Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thế Anh

docx 12 trang Hoài Anh 17/05/2022 4831
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thế Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_8_nam_hoc_2021_2022_ng.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thế Anh

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN TRẦM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học 2021 – 2022 Môn Sinh học 8 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Con người khác với động vật có vú ở điểm nào sau đây? A. Biết tự kiếm ăn B. Bộ răng phân hóa C. Có ngôn ngữ và biết chế tạo công cụ lao động vào những mục đích nhất định D. Đẻ con và nuôi con bằng sữa Câu 2. Để tìm hiểu về cơ thể người, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nào sau đây? 1. Quan sát tranh ảnh, mô hình để hiểu rõ đặc điểm hình thái, cấu tạo của các cơ quan trong cơ thể. 2. Tiến hành làm thí nghiệm để tìm ra những kết luận khoa học về chức năng của các cơ quan trong cơ thể. 3. Vận dụng những hiểu biết khoa học để giải thích các hiện tượng thực tế, đồng thời áp dụng các biện pháp vệ sinh và rèn luyện thân thể. A. 1, 2, 3 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 2, 3 Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật khác? 1. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn 2. Đi bằng hai chân 3. Có ngôn ngữ và tư duy trừu tượng 4. Răng phân hóa A. 1, 2, 3 B. 1, 3 C. 2, 4 D. 1, 3, 4 Câu 4. Con người là một trong những đại diện của: A. lớp Chim. B. lớp Lưỡng cư. C. lớp Thú. D. lớp Bò sát. Câu 5. Một trong những nhiệm vụ của môn sinh học 8 là: A. Cung cấp những kiến thức cơ bản đặc điểm cấu tạo, chức năng của con người trong mối quan hệ với môi trường. B. Cung cấp những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể. C. Cung cấp thông tin về dân số và phát triển xã hội. D. Cung cấp những kiến thức cơ bản đặc điểm cấu tạo, chức năng của con người trong mối quan hệ với môi trường và những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể. Câu 6. Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực? A. Bóng đái B. Phổi C. Thận D. Dạ dày Câu 7. Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào? A. Cơ hoành B. Cơ ức đòn chũm C. Cơ liên sườn D. Cơ nhị đầu Câu 8. Cơ thể người được phân chia thành mấy phần? Đó là những phần nào ? A. 3 phần: đầu, thân và chân B. 2 phần: đầu và thân C. 3 phần: đầu, thân và các chi D. 3 phần: đầu, cổ và thân Câu 9. Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? A. Bộ máy Gôngi B. Lục lạp C. Nhân D. Trung thể Câu 10. Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng? A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau
  2. D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định Câu 11. Xương dài ra là do sự phân chia của tế bào? A. Tế bào màng xương B. Tế bào mô xương xốp C. Tế bào sụn tăng trưởng D. Tế bào mô xương cứng Câu 12. Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là: A. Sắt. B. Canxi. C. Phôtpho. D. Magiê. Câu 13. Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào? A. Axit axêtic B. Axit malic C. Axit acrylic D. Axit lactic Câu 14. Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Tắm nước thật lạnh để tăng cường sức chịu đựng của cơ B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với cường độ cao C. Lao động vừa sức, tập TDTT thường xuyên D. Làm việc với biên độ co cơ nhanh Câu 15. Khi bị mỏi cơ, chúng ta cần làm gì ? A. Tập thể dục và lao động B. Đi tắm C. Uống nhiều nước D.Thực hiện nghỉ ngơi và xoa bóp cơ Câu 16. Chúng ta thường bị mỏi cơ trong trường hợp nào sau đây? A. Thay đổi nhiều tư thế trong nhiều giờ B. Lao động vừa sức trong gian dài C. Tập luyện thể thao vừa sức D. Lao động và chơi thể thao quá sức Câu 17. Xương cột sống của người có đặc điểm? A. Cong hình cung B. Cong ở 4 chỗ tạo thành 2 chữ S nối liền C. Các xương khớp với nhau bằng khớp răng cưa D. Các xương cử động dễ dàng Câu 18. Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Khi đi, đứng hay ngồi học/làm việc cần ngồi gù lưng, tránh cong vẹo cột sống B. Lao động với cường độ cao C. Rèn luyện thân thể không thường xuyên D. Lao động vừa sức, khi ngồi học và lao động giữ đúng tư thế Câu 19. Hãy sắp xếp các bước tiến hành: sơ cứu cho người gãy xương cẳng tay. 1. Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy 2. Đặt 2 nẹp gỗ vào 2 bên chỗ xương gãy 3. Lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương A. 1-2- 3 B.2-3-1 C. 2-1-3 D. 3-1-2 Câu 20. Thành phần hóa học nào của xương giúp xương có tính vững chắc? A. Chất khoáng B. Chất cốt giao C. Chất mỡ D. Chất sụn Câu 21. Tế bào hồng cầu có đặc điểm? A. Có kích thước lớn, có nhân B. Kích thước thay đổi
  3. C. Hình đĩa lõm 2 mặt, không nhân D. Hình đĩa, có nhân Câu 22. Tế bào bạch cầu có chức năng gì? A. Vận chuyển khí B. Vận chuyển các chất dinh dưỡng C. Tiêu diệt vi khuẩn, virút D. Loại thải các chất độc Câu 23. Tiêm vacxin phòng covit 19 là tạo cho cơ thể loại miễn dịch gì? A. Miễn dịch tập nhiễm B. Miễn dịch nhân tạo C. Miễn dịch bẩm sinh D. Miễn dịch tự nhiên Câu 24. Ở người có những nhóm máu nào trong những nhóm máu sau: A. Nhóm máu A, B, AO, BO B. Nhóm máu AO, B, O, BO C. Nhóm máu A, O, AO, BO D. Nhóm máu A, B, O, AB Câu 25. Thành phần của máu có bao nhiêu loại bạch cầu? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 26. Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá? A. Kháng nguyên – kháng thể B. Kháng nguyên – kháng sinh C. Kháng sinh – kháng thể D. Vi khuẩn – prôtêin độc Câu 27. Thành phần cấu tạo của máu gồm: A. 55% huyết tương và 45% là các tế bào máu B. 45% huyết tương và 55% là các tế bào máu C. 35% huyết tương và 65% là các tế bào máu D. 65% huyết tương và 35% là các tế bào máu Câu 28. Máu có màu đỏ tươi là do: A. Hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) kết hợp với O2 B. Hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) kết hợp với CO2 C. Hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) kết hợp với NO2 D. Hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) kết hợp với SO2 Câu 29. Khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào? A. Xét nghiệm nhóm máu trước khi truyền B. Xét nghiệm mầm bệnh trong máu người cho C. Xét nghiệm nhóm máu và mầm bệnh trong máu người nhận D. Cả A và B Câu 30. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu? A. Nhóm máu O B. Nhóm máu AB C. Nhóm máu A D. Nhóm máu B Câu 31. Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp ? A. Thanh quản B. Thực quản C. Khí quản D. Phế quản Câu 32. Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ? A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic
  4. D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ Câu 33. Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng ? A. 4 lớp B. 3 lớp C. 2 lớp D. 1 lớp Câu 34. Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng: A. Hai lần hít vào và một lần thở ra. B. Một lần hít vào và một lần thở ra. C. Một lần hít vào hoặc một lần thở ra. D. Một lần hít vào và hai lần thở ra. Câu 35. Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào ? A. Cơ lưng xô và cơ liên sườn. B. Cơ ức đòn chũm và cơ hoành. C. Cơ liên sườn và cơ bắp tay. D. Cơ liên sườn và cơ hoành. Câu 36. Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ? A. Khí nitơ B. Khí cacbônic C. Khí ôxi D. Khí hiđrô Câu 37. Lượng khí cặn nằm trong phổi người bình thường có thể tích khoảng bao nhiêu ? A. 500 – 700 ml. B. 1200 – 1500 ml. C. 800 – 1000 ml. D. 1000 – 1200 ml. Câu 38. Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng: A. Dung tích sống của phổi. B. Lượng khí cặn của phổi. C. Khoảng chết trong đường dẫn khí. D. Lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp. Câu 39. Loại khí nào dưới đây có ái lực với hồng cầu rất cao và thường chiếm chỗ ôxi để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong ? A. N2 B. CO C. CO2 D. SO2 Câu 40. Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ? A. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại. B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện hít thở.
