Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Vũ Lễ

docx 5 trang thaodu 4671
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Vũ Lễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_10_truong_thpt_vu.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Vũ Lễ

  1. TRƯỜNG THPT VŨ LỄ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 10 TỔ: SINH – HÓA – TD – NN HỌC KỲ 2 A/ trắc nghiệm: Câu 1 - Sự nhân đôi của ADN và NST diễn ra chủ yếu ở pha hay kì nào? A.Pha G1. B. Kì đầu. C. Pha G2. D. Pha S. Câu 2 Ở kì giữa nguyên phân,các NST: A.Tiếp hợp với các NST tương đồng của chúng B.Di chuyển về các trung thể C. Xếp thẳng hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào D .Tháo mở xoắn và trở nên ìt kết đặc hơn Câu 3: Một quần thể VSV được nuôi cấy trong môi trường, sau 2 giờ 20 phút đã có số tế bào là 128000. Biết thời gian thế hệ của loài này là 20 phút. Tìm câu đúng: A. Không kết luận nào đúng B. Số tế bào ban đầu của quần thể là 1000 C. Số lần phân chia của các tế bào là 5 lần D. Quần thể đã trải qua 8 thế hệ tế bào Câu 4: Việc làm tương, nước mắm là lợi dụng quá trình A. Phân giải polisacarit. B. Lên men rượu C. Phân giải protein. D. Lên men lactic. Câu 5: Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là A. 64. B. 128. C. 256. D. 512. Câu 6: Có 10 tế bào con thuộc mô phân sinh ở thực vật tham gia nguyên phân 3 lần. hãy xác định số tế bào con. A. 13. B. 30. C. 60 D. 80 Câu 7: Trong điều kiện nuôi cấy liên tục, một quần thể vi sinh vật gồm 25 tế bào. Sau 30 phút, số tế bào của quần thể vi sinh vật đó là 100. Thời gian thế hệ g của quần thể trên là bao nhiêu? A. 5 B. 10 C. 15 D. 6 Câu 8: Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với kiểu dinh dưỡng còn lại? A. Vi khuẩn lưu huỳnh. B. Vi khuẩn nitrat hóa. C. Vi khuẩn sắt. D. Vi khuẩn lam Câu 9: Mục đích của việc sử dụng môi trường nuôi cấy liên tục trong công nghiệp là gì ? A. Để tăng thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật B. Để thu nhiều sản phẩm và sinh khối tế bào vi sinh vật C. Để duy trì mật độ tế bào vi sinh vật ở mức độ tối thiểu trong dịch nuôi cấy D. Để hạn chế sinh trưởng của vi sinh vật Câu 10: Một quần thể VSV có 100 tế bào. Sau 60 phút nuôi cấy, số tế bào của quần thể là 1600. Tìm câu đúng: A. Quần thể đang ở cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng B. Số lần phân chia của quần thể là 5 lần C. Quần thể sẽ không tiếp tục phân chia nữa D. Thời gian thế hệ của loài VSV này là 15 phút Câu 11: Trong nuôi cấy không liên tục , để thu hồi khối lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng lại ở thời điểm nào là tốt nhất ? A. Pha suy vong B. Cuối pha lũy thừa đầu pha cân bằng C. Đầu pha luỹ thừa D. Cuối pha tiềm phát đầu pha lũy thừa Câu 12: Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20phút, số tế bào trong quần thể sau 2h là: A. 104.26 B. 104.23. C. 104.24. D. 104.25 Câu 13: Sự hình thành ADN và prôtêin của Phagơ diễn ra ở giai đoạn nào? A. Giai đoạn lắp ráp. B. Giai đoạn tổng hợp C. Giai đoạn hấp thụ. D. Xâm nhập Câu 14: Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì: 1
