Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì 1 Giáo dục kinh tế và pháp luật Lớp 10 - Năm học 2022-2023

docx 11 trang Hàn Vy 01/03/2023 6120
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì 1 Giáo dục kinh tế và pháp luật Lớp 10 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_giao_duc_kinh_te_va_p.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì 1 Giáo dục kinh tế và pháp luật Lớp 10 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1- LỚP 10- GDKT&PL. NĂM HỌC 2022-2023 I. PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM ( 7 ĐIỂM) Câu 1.1 Trong các hoạt động của con người, hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động A. ít quan trọng. B. bình thường nhất. C. thiết yếu nhất. D. cơ bản nhất. Câu 1.2 Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động đóng vai trò cơ bản nhất, quyết định các hoạt động khác của đời sống xã hội là hoạt động A. sản xuất. B. phân phối. C. tiêu dùng D. trao đổi. Câu 1.3 Quá trình phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất để tạo ra sản phẩm là nội dung của khái niệm A. sản xuất. B. phân phối. C. tiêu dùng D. trao đổi. Câu 1.4 Phân phối cho sản xuất gắn liền với việc phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất khác nhau để A. tạo ra sản phẩm. B. tiêu dùng sản phẩm. C. trao đổi sản phẩm. D. triệt tiêu sản phẩm. Câu 2.1 Câu 7: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào? A. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng B. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, thu nhập C. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thu nhập D. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, cạnh tranh. Câu 2.2 Trong mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, thì phân phối và trao đổi đóng vai trò là A. trung gian. B. nâng đỡ. C. quyết định D. triệt tiêu. Câu 2.3 Phân phối cho sản xuất gắn liền với việc phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất khác nhau để A. tạo ra sản phẩm. B. tiêu dùng sản phẩm. C. trao đổi sản phẩm. D. triệt tiêu sản phẩm. Câu 2.4 Khi tiến hành phân bổ nguyên vật liệu của công ty tới các bộ phận khác nhau trong dây chuyền sản xuất, quá trình này này gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế xã hội ? DH2A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. phân phối.D. trao đổi. Câu 3.1 Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động nào dưới đây gắn liền với hoạt động trao đổi ? A. Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. B. Đẩy mạnh việc bán hàng trực tuyến. C. Xuất khẩu hàng hóa ra ngước ngoài. D. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Câu 3.2 Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng? A. Động lực cho sản xuất phát triển. B. “Đơn đặt hàng" cho sản xuất. C. Điều tiết hoạt động trao đổi. D. Quyết định phân phối thu nhập.
  2. Câu 3.3 Việc làm nào dưới đây gắn liền với hoạt động tiêu dùng trong nền kinh tế xã hội A. Phân bổ vật tư sản xuất. B. Vận chuyển hàng hóa. C. Chế biến gạo thành thức ăn chăn nuôi. D. Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi. Câu 3.4 Khi tiến hành phân bổ nguyên vật liệu của công ty tới các bộ phận khác nhau trong dây chuyền sản xuất, quá trình này này gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế xã hội ? D A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. trao đổi. Câu 4.1 Chủ thể sản xuất là những người DH2 A. phân phối hàng hóa, dịch vụ. B. hỗ trợ sản xuất hàng hóa, dịch vụ. C. trao đổi hàng hóa, dịch vụ. D. sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Câu 4.2 Trong nền kinh tế, chủ thể nào đóng vai trò là cầu nối giữa chủ thể sản xuất và chủ thể tiêu dùng? A. chủ thể trung gian. B. Nhà đầu