Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Hoài Anh 17/05/2022 4210
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_7_na.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 7 NĂM HỌC 2021-2022 I/ NỘI DUNG ÔN TẬP - Chủ đề: Ngành động vật nguyên sinh - Chủ đề: Ngành ruột khoang - Chủ đề: Các ngành giun ( giun dẹp, giun tròn, giun đốt) - Chủ đề: Ngành thân mềm - Chủ đề: Ngành chân khớp ( lớp giáp xác, lớp hình nhện, lớp sâu bọ) II/ HÌNH THỨC THI: 100% trắc nghiệm - Mức độ nhận thức trong bài kiểm tra: 4Biết-3 Hiểu- 2VD-1VDC - Số lượng: 40 câu/ đề - Thời gian thi: 45 phút III/ MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trùng roi khác thực vật ở những điểm nào? A. Có khả năng di chuyển B. Có diệp lục C. Tự dưỡng D. Có cấu tạo tế bào Câu 2: Môi trường sống của thủy tức là gì? A. Nước ngọt B. Nước mặn C. Nước lợ D. Trên cạn Câu 3: Mỗi ngày, sán lá gan đẻ bao nhiêu trứng? A. 1000 trứng B. 2000 trứng C. 3000 trứng D. 4000 trứng Câu 4: Sán lá gan bám vào vật chủ nhờ cơ quan nào? A. Chân giả B. Lông bơi C. Giác bám D. Lỗ miệng Câu 5: Nhờ đâu mà giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người? A. Lớp vỏ cutin B. Di chuyển nhanh C. Có hậu môn D. Cơ thể hình ống Câu 6: Giun đũa có đặc điểm sinh sản là: A. Lưỡng tính B. Phân tính C. Lưỡng tính và phân tính D. Vô tính Câu 7: Giun đất có lối sống như thế nào? A. Tự do B. Kí sinh C. Có giai đoạn tự do, có giai đoạn kí sinh D. Sống bám Câu 8: Cơ quan hô hấp của giun đất là: A. Mang B. Da C. Phổi D. Da và phổi Câu 9: Loài nào sau đây không thuộc ngành Thân mềm? A. Trai B. Rươi C. Hến D. Ốc Câu 10: Thân mềm nào gây hại cho con người? A. Sò B. Mực C. Ốc vặn D. Ốc sên Câu 11: Cơ thể tôm có mấy phần? A. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng B. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng C. Có 2 phần là thân và các chi
  2. D. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi Câu 12: Cơ quan nào làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cơ thể tôm? A. Râu B. Vỏ cơ thể C. Đuôi D. Các đôi chân Câu 13: Bộ phận nào của nhện KHÔNG thuộc phần đầu – ngực? A. Đôi kìm B. Đôi chân xúc giác C. 4 đôi chân bò D. Lỗ sinh dục Câu 14: Cơ quan nào sinh ra tơ nhện? A. Núm tuyến tơ B. Đôi kìm C. Lỗ sinh dục D. 4 đôi chân bò Câu 15: Cơ thể châu chấu chia làm mấy phần? A. Có hai phần gồm đầu và bụng B. Có hai phần gồm đầu ngực và bụng C. Có ba phần gồm đầu, ngực và bụng D. Cơ thể chỉ là một khối duy nhất Câu 16: Thức ăn của châu chấu là? A. Thực vật B. Động vật C. Máu người D. Mùn hữu cơ Câu 17: Trùng biến hình di chuyển như thế nào? A. Thẳng tiến B. Xoay tròn C. Vừa tiến vừa xoay D. Cách khác Câu 18: Vật trung gian truyền trùng sốt rét cho con người là? A. Ruồi B. Muỗi Anôphen C. Chuột D. Gián Câu 19: Loài ruột khoang nào không có khả năng di chuyển? A. Thủy tức B. Sứa C. San hô D. Sứa lược Câu 20: Cơ thể sứa có dạng đối xứng gì? A. Đối xứng tỏa tròn B. Đối xứng hai bên C. Dẹt 2 đầu D. Không có hình dạng cố định Câu 21: Giun dẹp thường kí sinh ở những bộ phận nào? A. Ruột non B. Máu C. Gan D. Ruột non, máu, gan Câu 22: Giun kim xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào? A. Đường tiêu hóa B. Qua da C. Đường hô hấp D. Qua máu Câu 23: Thức ăn của đỉa là gì? A. Máu B. Mùn hữu cơ C. Động vật nhỏ khác D. Thực vật Câu 24: Trai lấy mồi ăn bằng cách nào? A. Dùng chân giả bắt lấy con mồi B. Lọc nước C. Kí sinh trong cơ thể vật chủ D. Tấn công làm tê liệt con mồi Câu 25: Loài nào có tập tính đào lỗ đẻ trứng? A. Ốc vặn B. Ốc sên C. Sò D. Mực Câu 26: Loài giáp xác nào bám vào vỏ tàu thuyền làm giảm tốc độ di chuyển? A. Mọt ẩm B. Tôm sông C. Con sun D. Chân kiếm Câu 27: Cái ghẻ sống ở đâu? A. Dưới biển B. Trên cạn C. Trên da người D. Máu người Câu 28: Loài sâu bọ nào có tập tính kêu vào mùa hè? A. Ve sầu B. Dế mèn C. Bọ ngựa D. Chuồn chuồn Câu 29: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống kí sinh? A. Trùng giày, trùng sốt rét B. Trùng roi, trùng kiết lị C. Trùng biến hình, trùng giày D. Trùng kiết lị, trùng sốt rét Câu 30: Động vật nguyên sinh có tác hại gì?
