Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và địa lí 6 - Năm học 2021-2022

docx 3 trang Hoài Anh 3661
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và địa lí 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_lich_su_va_dia_li_6_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và địa lí 6 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG THCS SÔNG RAY TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD - NGHỆ THUẬT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I. NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 6 I. Phần Lịch sử: (nội dung 1,2,3 chủ yếu làm Trắc nghiệm) 1. Một số tác động của điều kiện tự nhiên tới Hy Lạp và La Mã cổ đại ? Hướng dẫn: - Tác động của điều kiện tự nhiên tới Hy Lạp: + Hy Lạp cổ đại có lãnh thổ rộng, ít đồng bằng đất đai không thuận lợi cho trồng cây lương thực trồng nho và ô-liu. + Nhiều khoáng sản: sắt, đồng, vàng luyện kim phát triển; + Nhiều hải cảng thuận lợi cho đi lại và trú ẩn của tàu thuyền. - Tác động của điều kiện tự nhiên tới La Mã: + Có nhiều đảo và bán đảo, hàng nghìm km đường bờ biển buôn bán trên biển phát triển; + Có nhiều kim loại: đồng, chì, sắt nghề luyện kim phát triển. 2. Tổ chức nhà nước thành bang ở quốc gia Hy Lạp như thế nào ? Tổ chức nhà nước đế chế ở nước La Mã cổ đại ra sao ? Hướng dẫn: - Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp: + Thế kỉ VIII – thế kỉ VI TCN, thành bang ở Hy Lạp lần lượt ra đời + Hai thành bang tiêu biểu: Xpác-ta và A-ten. Nhà nước chiếm hữu nô lệ. + Các thành bang có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, đo lường và tiền tệ riêng. - Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã: + Khoảng thế kỉ III TCN: các thành bang La Mã lớn mạnh chinh phục đất của người Hy Lạp, thành bang ven bờ Địa Trung Hải trở thành một đế quốc; + Vào thế kỉ II, lãnh thổ đế quốc La Mã rộng nhất; + Năm 27 TCN: Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã 3. Một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại ? Thành tựu nào ngày nay nhân loại còn sử dụng ? Hướng dẫn: - Thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp: + Lịch: dương lịch; + Chữ viết: dựa trên mẫu tự cổ ngày nay thế giới còn sử dụng một số chữ cái; + Văn học: hai bộ sử thi nổi tiếng: I-li-at và Ô-đi-xê; + Sử học: nhà sử học nổi tiếng: Hê-rô-đốt (ông được ví là “người cha của sử học phương tây” và Tu- xi-đít; + Nhiều nhà khoa học nổi tiếng: Ta-lét, Py-ta-go, Ơ-clít, Ác-si-mét ; - Thành tựu văn hoá tiêu biểu của La Mã: + Chữ viết: sáng tác ra mẫu tự La-tinh nhân loại đang sử dụng; + Dùng chữ để viết số số La Mã. Ví dụ: I, V, X ; + Sử học: tiêu biểu là Pô-li-biu-xơ; + Khoa học: tiêu biểu là các nhà khoa học: Ptô-lê-mê, Xi-xê-rô ; + Kiến trúc: tiêu biểu nhất là đấu trường Cô-li-dê. *Thành tựu ngày nay nhân loại vẫn còn sử dụng: + Chữ viết:hệ thống chữ cái La-tinh (nhiều quốc gia: Anh, Pháp, Mĩ, Việt Nam ); + Chữ số: số La Mã (ví dụ: I, V, X, XV ) được sử dụng trong việc ghi chép, kí hiệu: trên trang sách, trên mặt đồng hồ ; + Kiến trúc: đạt đến trình độ cao, hoàn mỹ là hình mẫu kiến trúc của Châu Âu và thế giới hiện đại;
  2. 4. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang ? Địa bàn của nhà nước ? Kinh đô của đất nước ? Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang (SGK trang 58) ? Nhận xét về tổ chức nhà nước Văn Lang ? Hướng dẫn: - Sự ra đời của nhà nước Văn Lang: + Thế kỉ VII TCN: cư dân Lạc Việt sống quây quần ở lưu vực các con sông lớn: sông Hồng, sông Mã, sông Cả ; + Sản xuất có nhiều chuyển biến xã hội có sự phân hoá giàu nghèo; + Nhu cầu trị thuỷ và chống ngoại xâm nhà nước Văn Lang ra đời; - Địa bàn: ở lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay; - Kinh đô: Phong Châu (Phú Thọ ngày nay). - Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước (theo sơ đồ SGK trang 58); - Nhận xét: Nhà nước Văn Lang còn đơn giản, chưa có luật pháp và quân đổi nhưng đã là một tổ chức thống nhất, cai quản cả nước. 5. Sự ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc ? Kinh đô của nhà nước Âu Lạc ở đâu ? Nhận xét về bộ máy nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang ? Hướng dẫn: *Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc: - Vào thế kỉ III TCN, quân