tư chứng khoán. C. chủ thể doanh nghiệp. D. chủ thể nhà nước. Câu 4.3 Những người sản xuất để cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là chủ thể A. phân phối. B. sản xuất. C. nhà nước. D. tiêu dùng. Câu 4.4 Trong nền kinh tế hàng hóa, người tiến hành các hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng cá nhân được gọi là A. chủ thể tiêu dùng. B. chủ thể trung gian. C. chủ thể nhà nước D. chủ thể sản xuất. Câu 5.1 Một trong những vai trò của chủ thể kinh tế nhà nước là A. thúc đẩy lạm phát gia tăng. B. tăng tỷ lệ thất nghiệp cơ học. C. giảm tỷ lệ trẻ mù chữ. D. quản lý vĩ mô nền kinh tế. Câu 5.2 Trong nền kinh tế hàng hóa, người tiến hành các hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất được gọi là A. chủ thể tiêu dùng. B. chủ thể trung gian. C. chủ thể nhà nước D. chủ thể sản xuất. Câu 5.3 Mục tiêu cơ bản mà các chủ thể sản xuất hướng tới là A. làm công tác từ thiện. B. triệt tiêu đối thủ. C. tiêu dùng. D. lợi nhuận. Câu 5.4 Trong nền kinh tế nước ta, chủ thể nhà nước có vai trò quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực nào dưới đây? A. Giáo dục. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Xã hội. Câu 6.1 Trong nền kinh tế hàng hóa, việc làm nào dưới đây thể hiện vai trò quản lý kinh tế của nhà nước? A. Mua, tích trữ rồi bán lại hàng hóa. B. Tiêu dùng hàng hóa cho cá nhân. C. Xây dựng chiến lược kinh tế vùng. D. Giới thiệu việc làm cho người lao động.
  3. Câu 6.2 Hành vi nào dưới đây gắn liền với chủ thể tiêu dùng? A. Phối phối thực phẩm. B. Sản xuất thực phẩm. C. Chế biến thực phẩm. D. Xuất khẩu thực phẩm. Câu 6.3 Chủ thể trung gian không có vai trò nào dưới đây ? A. Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. B. Phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. C. Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hiệu quả. D. Tạo ra sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng. Câu 6.4 Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể tiêu dùng thường gắn với việc làm nào dưới đây? A. Mua gạo về ăn. B. Giới thiệu việc làm. C. Sản xuất hàng hóa. D. Phân phối hàng hóa. Câu 7.1 Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, thị trường được chia thành: A. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. B. Thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng. C. Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước. D. Thị trường ô tô, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán, Câu 7.2 Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng A. làm trung gian trao đổi. B. đo lường giá trị hàng hóa. C. thừa nhận giá trị hàng hóa. D. biểu hiện bằng giá cả. Câu 7.3 Các nhân tố cơ bản của thị trường là A. hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán. B. hàng hoá, tiền tệ, giá cả. C. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. D. tiền tệ, người mua, người bán. Câu 7.4 Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ A. Sản xuất – tiêu dùng. B. Hàng hóa – tiền tệ. C. Trung gian – nhà nước. D. Phân phối – sản xuất. Câu 8.1 Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định? A. Người làm dịch vụ. B. Nhà nước. C. Thị trường. D. Người sản xuất. Câu 8.2 Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường không có chức năng cơ bản nào sau đây? A. Điều tiết sản xuất. B. Cung cấp thông tin. C. Kích thích tiêu dùng. D. Phương tiện cất trữ. Câu 8.3 Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ A. Thưởng – phạt. B. Cho – nhận. C. Trên – dưới D. Mua – bán. Câu 8.4 Theo phạm vi của quan hệ mua bán, thị trường được phân chia thành thị trường A. trong nước và quốc tế. B. hoàn hảo và không hoàn hảo. C. truyền thống và trực tuyến. D. cung - cầu về hàng hóa.