  3. A. Là thức ăn cho động vật khác B. Chỉ thị môi trường C. Kí sinh gây bệnh D. Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo nên vỏ Trái Đất Câu 31: Loài ruột khoang nào không di chuyển? A. San hô và sứa B. Hải quỳ và thủy tức C. San hô và hải quỳ D. Sứa và thủy tức Câu 32: Loài ruột khoang nào làm chỉ thị cho tầng địa chất? A. Hải quỳ B. Thủy tức C. Sứa D. San hô Câu 33: Để phòng chống giun dẹp kí sinh, cần phải làm gì? A. Ăn chín, uống sôi B. Diệt giun sán định kì C. Diệt các vật chủ trung gian D. Ăn chín uống sôi, diệt giun sán định kì, diệt các vật chủ trung gian Câu 34: Tác hại của giun móc câu đối với cơ thể người như thế nào? A. Hút máu, bám vào niêm mạc tá tràng B. Làm người bệnh xanh xao, vàng vọt C. Gây ngứa ở hậu môn D. Kí sinh hút máu ở tá tràng làm người bệnh xanh xao, vàng vọt Câu 35: Loài nào thuộc ngành giun đốt được khai thác làm thức ăn cho cá cảnh? A. Giun đỏ B. Đỉa C. Rươi D. Giun đất Câu 36: Loài thân mềm nào được dùng để làm đồ trang sức? A. Ốc sên B. Ốc bươu vàng C. Bạch tuộc D. Trai Câu 37: Giun đốt có hệ tuần hoàn tiến hóa hơn giun dẹp và giun tròn ở chỗ nào? A. Có hệ tuần hoàn, có máu B. Chưa có hệ tuần hoàn, có máu C. Chưa có hệ tuần hoàn, không có máu D. Có hệ tuần hoàn, không có máu Câu 38: Loài giáp xác nào mang lại thực phẩm cho con người? A. Chân kiếm B. Mọt ẩm C. Tôm hùm D. Con sun Câu 39: Bọ cạp có độc ở bộ phận nào? A. Kìm B. Trên vỏ cơ thể C. Trong miệng D. Cuối đuôi Câu 40: Chân khớp nào có hại với đời sống con người? A. Tôm B. Tép C. Mọt hại gỗ D. Ong mật Câu 41: Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ bào quan nào? A. Sắc tố ở màng cơ thể B. Màu sắc của hạt diệp lục C. Màu sắc của điểm mắt D. Sự trong suốt của màng cơ thể Câu 42: Thủy tức là đại diện thuộc ngành nào? A. Ngành động vật nguyên sinh B. Ngành ruột khoang C. Ngành thân mềm D. Ngành chân khớp Câu 43: Vật chủ của sán lá gan là loài nào? A. Lợn B. Gà, vịt C. Ốc ruộng D. Trâu, bò Câu 44: Nơi kí sinh của sán lá gan ở trâu, bò là bộ phận nào? A. Gan B. Tim C. Phổi D. Ruột non
  4. Câu 45: Giun đũa kí sinh ở đâu trong cơ thể người? A. Máu B. Ruột non C. Cơ bắp D. Gan Câu 46: Cơ thể giun đũa trưởng thành dài bao nhiêu? A. 5cm B. 15cm C. 25cm D. 35cm Câu 47: Giun đất có đặc điểm sinh sản như thế nào? A. Phân tính B. Lưỡng tính C. Vô tính D. Hữu tính Câu 48: Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất? A. Hô hấp B. Tiêu hóa C. Lấy thức ăn D. Tìm nhau giao phối Câu 49: Vỏ trai cấu tạo gồm mấy lớp? A. 2 lớp là lớp đá vôi và lớp sừng B. 2 lớp là lớp xà cừ và lớp đá vôi C. 3 lớp là lớp sừng, lớp biểu bì và lớp đá vôi D. 3 lớp là lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ Câu 50: Động vật thân mềm nào sống trên cạn? A. Bạch tuộc B. Mực C. Ốc sên D. Sò Câu 51: Động vật nào sau đây KHÔNG thuộc Lớp giáp xác? A. Tôm sông B. Nhện C. Cua D. Rận nước Câu 52: Cơ quan hô hấp của tôm sông là gì? A. Phổi B. Da C. Mang D. Da và phổi Câu 53: Cơ thể nhện có bao nhiêu phần? A. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng B. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng C. Có 2 phần là thân và các chi D. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi Câu 54: Nhện bắt mồi và tự vệ được là nhờ có bộ phận nào? A. Đôi chân xúc giác B. Đôi kìm C. 4 đôi chân bò D. Núm tuyến tơ Câu 55: Châu chấu là đại diện thuộc lớp nào? A. Giáp xác B. Thân mềm C. Sâu bọ D. Hình nhện Câu 56: Châu chấu di chuyển bằng cách nào? A. Bò bằng cả 3 đôi chân B. Nhảy bằng đôi chân sau (càng) C. Nhảy bằng đôi chân sau và bay bằng cánh D. Bò, nhảy, bay Câu 57: Trùng biến hình di chuyển được nhờ cơ quan nào? A. Các lông bơi B. Roi dài C. Chân giả D. Không bào co bóp Câu 58: Trùng kiết lị lây nhiễm vào cơ thể người qua con đường nào? A. Qua đường hô hấp B. Qua đường tiêu hóa C. Qua đường máu D. Cách khác Câu 59: Loài ruột khoang nào sống ở môi trường nước ngọt? A. Sứa B. San hô C. Thủy tức D. Hải quỳ Câu 60: Sứa di chuyển bằng cách nào? A. Di chuyển lộn đầu B. Di chuyển sâu đo C. Co bóp dù D. Không di chuyển Câu 61: Giun dẹp chủ yếu sống ở đâu? A. Tự do B. Kí sinh C. Tự do hay kí sinh D. Hình thức khác
  5. Câu 62: Giun kim sống kí sinh ở đâu trong cơ thể người? A. Ruột già trẻ em B. Cơ bắp C. Gan, mật D. Máu Câu 63: Đỉa sống ở đâu? A. Kí sinh trong cơ thể B. Kí sinh ngoài C. Tự dưỡng như thực vật D. Sống tự do Câu 64: Trai tự vệ nhờ cách nào? A. Di chuyển nhanh B. Ẩn nấp trong môi trường bùn C. Có lớp vỏ cứng D. Ẩn nấp trong môi trường bùn và có lớp vỏ cứng Câu 65: Thân mềm nào KHÔNG có vỏ cứng bảo vệ ngoài cơ thể? A. Sò B. Ốc sên C. Bạch tuộc D. Ốc vặn Câu 66: Đặc điểm nào KHÔNG phải của loài mọt ẩm? A. Có thể bò B. Sống ở biển C. Sống trên cạn D. Thở bằng mang Câu 67: Loài động vật nào KHÔNG thuộc lớp Hình nhện? A. Nhện B. Bọ cạp C. Tôm ở nhờ D. Cái ghẻ Câu 68: Sâu bọ nào phá hoại đồ gỗ? A. Bọ cạp B. Châu chấu C. Mọt hại gỗ D. Bọ ngựa Câu 69: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống tự do? A. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi B. Trùng roi, trùng kiết lị, trùng giày C. Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị D. Trùng giày, trùng sốt rét, trùng kiết lị Câu 70: Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có hình thức dinh dưỡng? A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng D. Hoại dưỡng Câu 71: Loài nào sau đây không thuộc ngành Ruột khoang? A. Sứa B. Thủy tức C. Trùng sốt rét D. San hô Câu 72: Lợi ích của ruột khoang đem lại là gì? A. Làm thức ăn B. Làm đồ trang sức C. Làm vật liệu xây dựng D. Làm thức ăn, đồ trang sức, vật liệu xây dựng Câu 73: Uống thuốc tẩy giun đúng cách mấy lần/ năm? A. 1 lần/năm B. 2 lần/năm C. 3 lần/năm D. 4 lần/năm Câu 74: Giun móc câu xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào? A. Da B. Máu C. Đường tiêu hóa D. Đường hô hấp Câu 75: Giun đốt mang lại lợi ích gì cho con người? A. Làm thức ăn cho người B. Làm thức ăn cho động vật khác C. Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ D. Làm thức ăn cho người, cho động vật và đất trồng màu mỡ Câu 76: Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước? A. Trai, hến B. Mực, bạch tuộc C. Sò, ốc sên D. Sứa, ngao Câu 77: Cấu trúc nào của giun đất tiến hóa hơn giun dẹp và giun tròn? A. Hệ sinh dục phân hóa có đai sinh dục B. Hệ tiêu hóa C. Hệ tuần hoàn D. Hệ thần kinh
  6. Câu 78: Loài giáp xác nào là thức ăn chủ yếu cho cá? A. Mọt ẩm B. Tôm ở nhờ C. Cua nhện D. Rận nước Câu 79: Thức ăn của loài ve bò là gì? A. Cỏ B. Động vật nhỏ hơn C. Máu động vật D. Hút nhựa cây Câu 80: Chân khớp nào có lợi cho con người? A. Ong mật B. Nhện đỏ C. Ve bò D. Châu chấu BGH duyệt TT/NTCM duyệt Người ra đề cương (Đã duyệt) (Đã kí) (Đã kí) Nguyễn Ngọc Anh Trần Thúy Hồng