: Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide? A.Chất khí, không màu. B.Không mùi, không vị. C.Tan rất ít trong nước.
  6. D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide). Câu 8: Hãy chỉ ra đâu là tính chất vật lý của chất? A. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời. B. Bánh mì để lâu bị ôi thiu. C. Cơm nếp lên men thành rượu. D. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước. Câu 9: Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây? A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó. B. Ngửi mùi của 2 khí đó. C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy. D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là Oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide. Câu 10. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? A. Oxygen. C. Nitrogen. B. Hydrogen. D. Carbon dioxide Câu 11. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường? A. Không khí có mùi khó chịu, B. Da bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp. C Mưa acid, bầu trời bị sương mù cả ban ngày. D. Buổi sáng mai thường có sương đọng trên lá. Câu 12. Phương tiện giao thông nào sau đây không gây hại cho môi trường không khí? A. Máy bay. B. Ô tô C Tàu hoả D. Xe đạp. Câu 13: Oxygen có tính chất nào sau đây? A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy. B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. C. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. Câu 14: Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí là: A. trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh. B. thải các khí thải ra môi trường không qua xử lí.
  7. C. đốt rừng làm nương rẫy. D. phá rừng để làm trang trại. Câu 15: Thành phần theo thể tích của không khí gồm: A. 21% Nitrogen, 78% Oxygen, 1% các khí khác (carbon dioxide, hơi nước ). B. 21% các khí khác, 78% Nitrogengen, 1% Oxygen. C. 21% Oxygen, 78% Nitrogen, 1% các khí khác (carbon dioxide, hơi nước ). D. 21% Oxygen, 78% các khí khác, 1% Nitrogen. Câu 16: Sử dụng năng lượng nào gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất? A.Điện gió. C.Nhiệt điện. B.Điện mặt trời. D.Thủy điện. Câu 17. Nhiên liệu nào sau đây là nhiên liệu lỏng? A. Củi B. Xăng C Khí gas D. Than Câu 18: Tính chất nào sau đây là tính chất của cao su? A. Đàn hồi B. Cứng. C. Bị gỉ. D. Bị ăn mòn. Câu 19. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. D. Chẻ nhỏ củi. Câu 20: Mô hình 3R có nghĩa là gì? A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm. B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng. C. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường. D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp. Câu 21: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa gạo. B. Ngô. C. Mía. D. Lúa mì. Câu 22: Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas. B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất. C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide. Câu 23. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào A. tính chất của chất. C mùi vị của chất. B. thể của chất. D. số chất tạo nên. Câu 24. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?
  8. A. Lọc. C. Chiết. B. Dùng máy li tâm. D. Cô cạn. Câu 25: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch? A. Hỗn hợp nước đường. C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều. B. Hỗn hợp nước muối. D. Hỗn hợp nước và rượu. Câu 26: Dùng phương pháp nào để tách bột mì ra khỏi hỗn hợp bột mì và nước? A. Lọc. C. Cô cạn. B. Chiết. D. Dùng máy li tâm. ___Hết ___