  4. Câu 9.1 Thị trường cung cấp những thông tin, quy mô cung cầu, chất lượng, cơ cấu, chủng loại hàng hóa, điều kiện mua bán là thể chức năng nào dưới đây của thị trường? A. Thông tin. B. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng. C. Mã hóa. D. Điều tiết sản xuất. Câu 9.2 Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kịp thời đưa ra quyết định nhằm thu lợi nhuận cao, người bán hàng phải căn cứ vào chức năng nào dưới đây của thị trường? A. Thanh toán. B. Thông tin. C. Điều phối. D. Thực hiện. Câu 9.3 Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi một hàng hóa đem ra thị trường và không được thị trường chấp nhận khi đó chức năng nào dưới đây của thị trường chưa được thực hiện? A. Phân hóa giữa những người sản xuất. B. Thừa nhận các thuộc tính hàng hóa. C. Thông tin cho người sản xuất. D. Điều tiết sản xuất và lưu thông. Câu 10.1 Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó được gọi là A. giá trị sử dụng B. tiêu dùng sản phẩm. C. phân phối sản phẩm. D. giá cả hàng hoá. Câu 10.2 Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, việc điều tiết của cơ chế thị trường được ví như A. thượng đế B. mệnh lệnh. C. ý niệm tuyệt đối. D. bàn tay vô hình. Câu 10.3 Giá bán thực tế của hàng hoá do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định được gọi là A. giá cả cá biệt. B. giá cả thị trường. C. giá trị thặng dư. D. giá trị sử dụng. Câu 11.1 Hệ thông các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là: A. Thị trường. B. Cơ chế thị trường. C. Giá cả thị trường. D. Kinh tế thị trường. Câu 11.2 Một trong những tác động tích cực của cơ chế thị trường là A. tăng cường đầu cơ tích trữ. B. hủy hoại môi trường sống. C. xuất hiện nhiều hàng giả. D. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 11.3 Nhận định nào dưới đây nói về nhược điểm của cơ chế thị trường. A. Thúc đẩy phát triển kinh tế. B. Kích thích đổi mới công nghệ. C. Làm cho môi trường bị suy thoái. D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. Câu 11.4 Trong nền kinh tế hàng hóa, giá cả thị trường được hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa các chủ thể kinh tế tại A. quốc gia giàu có. B. thời điểm cụ thể. C. một cơ quan nhà nước. D. một địa điểm giao hàng. Câu 12.1 Trong nền kinh tế hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực cơ chế thị trường? A. Giành ưu thế về khoa học và công nghệ. B. Tìm kiếm cơ hội đầu tư thuận lợi C. Hủy hoại tài nguyên môi trường. D. Giành thị trường có lợi để bán hàng.
  5. Câu 12.2 Nội dung nào dưới đây không đúng về chức năng của giá cả thị trường? A. Là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh. B. Là căn cứ để người sản xuất kinh doanh thu hẹp sản xuất. C. Là căn cứ để người tiêu dùng điều tiết tiêu dùng. D. Là công cụ để thực hiện xoá đói giảm nghèo. Câu 12.3 Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực của cơ chế thị trường? A. Làm giả thương hiệu hàng hóa. B. Giành nguồn nguyên liệu thuận lợi. C. Giành ưu thế về khoa học công nghệ. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Câu 12.4 Câu tục ngữ "Cá lớn nuốt cá bé" chỉ quy luật kinh tế nào? A. Quỵ luật cạnh tranh B. Quỵ luật lưu thông tiền tệ C. Quỵ luật cung - cẩu D. Quy luật giá trị Câu 13.1 Ngân sách nhà nước do cơ quan nào quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước? A. Chính phủ. B. Chủ tịch nước. C. cơ quan địa phương. D. cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Câu 13.2 Theo quy định của Luật ngân sách thì ngân sách địa phương là các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp. A. nhà nước. B. địa phương C. địa phương D. trung ương. Câu 13.3 Một trong những vai trò của ngân sách nhà nước đó là A. công cụ để Nhà nước điều tiết thị trường. B. tạo lập quỹ phòng chống thiên tai C. tạo lập quỹ dự trữ quốc gia . D. công cụ để đẩy mạnh xuất khẩu. Câu 13.4 Một trong những vai trò cơ bản của ngân sách nhà nước là góp phần A. hoàn trả trực tiếp cho người dân. B. chia đều sản phẩm thặng dư. C. duy trì hoạt động bộ máy nhà nước. D. phân chia mọi nguồn thu nhập. Câu 14.1 Theo quy định của Luật ngân sách, ai được quyền quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước? A. Những người đứng đầu cơ quan Bộ nhà nước. B. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. C. Các cơ quan thuộc doanh nghiệp nhà nước. D. Các cơ quan lãnh đạo ở địa phương. Câu 14.2 Nội dung nào không phải là vai trò của ngân sách nhà nước? A. Phân phối lại thu nhập cho người dân. B. Huy động nguồn vốn cho nền kinh tế. C. Công cụ quan trọng để kiềm chế lạm phát. D. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế
  6. Câu 14.3 Theo quy định của Luật ngân sách, Ngân sách nhà nước không có các khoản thu nào dưới đây? A. Thu từ dầu thô. B. Quỹ dự trữ tài chính C. Thu viện trợ. D. Thu nội địa. Câu 14.4 Trường hợp nào dưới đây được gọi là bội chi ngân sách nhà nước? A. Tổng thu nhỏ hơn tổng chi B. Tổng thu lớn hơn hoặc bằng tổng chi. C. Tổng thu nhỏ hơn hoặc bằng tổng chi. D. Tổng thu lớn hơn tổng chi Câu 15.1 Nhà nước có quyền gì đối với các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước? A. quyền sử dụng B. quyền quyết định C. quyền sở hữu D. quyền sở hữu và quyết định Câu 15.2 Nội dung nào dưới đây không phản ánh vai trò của ngân sách nhà nước? A. Duy trì mối quan hệ của các doanh nghiệp. B. Tạo một nền tảng chính trị ổn định. C. Góp phần đảm bảo an sinh xã hội. D. Thúc đẩy và tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Câu 15.3 Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở nào? A. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. B. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước C. Luật Bồi thường nhà nước. D. Luật Ngân sách nhà nước. Câu 15.4 Ngân sách nhà nước không thực hiện vai trò nào dưới đây? A. Kiềm chế lạm phát. B. Nâng cao tỷ lệ thất nghiệp. C. Bình ổn giá cả. D. điều tiết thị trường. Câu 16.1 Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước có tính chất gì? A. Bắt buộc. B. Tự nguyện. C. Không bắt buộc. D. Cưỡng chế. Câu 16.2 Theo quy định của pháp luật, thuế là khoản thu mang tính A. bắt buộc. B. tự nguyện. C. thỏa thuận. D. điều hòa. Câu 16.3 Thuế là nguồn thu chính của A. các hộ kinh doanh. B. các doanh nghiệp. C. ngân sách gia đình. D. ngân sách nhà nước. Câu 16.4 Một trong những vai trò của thuế biểu hiện ở việc, nhà nước sử dụng thuế là một trong những công cụ để A. điều tiết thu nhập. B. đầu cơ tích trữ. C. kiềm chế tăng trưởng. D. gia tăng thất nghiệp. Câu 17.1 Theo quy định của pháp luật về thuế, nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của thuế? A. Thực hiện công bằng xã hội. B. Điều tiết thị trường tiêu dùng. C. Điều tiết thu nhập trong xã hội. D. Gia tăng sự lệ thuộc vào nhà nước
