Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 8 - Năm học 2020-2021

doc 3 trang Hoài Anh 17/05/2022 3340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_8_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 8 - Năm học 2020-2021

  1. MA TRẬN KIỂM TRA HK I – MÔN SINH HỌC 8. Năm học : 2020 – 2021 Mức độ nhận thức Nội dung kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thức Em hãy cho biết bộ xương Theo em vì sao xương Chương II : Vận người có vai trò gì người già thường giòn và động (6 tiết) dễ gãy Số câu hỏi:1 Số câu hỏi: 0,5 Số câu hỏi: 0,5 Số điểm:2 Số điểm: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Nêu cấu tạo của hệ tuần Trình bày những biện Chương III : Tuần hoàn máu. pháp phòng tránh những hoàn (7 tiết) tác nhân có hại cho tim mạch Số câu hỏi: 1 Số câu hỏi: 0,5 Số câu hỏi: 0,5 Số điểm: 3 Số điểm: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ:20% Chương IV : Hô Theo em để bảo vệ hệ hô hấp luôn khỏe mạnh chúng hấp ( 6 tiết ) ta cần phải làm gì Số câu hỏi: 1 Số câu hỏi: 1 Số điểm: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 20% Nêu cấu tạo ruột non phù Hãy giải thích vì sao prôtêin hợp với chức năng hấp thụ trong thức ăn bị dịch vị của Chương V : Tiêu chất dinh dưỡng? dạ dày phân hủy nhưng hóa ( 7 tiết ) prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy Số câu hỏi: 1 Số câu hỏi: 0,5 Số câu hỏi: 0,5 Số điểm: 3 Số điểm: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 30% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tổng số câu:4 Số câu hỏi: 1,5 Số câu hỏi: 1 Số câu hỏi: 1,5 Tổng số điểm:10 Số điểm: 4 Số điểm: 3 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 100% Tỉ lệ : 40% Tỉ lệ : 30% Tỉ lệ : 30%
  2. Họ và tên : . Lớp :8 / KIỂM TRA HỌC KÌ I. Năm học : 2020– 2021 MÔN : SINH HỌC Thời gian : 45 phút Điểm Lời phê Câu 1 : Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn máu ở người ? Trình bày những biện pháp phòng tránh những tác nhân có hại cho tim mạch ? ( 3đ) Câu 2: Em hãy cho biết bộ xương người có vai trò gì? Vì sao xương người già thường giòn và dễ gãy? (2đ) Câu 3 : Theo em để bảo vệ hệ hô hấp luôn khỏe mạnh chúng ta cần phải làm gì?(2đ) Câu 4 : Trình bày cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng? Hãy giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị của dạ dày phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy ?(3đ) Bài làm
  3. ĐÁP ÁN : KIỂM TRA HK I – MÔN SINH HỌC 8. Năm học 2020 – 2021 Câu 1: Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn máu ở người ? Trình bày những biện pháp phòng tránh những tác nhân có hại cho tim mạch ? ( 3đ) * Cấu tạo hệ tuần hoàn máu gồm: + Tim: có 4 ngăn (hai tâm nhĩ ở trên, hai tâm thất ở dưới), chia làm hai nửa, nửa phải chứa máu đỏ thẩm, nửa trái chứa máu đỏ tươi. (0.5đ) + Hệ mạch gồm : động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.(0.5đ) * Biện pháp phòng tránh các tác nhân có hại cho tim: Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn: - Không sử dụng các chất kích thích có hại: rượu,thuốc lá,hêrôin, đôping (0.5đ) - Cần kiểm tra sức khỏe định kì hàng năm để phát hiện khuyết tật có liên quan đến tim mạch để điều trị kịp thời.(0.5đ) - Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể theo lời bác sĩ.(0.25đ) - Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như:thương hàn, bạch hầu và điều trị các chứng như: cúm, thấp khớp (0.5đ) - Hạn chế thức ăn có hại cho tim mạch như: mỡ động vật (0.25đ) Câu 2 Em hãy cho biết bộ xương người có vai trò gì? Vì sao xương người già thường giòn và dễ gãy? (2đ) + Nâng đỡ cơ thể,tạo hình dáng cho cơ thể.(0.25đ) + Tạo khoang chứa và bảo vệ các cơ quan.(0.5đ) + Cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động.(0.25đ) + Xương người già tỉ lệ chất cốt giao giảm, chất vô cơ (muối canxi) tăng (0,5) + Khả năng đàn hồi của xương kém nên giòn và dễ gãy.(0.5đ) Câu 3 : Theo em để bảo vệ hệ hô hấp luôn khỏe mạnh chúng ta cần phải làm gì? (2đ) + Để hệ hô hấp khỏe mạnh chúng ta cần phải:sống và làm việc trong bầu không khí trong lành như: trồng cây xanh,(0.5đ) không vứt rác bừa bãi, không hút thuốc lá,(0.5đ) đeo khẩu trang chống bụi khi làm việc trong môi trường có nhiều buị hay đi ngoài phố.(0.5đ) + Tích cực luyện tập TDTT, phối hợp với hít thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.(0.5đ) Câu 4 : Trình bày cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng? Hãy giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị của dạ dày phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy ?(3đ) + Niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ có tác dụng tăng diện tích tiếp xúc( tới 500 m2).(0.75đ) + Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.(0.75đ) + Ruột dài 2,8- 3 m, tổng S bề mặt 400- 500 m2. (0.5đ) - Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các tế bào tiết chất nhày ở cổ tuyến vị tiết chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc ngăn cách tế bào niêm mạc với enzim pepsin.(1đ)