  5. C. Nói không với thuốc lá. D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 41. Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào ? A. Hệ tiêu hoá B. Hệ sinh dục C. Hệ bài tiết D. Hệ tuần hoàn Câu 42. Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào ? A. Ruột thừa B. Ruột già C. Ruột non D. Dạ dày Câu 43. Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ phận nào dưới đây ? A. Khoang miệng B. Dạ dày C. Ruột non D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 44. Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành các chất nào ? A. Glixêrol và vitamin. B. Glixêrol và axit amin. C. Nuclêôtit và axit amin. D. Glixêrol và axit béo. Câu 45. Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá ? A. Vitamin B. Ion khoáng C. Gluxit D. Nước Câu 46. Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá ? A. Tuyến tuỵ B. Tuyến vị C. Tuyến ruột D. Tuyến nước bọt Câu 47. Dạ dày hầu như chỉ xảy ra quá trình biến đổi hóa học với loại thức ăn nào ? A. Prôtêin. B. Gluxit. C. Lipit. D. Axit nuclêic. Câu 48. Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì ? A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại. B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày.
  6. C. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn. D. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl. Câu 49. Thông thường, thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu ? A. 1 – 2 giờ B. 3 – 6 giờ C. 6 – 8 giờ D. 10 – 12 giờ Câu 50. Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau khi tiêu hoá ở dạ dày, thành phần nào dưới đây vẫn cần được tiêu hoá tiếp tại ruột non ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Lipit C. Gluxit D. Prôtêin Câu 51. Lớp cơ của thành ruột non được cấu tạo từ mấy loại cơ ? A. 1 loại B. 4 loại C. 3 loại D. 2 loại Câu 52. Dịch ruột và dịch mật đổ vào bộ phận nào của ống tiêu hoá ? A. Tá tràng B. Manh tràng C. Trực tràng D. Hồi tràng Câu 53. Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào ? A. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc dạ dày. B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột. C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi. D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 54. Độ axit cao của thức ăn khi xuống tá tràng chính là tín hiệu A. Đóng tâm vị. B. Mở môn vị. C. Đóng môn vị. D. Mở tâm vị. Câu 55. Trong ống tiêu hoá của người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng thuộc về bộ phận nào ? A. Dạ dày B. Ruột non C. Ruột già D. Thực quản Câu 56. Đặc điểm nào của ruột non làm tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng ? A. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột B. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên
  7. C. Kích thước rất dài (2,8 – 3 mét) D. Tất cả các phương án còn lại Câu 57. Có khoảng bao nhiêu phần trăm lipit được vận chuyển theo con đường máu ? A. 70% B. 40% C. 30% D. 50% Câu 58. Tại ruột già xảy ra hoạt động nào dưới đây ? A. Hấp thụ lại nước. B. Tiêu hoá thức ăn. C. Hấp thụ chất dinh dưỡng. D. Nghiền nát thức ăn. Câu 59. Loại thức uống nào dưới đây gây hại cho gan của bạn ? A. Rượu trắng B. Nước lọc C. Nước khoáng D. Nước ép trái cây Câu 60. Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón 1. Ăn nhiều rau xanh 2. Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và prôtêin 3. Uống nhiều nước 4. Uống chè đặc A. 2, 3 B. 1, 3 C. 1, 2 D.1, 2, 3 B. TỰ LUẬN Câu 1. a. Kể tên các cơ quan của hệ hô hấp ? b. Trình bày cơ chế thông khí ở phổi, hoạt động trao đổi khí ở phổi và tế bào. Câu 2. Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 500 ml. Khi người ấy luyện tập hít sâu 14 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 650ml không khí. a. a. Tính lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết (khí nằm trong đường dẫn khí mà không tham gia trao đổi khí ở phế nang), khí hữu ích ở phế nang của người khi hô hấp bình thường và hô sâu trong thời gian 1 phút. (Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150ml). b. Từ kết quả câu a, em hãy rút ra ý nghĩa của việc hô hấp sâu đối với cơ thể? Câu 3. a. Trong thực tế có rất nhiều người đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng đóng kín cửa. Theo em có nên làm như thế không? Tại sao?