  7. Câu 17.2 Loại thuế nào dưới đây mà nhà nước thông qua việc thu thuế của người sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa nhằm động viên thu nhập một phần của người tiêu dùng sử dụng dịch vụ/ hàng hóa. A. Thuế trực thu. B. Thuế gián thu. C. Thuế thu nhập doanh nghiệp. D. Thuế thu nhập cá nhân. Câu 17.3 Loại thuế thu vào các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt được gọi là thuế A. tiêu thụ đặc biệt. B. thu nhập cá nhân. C. giá trị gia tăng. D. thu nhập doanh nghiệp. Câu 17.4 Công dân thực hiện tốt pháp luật về thuế khi thực hiện hành vi nào dưới đây? A. làm giả hồ sơ nộp thuế. B. gian lận kê khai nộp thuế. C. kê khai đầy đủ hồ sơ thuế. D. hủy hoại hồ sơ thuế. Câu 18.1 Nội dung nào đúng về mô hình công ti trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên? A. Có từ 2 đến 40 thành viên là tổ chức cá nhân. B. Có từ 2 đến 60 thành viên là tổ chức cá nhân. C. Có từ 2 đến 30 thành viên là tổ chức cá nhân. D. Có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức cá nhân. Câu 18.2 Về mặt pháp lý doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp là A. đại diện theo pháp luật. B. tư cách pháp nhân. C. luật sư của công ty D. nhân viên công ty. Câu 18.3 Đối với công ty hợp danh thì thành viên tham gia thành lập phải là A. tổ chức. B. pháp nhân. C. đại diện chính quyền. D. cá nhân. Câu 18.4 Một trong những ưu điểm của mô hình sản xuất hộ kinh doanh là A. vốn đầu tư lớn. B. có nhiều công ty con. C. huy động nhiều lao động. D. quản lý gọn nhẹ. Câu 19.1 Một trong những ưu điểm của mô hình sản xuất hộ kinh doanh là A. quy mô nhỏ. B. không phải đóng thuế. C. không cần đăng ký. D. quy mô lớn. Câu 19.2 Mô hình kinh tế nào dưới đây dựa trên hình thức đồng sở hữu, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh? A. Công ty hợp danh B. Hộ kinh doanh. C. Hộ gia đình. D. Hợp tác xã. Câu 19.3 Một trong những đặc điểm của doanh nghiệp là có tính A. tổ chức. B. phi lợi nhuận. C. tính nhân đạo. D. tự phát. Câu 19.4 Một trong những vai trò quan trọng của sản xuất kinh doanh là góp phần A. giải quyết việc làm. B. tàn phá môi trường. C. duy trì thất nghiệp. D. thúc đẩy khủng hoảng.
  8. Câu 20.1 Một trong những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp tư nhân không có A. luật sư hỗ trợ. B. hóa đơn thuế. C. tài sản cố định. D. tư cách pháp nhân. Câu 20.2 Mô hình kinh tế hợp tác xã được thành lập dựa trên nguyên tắc cơ bản nào dưới đây? A. Cưỡng chế. B. Tự nguyện. C. Bắt buộc. D. Độc lập. Câu 20.3 Một trong những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp không A. phải là một. B. giống nhau. C. bị tịch thu. D. tách bạch. Câu 20.4 Theo quy định của pháp luật, để thành lập mô hình kinh tế hợp tác xã phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên tham gia thành lập? A. 5 thành viên. B. 6 thành viên. C. 7 thành viên. D. 8 thành viên. Câu 21.1 Sản xuất kinh doanh không có vai trò nào dưới đây A. Thúc đẩy phát triển kinh tế. B. Đem lại cuộc sống ấm no C. Phát triển văn hóa, xã hội. D. Hủy hoại môi trường. Câu 21.2 Chủ thể mô hình hộ sản xuất kinh doanh là công dân Việt Nam, do một cá nhân hoặc một A. tổng công ty. B. tập đoàn. C. pháp