Tần đánh xuống Văn Lang; - Thục Phán lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống quân Tần; - Kết quả: quân Tần bị đánh bại. Năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi (An Dương Vương) nước Âu Lạc ra đời. * Tổ chức của nhà nước Âu Lạc: đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, giúp việc cho vua có Lạc Hầu (quan văn) và Lạc tướng (quan võ); đứng đầu các Bộ là Lạc tướng; đứng đầu các chiềng, chạ (làng, bản) là bồ chính. * Nhận xét bộ máy nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang: - Vua An Dương Vương nắm mọi quyền hành và có quyền thế cao hơn trong việc trị nước; - Lãnh thổ được mở rộng hơn; - Có quân đội đông và vũ khí được cải tiến. 6. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của: a/. cư dân Văn Lang b/. cư dân Âu Lạc Hướng dẫn: a/. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang: * Đời sống vật chất: - Nghề chính: trồng lúa nước, ngoài ra còn trồng trọt, chăn nuôi và làm các nghề thủ công (luyện kim, đúc đồng); - Ăn: thức ăn là cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá, ốc - Mặc: Nam: mình trần, đóng khố; Nữ: mặc váy, có yếm che ngực và biết dùng đồ trang sức; - Ở: Nhà sàn mái cong làm bằng: gỗ, tre, tranh, nứa, lá - Đi lại: chủ yếu bằng thuyền; * Đời sống tinh thần: - Tổ chức nhiều lễ hội: đấu vật, đua thuyền ; - Phong tục, tập quán: làm bánh chưng, bánh giày, ăn trầu cau, nhuộm răng đen ; - Thờ cúng tổ tiên và các vị thần: thần sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước b/. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc: *Đời sống vật chất: - Trồng trọt: chủ yếu là lúa nước và các loại rau, củ, quả; - Nghề gốm và luyện kim, đúc đồng xây dựng ngày càng tiến bộ; -Thức ăn đa dạng hơn: biết dùng muối, mắm cá và gừng làm gia vị; - Nghề dệt vải phát triển từ chất liểu vải đay, tơ tằm ; - Đồ dùng trong sinh hoạt gia đình: đa dạng hơn như: bình, vò, thạp, mâm, chậu, bát
  3. * Đời sống tinh thần: - Nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm: hội ngày mùa, đấu vật, đua thuyền ; - Các phong tục, tập quán cũ vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Theo em, những giá trị nào ngày nay, chúng ta được thừa hưởng và cần được bảo tồn ? * Các em tự liên hệ kiến thức. Ví dụ: các phong tục, tập quán; các lễ hội; các ngành nghề thủ công chúng ta được thừa hưởng và tiếp tục phát triển. II. Phần Địa lí: 1. Hình dạng và kích thước của Trái Đất. Em hãy mô tả hình dạng và kích thước của Trái Đất. Gợi ý: dạng hình cầu và kích thước rất lớn. 2. Chuyển động của Trái Đất và hệ quả địa lí. 2.1 Mô tả được chuyển động của Trái Đất (quanh trục và quanh Mặt Trời). * Mô tả được chuyển động của Trái Đất quanh trục: Gợi ý: - Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng qũy đạo. - Hướng tự quay: từ Tây sang Đông. - Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm). Vì vậy, bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ. * Mô tả được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời Gợi ý: - Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo hình elip gần tròn. - Hướng chuyển động: từ tây sang đông. - Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ. (còn gọi là năm). - Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033’trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến. 2.2 Nhận biết được giờ địa phương/giờ khu vực; so sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất. 2.3 Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau và mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. *Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau: Gợi ý: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. Do Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều có ngày đêm luân phiên nhau. * Mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến: Gợi ý: Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bề mặt Trái Đất (nhìn xuôi theo vật chuyện động): Nửa cầu Bắc: vật chuyển động lệch về bên phải. Nửa cầu Nam: vật chuyển động lệch về phía tay trái. 2.4. Hs quan sát hình vẽ, sơ đồ để mô tả, trình bày kiến thức. 2.5 Tính được giờ của các địa điểm khi biết khu vực giờ và giờ thực tế của một địa điểm. GV ra đề: Duyệt của tổ: Duyệt của BGH Đàm Văn Tuấn Dương Thị Thu Hồng