  8. b. Gặp người bị gián đoạn hô hấp do đuối nước, em sẽ tiến hành cấp cứu (hoặc hướng dẫn cho người khác cấp cứu) cho nạn nhân như thế nào? Câu 4. a. Nối nhóm thức ăn ở cột B với loại chất tương ứng ở cột A A. Tên chất B. Nhóm thức ăn 1. Gluxit a. Mỡ động vật 2. Lipit b. Trứng, sữa, thịt nạc, cá 3. Protein c. Gạo, ngô, khoai, sắn 4. Vitamin d. Rau, quả b. Trong bữa ăn của Mai có các loại thức ăn sau: Cơm, khoai tây, thịt bò, trứng, rau cải. Sau khi ăn và tiêu hóa các loại thức ăn trên, cơ thể Mai hấp thụ được các chất dinh dưỡng nào ? Câu 5. Hoàn thành bảng sau: Các giai đoạn tiêu Biến đổi lí học Biến đổi hóa học hóa Tiêu hóa ở khoang miệng Tiêu hóa ở dạ dày Tiêu hóa ở ruột non THANG ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I – SINH 8 A. TRẮC NGHIỆM 1 C 2 A 3 B 4 C 5 D 6 B 7 A 8 C 9 C 10 D 11 C 12B 13D 14 C 15 D 16 D 17 B 18 D 19 B 20 A 21 C 22 C 23 B 24 D 25 D 26 A 27 A 28 A 29 D 30 B 31 B 32 C 33 C 34 B 35 D 36 B 37 D 38 A 39 B 40 D 41 D 42 C 43 D 44 D 45 C 46. A 47 A 48 D 49 B 50 A 51 D 52 A 53 B 54 C 55 B 56 D 57 C 58 A 59 A 60 D B. TỰ LUẬN Câu 1. a. Kể tên các cơ quan của hệ hô hấp ? Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, 2 lá phổi b.Trình bày cơ chế thông khí ở phổi, hoạt động trao đổi khí ở phổi và tế bào. - Thông khí ở phổi gồm cử động: hít vào và thở ra - Hít vào và thở ra được thực hiện nhờ hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp.
  9. + Khi hít vào: cơ liên sườn ngoài co làm cho tập hợp xương ức và xương sườn chuyển động lên trên và sang hai bên làm lồng ngực mở rộng ra hai bên là chủ yếu + cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới thể tích lồng ngực và thể tích phổi tăng. + Khi thở ra: cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn, xương ức và xương sườn hạ xuống làm lồng ngực thu nhỏ thể tích lồng ngực và thể tích phổi giảm. - Trao đổi khí ở phổi + Thực chất là diễn ra sự trao đổi khí O2, CO2 giữa các tế bào phế nang và mao mạch máu ở phế nang. + Nồng độ oxi trong ko khí phế nang cao hơn máu mao mạch nên O2 bị khuếch tán từ phế nang vào máu. + Nồng độ C02 trong máu mao mạch cao hơn phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang. - Trao đổi khí ở tế bào: + Thực chất là diễn ra sự trao đổi khí O2, CO2 giữa các tế bào ở các mô và mao mạch máu. + Nồng độ 02 trong máu cao hơn tế bào nên 02 khuếch tán từ máu vào tế bào ở mô. + Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu. Câu 2. Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 500 ml. Khi người ấy luyện tập hít sâu 14 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 650ml không khí. b. Tính lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết (khí nằm trong đường dẫn khí mà không tham gia trao đổi khí ở phế nang), khí hữu ích ở phế nang của người khi hô hấp bình thường và hô sâu trong thời gian 1 phút. (Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150ml). • Khi người đó hô hấp bình thường: - Lưu lượng khí lưu thông trong 1 phút là: 18*450 ml = 8100 (ml) - Lưu lượng khí ở khoảng chết mà người đó hô hấp thường (vô ích) là: 18* 150 = 2700 (ml) - Lượng khí hữu ích trong 1 phút hô hấp thường là: 8100 – 2700 = 5400 (ml) • Khi người đó hô hấp sâu: - Lưu lượng khí lưu thông trong 1 phút là: 14 * 650 = 8450 (ml) - Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết là: 14* 150= 1950 (ml) - Lượng khí hữu ích trong 1 phút hô hấp thường là: 8450- 1950 = 6500 (ml). b. Từ kết quả câu a, em hãy rút ra ý nghĩa của việc hô hấp sâu đối với cơ thể? Hô hấp sâu sẽ làm tăng lượng khí hữu ích cho hoạt động hô hấp. Vì thế, tăng hiệu quả hô hấp cần phải rèn luyện để có thể hô hấp sâu và giảm nhịp thở. Câu 3. a. Trong thực tế có rất nhiều người đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng đóng kín cửa. Theo em có nên làm như thế không? Tại sao?