nhân. D. nhóm người. Câu 21.3 Hình thức sản xuất kinh doanh với các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để sản xuất kinh doanh được gọi là gì ? A. Mô hình kinh tế hộ gia đình. B. Mô hình kinh tế khác. C. Mô hình kinh tế hợp tác xã. D. Mô hình kinh tế doanh nghiệp. Câu 21.4 Doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung, cùng nhau kinh doanh dưới một tên, chung gọi là doanh nghiệp A. tư nhân. B. hợp tác xã. C. hợp danh. D. cổ phần. Câu 22.1 Trong mọi mô hình sản xuất kinh doanh thì yếu tố nào sau đây quyết định sự thành công? A. Con người B. Tài chính C. Dây chuyền, công nghệ, máy móc D. Bí quyết kinh doanh Câu 22.2 Đâu không phải là vai trò của sản xuất kinh doanh? A. Nâng thu nhập bình quân đầu người B. Giảm tỉ lệ tệ nạn xã hội C. Kích thích sự phát triển của khoa học kĩ thuật D. Tạo ra sự công bằng cho mọi người trong xã hội Câu 22.3 Một trong những hạn chế của mô hình sản xuất hộ kinh doanh là A. dễ tạo việc làm. B. quản lý gọn nhẹ. C. khó huy động vốn. D. có quy mô nhỏ. Câu 23.1 Mô hình kinh tế hợp tác xã là mô hình kinh tế thể hiện tính chất nào dưới đây? A. Tính hợp tác và tính tư nhân. B. Tính kinh tế và tính xã hội. C. Tính tư nhân và tính xã hội. D. Tính kinh tế và tính tư nhân.
  9. Câu 23.2 Xét về loại hình sở hữu, mô hình kinh tế hợp tác xã được dựa trên hình thức sở hữu nào dưới đây? A. Sở hữu tư nhân. B. sở hữu tập thể. C. sở hữu nhà nước. D. Sở hữu cá nhân. Câu 23.3 Công ty H là công ty được hình thành bằng vốn đóng góp của hàng trăm cổ đông .Lợi nhuận của công ty được chia đều theo số cổ phần. Vậy công ty H thuộc mô hình doanh nghiệp nào dưới đây ? A. Công ty hợp danh. B. Công ty cổ phần. C. Doanh nghiệp tư nhân. D. Công ty có nhiều cổ đông. Câu 24.1 Một trong những đặc điểm của tín dụng là A. tính vĩnh viễn. B. tính bắt buộc. C. tính phổ biến. D. dựa trên sự tin tưởng. Câu 24.2 Trong quá trình cho vay có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và chi phí sử dụng dịch vụ tín dụng được gọi là gì ? A. Tiền dịch vụ. B. Tiền lãi. C. Tiền gốc. D. Tiền phát sinh. Câu 24.3 Một trong những vai trò của tín dụng là huy động nguồn vốn nhàn dỗi vào A. cá độ bóng đá. B. lừa đảo chiếm đoạt tài sản. C. sản xuất kinh doanh. D. các dịch vụ đỏ đen. Câu 24.4 Một trong những vai trò của tín dụng là A. bần cùng hóa người đi vay nợ. B. tăng lượng vốn đầu tư sản xuất. C. kiềm chế việc làm trái pháp luật. D. tư bản hóa chủ thể cho vay nợ. Câu 25.1 Nội dung nào sau đây không phản ánh đặc điểm của tín dụng ? A. Dựa trên sự tin tưởng. B. Tính hoàn trả. C. Tính tạm thời. D. Tính bắt buộc. Câu 25.2 Ngân hàng cho anh A vay sau khi xem xét và tin tưởng anh A là người sử dụng vốn có hiệu quả, có khả năng trả nợ đúng hạn ngân hàng . Việc ngân hàng cho anh A vay nói đến đặc điểm nào dưới đây của tín dụng ? A. Có tính tự trọng. B. Có sự tin tưởng. C. Có tính tạm thời. D. Có tính hoàn trả gốc và lãi. Câu 25.3 Theo quy định của pháp luât những tổ chức nào sau đây được phép cấp tín dụng? A. Kho bạc B. Chi cục thuế C. Các ngân hàng thương mại D. Tiệm cầm đổ Câu 25.4 Tín dụng có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội ? A. Là công cụ điều tiết kinh tế- xã hội của Nhà nước. B. Là công cụ giảm tỉ lệ mắc bệnh. C. Là công cụ giảm tỉ lệ ô nhiễm môi trường. D. Là công cụ giảm lạm phát.