  2. A. Tế bào có tính đặc hiệu B. Virut và tế bào có cấu tạo khác nhau. C. Virut có tính đặc hiệu D. Virut không có cấu tạo tế bào Câu 15: Quá trình tiềm tan là quá trình A. ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường. B. Lắp axit nucleic vào protein vỏ. C. Virut nhân lên và phá tan tế bào. D. Virut sử dụng enzim và nguyên liệu tế bào để tổng hợp axit nucleic và nguyên liệu của riêng mình. Câu 16. Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia chất tế bào bằng cách A. tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. kéo dài màng tế bào. C. thắt màng tế bào lại ở mặt phẳng xích đạo. D. cả A, B, C. Câu 17. Trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia chất tế bào bằng cách A. tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. kéo dài màng tế bào. C. thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào. D. cả A, B, C. Câu 18. ở loài giao phối, Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ là khác nhau của loài là nhờ: A. quá trình giảm phân. B. quá trình nguyên phân . C. quá trình thụ tinh. D. cả A, B và C. .Câu 19. Môi trường mà thành phần có cả chất tự nhiên và chất hoá học là môi trường A. tự nhiên. B. tổng hợp. C. bán tự nhiên. D. bán tổng hợp. Câu 20. Vi sinh vật quang tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ A. ánh sáng và CO2. B. ánh sáng và chất hữu cơ. C. chất vô cơ và CO2. D. chất hữu cơ. Câu 21. Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ A. ánh sáng và CO2. B. ánh sáng và chất hữu cơ. C. chất vô cơ và CO2. D. chất hữu cơ. Câu 22. Virut có cấu tạo gồm A. vỏ prôtêin ,axit nuclêic và có thể có vỏ ngoài. B. có vỏ prôtêin và ADN. C. có vỏ prôtêin và ARN. D. có vỏ prôtêin, ARN và có thể có vỏ ngoài. Câu 23. Cấu tạo của virut trần gồm có A. axit nucleic và capsit. B. axit nucleic, capsit và vỏ ngoài. C. axit nucleic và vỏ ngoài. D. capsit và vỏ ngoài. Câu 24. Virut HIV gây bệnh cho người bị nhiễm loại virut này vì chúng phá huỷ các tế bào A. máu B. não. C. tim. D. của hệ thống miễn dịch. Câu 25. Sản phẩm của quá trình quang hợp gồm có: A. ATP, NADPH,O2. B. Cacbonhiđrat, O2. C . glucôzơ, ATP, O2. D. ATP, O2. Câu 26/ Trong hô hấp hiếu khí chất nhận êlectron cuối cùng là: A. O xi phân tử. B. O xi nguyên tử. C. Hi đrô phân tử. D.Hi đrô nguyên tử. Câu 27. Nhiệt độ ảnh hưởng đến: A. Tinh dễ thấm qua màng tế bào vi khuẩn. B Tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật. C. Hoạt tính enzim trong tế bào vi khuẩn. D. sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn. Câu 28. Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. số TB sinh tinh là: A. 64. B. 32. C .128. D.16. Câu 29. Sản phẩm tạo ra trong chuỗi phản ứng sáng của quá trình quang hợp là: AGlucôzơ,H2O, ATP. B. H2O, ATP, O2. C. ATP, NADPH,O2. D. Glucôzơ,H2O, ATP, O2 2
  3. Câu 30. Trong quá trình hô hấp tế bào sản phẩm tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm: A. 1 ATP, 2NADH. B. 2 ATP, 2NADH và 2 phân tử a xit pỉruvic. C. 3 ATP, 2NADH. D. 2 ATP, 1NADH Câu 31. Hô hấp hiếu khí là quá trình: A. Phân giải tinh bột. B. O xi hoá các phân tử hữu cơ. C. Phân giải fructôzơ. D. Phân giải glucôzơ. Câu 32. Quang hợp là quá trình A. biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học. B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp. C. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (CO2, H2O) với sự tham gia của ánh sáng và diệp lục. D. cả A,B và C. Câu 33. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở A- chất nền của lục lạp. B- chất nền của ti thể. C- màng tilacôit của lục lạp. D-màng ti thể. Câu 34. Sản phẩm tạo ra trong chuỗi phản ứng sáng của quá trình quang hợp là A .ATP; . NADPH; O2 , B. C6H12O6; H2O; ATP. C. ATP; O2; C6H12O6. ; H2O. D. H2O; ATP; O2; Câu 35. Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc bắt đầu xuất hiện ở A- kì trung gian. B- kì đầu. C- kì giữa. D- kì sau. Câu 36. Kết quả quá trình giảm phân I là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa A. n NST đơn. B- n NST kép. C- 2n NST đơn. D-2n NST kép. Câu 37. Nấm và các vi khuẩn không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng. Câu 38. Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ A. ánh sáng và CO2. B. ánh sáng và chất hữu cơ. C. chất vô cơ và CO2. D. chất hữu cơ. Câu 39. Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4, KH2PO4 (1,0) ; MgSO4(0,2) ; CaCl2(0,1) ; NaCl(0,5). Nguồn cacbon của vi sinh vật này là: A. chất hữu cơ. B. chất vô cơ. C. CO2. D. cả A và B. Câu 40: Xạ khuẩn sinh sản bằng: A. nội bào tử. B. ngoại bào tử C. bào tử đốt D. bào tử vô tính Câu 41: Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất A. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật B. không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật C. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được D. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được Câu 42: Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được A. tất cả các chất chuyển hoá sơ cấp. B. tất cả các chất chuyển hoá thứ cấp. C. tất cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. D. một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được. Câu 43. Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì A- nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn. B- nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được. C- trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được. D- ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn kí sinh bị ức chế. 3
  4. Câu 44: Vi khuẩn H.pylori ký sinh trong dạ dày người, nó thuộc nhóm vi sinh vật A. ưa kiềm. B. ưa pH trung C. ưa axit. D. ưa lạnh. Câu 45: Vi khuẩn lactic thuộc nhóm vi sinh vật A. ưa lạnh. B. ưa axit. C. ưa kiềm. D. ưa pH trung tính. Câu 46. Capsome là A. lõi của virut. B. đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi virut. C. vỏ bọc ngoài virut. D. đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virut. Câu 47. Phagơ là virut gây bệnh cho A. người. B. động vật. C. thực vật. D. vi sinh vật. Câu 48. Lõi của virut cúm là: A. ADN. B. ARN. C. protein. D. ADN và ARN. Câu 49. Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự A. hấp phụ- xâm nhập- lắp ráp- sinh tổng hợp- phóng thích. B. hấp phụ- xâm nhập - sinh tổng hợp- phóng thích- lắp ráp. C. hấp phụ - lắp ráp- xâm nhập - sinh tổng hợp- phóng thích D. hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp- phóng thích. Câu 50. Chu trình tan là chu trình A. lắp axit nucleic vào protein vỏ. B. bơm axit nucleic vào chất tế bào. C. đưa cả nucleocapsit vào chất tế bào. D. virut nhân lên và phá vỡ tế bào. Câu 51. Sự hình thành ADN và các thành phần của phagơ chủ diễn ra ở giai đoạn A. hấp phụ. B. xâm nhập C. tổng hợp. D. lắp ráp. Câu 52. Virut gây hại cho cơ thể vật chủ vì chúng A. sống kí sinh trong tế bào vật chủ. B. sử dụng nguyên liệu của tế bào vật chủ. C. phá huỷ tế bào vật chủ. D. cả, B và C Câu 53: Viêc sử dụng yếu tố vật lý nhằm mục đích A. sản xuất chất chuyển hoá sơ cấp. B. sản xuất chất chuyển hoá thứ cấp. C. kiểm soát vi sinh vật. D: cả A, B, C. Câu 54: Sử dụng chất hoá học ức chế sinh trưởng của vi sinh vật nhằm mục đích A. sản xuất chất chuyển hoá sơ cấp. B. sản xuất chất chuyển hoá thứ cấp C. kích thích sinh trưởng của vi sinh vật. D. kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật Câu 55. Việc muối chua rau quả là lợi dụng hoạt động của A. nấm men