  10. Không nên đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng đóng kín cửa. Tại vì: than, củi khi cháy sẽ lấy O2 và tạo ra nhiều khí CO, CO2. Nếu đóng kín cửa thì lượng O2 ngày càng giảm dần, khí CO, CO2 tăng dần và chiếm trọn không gian. Mặt khác: khí CO liên kết chặt chẽ với hồng cầu trong khi đó khí O 2 liên kết yếu với hồng cầu làm cho CO chiếm chỗ liên kết với hồng cầu của O2 Hai nguyên nhân trên khiến trao đổi O2 giữa cơ thể với môi trường bị suy giảm hoặc cản trở dẫn đến tử vong. b. Gặp người bị gián đoạn hô hấp do đuối nước, em sẽ tiến hành cấp cứu (hoặc hướng dẫn cho người khác cấp cứu) cho nạn nhân như thế nào? Bước 1. Loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân (ở tư thế dốc ngược đầu) vừa chạy. Bước 2. Tiến hành hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân Trình bày 1 trong 2 phương pháp hô hấp nhân tạo trong sgk trang 75 a. Phương pháp hà hơi thổi ngạt: + Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra sau. + Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay. + Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân + Ngừng thổi, hít vào rồi lại thổi tiếp. +Thổi liên tục 12- 20 lần/ phút cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường. b. Phương pháp ấn lồng ngực: + Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê cao bằng một gối mềm để đầu hơi ngửa ra sau. + Cầm 2 cẳng tay hoặc cổ tay nạn nhân và dung sức nặng cơ thể ép vào ngực nận nhân cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài ( 200ml), sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân. + Thực hiện liên tục 12- 20 lần/ phút, cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường. Câu 4. a. Nối nhóm thức ăn ở cột B với loại chất tương ứng ở cột A C. Tên chất D. Nhóm thức ăn 5. Gluxit e. Mỡ động vật 6. Lipit f. Trứng, sữa, thịt nạc, cá 7. Protein g. Gạo, ngô, khoai, sắn 8. Vitamin h. Rau, quả b. Trong bữa ăn của Mai có các loại thức ăn sau: Cơm, khoai tây, thịt bò, trứng, rau cải. Sau khi ăn và tiêu hóa các loại thức ăn trên, cơ thể Mai hấp thụ được các chất dinh dưỡng nào ? - Trong cơm, khoai tây có chứa phần lớn tinh bột (gluxit) sau tiêu hóa, Mai có thể hấp thụ được đường đơn. - Trong thịt bò, trứng có chứa phần lớn protein, lipit sau tiêu hóa, Mai có thể hấp thụ được axit amin, axit béo và glixerin.
  11. - Trong rau có chứa vitamin, nước, chất khoáng sau tiêu hóa, Mai có thể hấp thụ được vitamin, nước, chất khoáng - Trong tất cả các loại thức ăn đều có axit nucleic sau tiêu hóa, Mai có thể hấp thụ được các thành phần cấu tạo của nucleotit. Câu 5. Hoàn thành bảng sau: Các giai Sự biến đổi lí học Sự biến đổi hóa học đoạn tiêu hóa Khoang Thức ăn được nhai amilaza miệng nhỏ, nghiền cho Tinh bột (chín) Mantôzơ mềm nhuyễn, và pH = 7,2 ; t0 =370c đảo trộn thức ăn cho thấm đẫm nước bọt, tạo viên thức ăn vừa nuốt Dạ dày -Tuyến vị tiết dịch Protein Protein vị giúp hòa (chuỗi dài) pepsin + HCL (chuỗi ngắn) loãng thức ăn -Sự co bóp của các cơ dạ dày nghiền nát, đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị đồng thời góp phần đẩy thức ăn xuống tá tràng nhờ sự phối hợp của các cơ vòng môn vị. Ruột - Thức ăn được hòa - Tinh bột và đường đôi enzim đường đôi enzim non loãng và trộn đều đường đơn với dịch tiêu hóa ( - Prôtêin enzim peptit enzim axit amin dịch mật, dịch ruột, - Lipit dịch mật các giọt nhỏ lipit enzim axit béo và dịch tụy) glixerin - Các khối lipit nhỏ - Axit nucleic enzim các thành phần của được các muối mật nucleotit len lỏi và tách chúng thành những giọt lipit nhỏ biệt lập với nhau, tạo dạng nhũ tương hóa.
  12. Xác nhận của Xác nhận của Người làm đề cương Ban giám hiệu tổ trưởng Khuất Thị Thu Hà Lâm Thị Huế Nguyễn Thế Anh