  10. Câu 26.1 Một trong những căn cứ quan trọng để thực hiện hình thức tín dụng cho vay thế chấp được thực hiện là người vay phải có A. đầy đủ quan hệ nhân thân. B. tài sản đảm bảo. C. địa vị chính trị. D. tư cách pháp nhân. Câu 26.2 Một trong những ưu điểm khi thực hiện hình thức tín dụng cho vay thế chấp là A. không cần hồ sơ thủ tục. B. số tiền được vay thường lớn. C. thủ tục đơn giản. D. dựa vào sở thích của người vay. Câu 26.3 Với loại hình tín dụng nhà nước, nhà nước cung cấp dịch vụ tín dụng cho các chủ thể của nền kinh tế thông qua việc A. cho vay đầu tư hỗ trợ. B. phát hành thẻ tiêu dùng. C. đầu tư mua vàng tích trữ. D. cấp tiền không thu hồi. Câu 26.4 Một trong những hạn chế khi thực hiện hình thức tín dụng cho vay tín chấp là A. thời gian cho vay ngắn. B. phải chứng minh nhiều tài sản. C. thời hạn trả nợ rất lâu dài. D. bên vay chuẩn bị nhiều hồ sơ. Câu 27.1 Hình thức tín dụng nào dưới đây không có sự tham gia của hệ thống ngân hàng? A. Tín dụng thương mai. B. Tín dụng ngân hàng. C. Tín dụng nhà nước. D. Cho vay thế chấp. Câu 27.2 Hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với các chủ thể khác của nền kinh tế là nội dung của dịch vụ tín dụng nào dưới đây? A. Tín dụng thương mại. B. Tín dụng doanh nghiệp. C. Tín dụng tiêu dùng. D. Tín dụng nhà nước. Câu 27.3 Người vay tham gia mua hàng hóa trả góp của doanh nghiệp liên kết với công ty tài chính thuộc dịch vụ tín dụng nào sau đây? A. Tín dụng ngân hàng. B. Tín dụng tiêu dùng C. Tín dụng nhà nước. D. Tín dụng thương mại. Câu 27.4 Đặc điểm nào sau đây của ngân hàng chính sách xã hội khác với các ngân hàng thương mại khác? A. Thủ tục đơn giản, lãi suất cao. B. Được thỏa thuận thời hạn trả nợ. C. Là hình thức dịch vụ tín dụng. D. Không vì mục đích lợi nhuận. Câu 28.1 Hình thức tín dụng trong đó hàng tháng người vay phải trả lãi và một phần số nợ gốc là loại hình tín dụng nào dưới đây? A. Cho vay thế chấp. B. Trái phiếu doanh nghiệp. C. Cho vay tín chấp. D. Cho vay trả góp. Câu 28.2 Nội dung nào sau đây là lợi ích của việc sử dụng credit card? A. Hạn chế rủi ro việc giữ tiền mặt. B. Thể hiện đẳng cấp của người dùng. C. Chi tiêu thoải mái không giới hạn định mức.
  11. D. Có thể sử dụng ở bất kì nơi nào. Câu 28.3 Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng tiêu dùng? A. Người vay là cá nhân, hộ gia đình. B. Số tiền được vay thường không lớn. C. Bao gồm cả tiêu dùng của doanh nghiệp. D. Mục đích vay để tiêu dùng. Câu 28.4 Hình thức tín dụng nào dưới đây có đối tượng huy động là hàng hóa? A. Cho vạy trả góp. B. Tín dụng nhà nước. C. Tín dụng thương mại. D. tín dụng ngân hàng. PHẦN II: TỰ LUẬN (3 điểm) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế. Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống xã hội. Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân. ( Mục 1, 2, 3)