rượu. B. vi khuẩn mì chính. C. nấm cúc đen. D. vi khuẩn lactic. Câu 56: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì: A. Đường lactozo trong sữa quá nhiều nên không có vi sinh vật sống. B. Đường trong sữa chua đã bị sử dụng hết nên vi sinh vật không sống được. C. Sữa chua đã thanh trùng hết vi sinh vật gây bệnh. D. Axit lactic trong sữa chua kìm hãm vi sinh vật gây bệnh. Câu 57: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần. B. Tất cả virut còn có thêm một số vỏ bao bên ngoài capsit. C. Vỏ capsome được cấu tạo từ các đơn vị protein gọi là capsit. D. Những virut không hoàn chỉnh còn được gọi là virion Câu 58: Xà phòng dùng làm chất tẩy rửa do: A. Làm giảm sức căng bề mặt của nước và gây hư hại màng sinh chất. B. Kìm hãm việc tổng hợp axit nucleic. C. Gây biến tính protein. D. Oxi hóa và làm bất hoạt protein. Câu 59: Số tế bào con tạo ra từ a tế bào sau k lần nguyên phân là: 4
  5. A. 2.k B. a.2k C. 2k D. a.2k Câu 60: Virut: A. Là thực thể có màng tế bào chưa hoàn chỉnh. B. Có nhân sơ C. Có cấu tạo rất đơn giản, gồm 1 loại axit nucleic được bao bọc bởi protein. D. Là thực thể có cấu tạo đơn bào, có kích thước siêu nhỏ. Câu 61. Trong hô hấp tế bào, giai đoạn tạo nhiều ATP nhất là A. đường phân B. chuỗi chuyền điện tử C. chu trình Crep D. Chu trình Canvin Câu 62. . Chất nào sau đây không được dùng để diệt khuẩn trong bệnh viện? A. Kháng sinh. B. Cồn. C. Iôt. D. Hợp chất kim loại nặng. Câu 63. Trong quá trình hô hấp tế bào, ở giai đoạn chu trình Crep, nguyên liệu tham gia trực tiếp vào chu trình là A. glucozo B. axit piruvic C. Axêtyl – Co A D. NADH, FADH Câu 64. Ôxi được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ A. pha tối nhờ quá trình phân li nước B. pha sáng nhờ quá trình phân li nước C. pha tối nhờ quá trình phân li CO2 D. Pha sáng nhờ quá trình phân li CO2 Câu 65. Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự A. G1, G2, S, nguyên phân. B. G1, S, G2, nguyên phân. C. S, G1, G2, nguyên phân. D. G2, G1, S, nguyên phân. Câu 66. Chu kì tế bào có mấy giai đoạn rõ rệt ? A. 4 giai đoạn B. 3 giai đoạn C. 2 giai đoạn D. 1 giai đoạn Câu 67. Xét một tế bào sinh trứng, qua quá trình giảm phân hình thành bao nhiêu tế bào trứng A. 1 trứng B. 2 trứng C. 3 trứng D. 4 trứng Câu 68. Ở cà độc dược (2n = 24), số nhiễm sắc thể đơn có trong 1 tế bào ở kì sau của nguyên phân là A. 24. B. 48. C. 12. D. 36. Câu 69. Vi sinh vật quang tự dưỡng sử dụng nguồn cacbon và nguồn năng lượng là A. CO2, ánh sáng. B. Chất hữu cơ, ánh sáng. C. CO2, hoá học. D. Chất hữu cơ, hoá học. Câu 70. Cơ chế tác động của kháng sinh là A. diệt khuẩn có tính chọn lọc. B. Ôxi hoá các thành phần tế bào. C. gây biến tính các protein. D. Bất hoạt các protein. B/ Câu hỏi tự luận: Câu 1. Chu kỳ tế bào là gì? Nêu diễn biến chính của quá trình NP ? Câu 2. Quang hợp là gì? Nêu diễn biến của các pha quang hợp ? Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đến các quần xã sinh vật? Câu 3. so sánh sự sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục? Tại sao trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát và pha suy vong ? Câu 4. Trình bày các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ. Đề ra các biện pháp phòng bệnh AIDS. Cầu 5. Ở lợn có bộ NST 2n=38. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 4864. Xác định số lần nguyên phân. Câu 6. Một quần thể vsv chứa 104 tế bào nuôi cấy trong mt nuôi cấy liên tục. Hãy xác định số tế bào sau 3 giờ nuôi cấy. Biết thời gian thế hệ là 18 phút. 5