Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử và Địa lí Lớp 6 - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử và Địa lí Lớp 6 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_lich_su_va_dia_li_lop.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử và Địa lí Lớp 6 - Năm học 2022-2023
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - Năm học 2022 - 2023 PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 6 ♥♥♥♥♥♥ I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Các đường dọc nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa cầu là A. Đường vĩ tuyến B. đường xích đạo C. đường kinh tuyến Câu 2: Các vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu, song song với đường xích đạo là A. đường kinh tuyến B. đường vĩ tuyến C. đường kinh tuyến gốc Câu 3: Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt của nước Anh, được đánh số: A. 800 B. 900 C. 1800 D. 00 Câu 4: Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là A. kinh tuyến Tây B. kinh tuyến Đông C. kinh tuyến Nam D. kinh tuyến Bắc Câu 5: Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc là A. kinh tuyến Tây B. kinh tuyến Đông C. kinh tuyến Nam D. kinh tuyến Bắc Câu 6: Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo trở lên trên cực Bắc là A. vĩ tuyến Tây B. vĩ tuyến Đông C. vĩ tuyến Nam D. vĩ tuyến Bắc Câu 7: Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo trở xuống cực Nam là A. vĩ tuyến Nam B. vĩ tuyến Bắc C. vĩ tuyến Đông D. vĩ tuyến Tây Câu 8: Tọa độ địa lí của một điểm là A. kinh độ của một địa điểm B. vĩ độ của một điểm C. kinh độ và vĩ độ của một địa điểm Câu 9: Muốn hiểu được nội dung, ý nghĩa của các kí hiệu bản đồ thì dựa vào đâu? a. Kênh chữ trong sách giáo khoa B. Bảng chú giải C. Các hình vẽ trên bản đồ Câu 10: Hệ thống kí hiệu trên bản đồ gồm có mấy loại? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 11: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta dựa vào: A. Tỉ lệ bản đồ B. Bảng chú giải C. kinh tuyến và vĩ tuyến Câu 12: Kí hiệu diện tích dùng để biểu hiện: A. than đá B. vùng trồng lúa C. sân bay D. ranh giới quốc gia Câu 13: Kí hiệu đường dùng để biểu hiện:
- A. thủ đô B. dầu mỏ C. đường ô tô D. vùng đầm lầy Câu 14: Cảng biển, than đá, sắt thuộc loại kí hiệu nào? A. kí hiệu điểm B. kí hiệu đường C. kí hiệu diện tích Câu 15: Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết: A. Mức độ thu gọn của khoảng cách trên thực tế để đưa vào bản đồ B. Mức độ thu gọn của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế C. Mức độ thu nhỏ của khoảng cách và kích thước các đối tượng địa lí được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất. Câu 16: Bản đồ có tỉ lệ 1:1.000.000, cho biết 4cm trên bản đồ ứng với: A. 400 km trên thực địa B. 40 km trên thực địa C. 4000km trên thực địa Câu 17: Bản đồ có tỉ lệ 1: 350.000 cho ta biết 1 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu cm ở ngoài thực tế: A. 350. 000 cm ngoài thực tế B. 35.000 cm ngoài thực tế. C. 3500 cm ngoài thực tế Câu 18: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào? A. Từ Tây sang Đông B. Từ Đông sang Tây C. Từ Nam lên Bắc Câu 19: Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục mất bao lâu? A. 12 giờ B. 24 giờ C. 28 giờ Câu 20: Trái Đất có dạng hình gì? A. Hình tròn B. Hình thoi C. Hình khối cầu D. hình vuông II. TỰ LUẬN: MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO Câu 1: Kí hiệu bản đồ là gì? Có mấy loại kí hiệu bản đồ? Kể tên? Câu 2: Tỉ lệ bản đồ là gì? Có mấy loại tỉ lệ bản đồ? Câu 3: Tờ bản đồ có tỉ lệ 1:10 000, em hãy cho biết 2 cm trên bản đồ sẽ tương ứng với bao nhiêu m, km ở ngoài thực địa? Câu 4: Trên bản đồ có mấy hướng chính và mấy hướng phụ? Em hãy kể tên? Câu 5: Trình bày đặc điểm, hình dạng và kích thước của Trái Đất. Câu 6: Dựa vào hình vẽ dưới đây em hãy cho biết thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến? Thế nào là kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc? Thế nào là vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây?
- Câu 7: Hãy ghi tọa độ của điểm C trong hình vẽ dưới đây Câu 8: Hãy sắp xếp và phân loại các đối tượng địa lí sau đây thành 3 loại kí hiệu (Điểm, Đường, Diện tích) - Ranh giới tỉnh, sân bay, nhà máy thủy điện, vùng trồng cây công nghiệp, dầu mỏ, đường ô tô, vùng đầm lầy.
- PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1. Lịch sử và các nguồn sử liệu Các nguồn tư liệu để nghiên cứu, khôi phục lại lịch sử: dựa vào 3 nguồn tư liệu để biết và khôi phục lại lịch sử: Tư liệu truyền miệng (các chuyện kể, lời truyền, truyền thuyết, ca dao ). VD. Chuyện Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng Tư liệu hiện vật (các mũi tên , nhà cửa, đồ vật cũ ). VD Nhà Tròn, Địa đạo Long Phước Tư liệu chữ viết (sách vở, văn tự, bài khắc trên bia ). VD Cuốn Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên) Quan trọng nhất là tư liệu gốc: Tư liệu có liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử. VD: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ( Hồ Chí Minh) 2. Cách tính thời gian trong lịch sử Có 2 loại lịch phổ biến: Âm lịch: dựa vào chu kì chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất: 1 vòng hết 29, 53 ngày Dương lịch: dựa vào chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời 1 vòng là 365 ngày 6 giờ Do nhu cầu giao lưu quốc tế mà con người cần có một loại lịch chung. Dương lịch dần cải tiến thành công lịch Cách xác định một mốc thời gian cụ thể trong lịch sử Thập kỉ: 10 năm: VD 1: Thập niên 10: từ năm 10 đến 19, thập niên 20 từ 20-29 . VD 2: Thập niên 90 của thế kỉ XX: từ 1990-1999, thập niên 10 của TK VIII: từ 710-719 Thế kỉ: 100 năm Thế kỉ I từ năm thứ nhất (năm CN hay năm 1) đến năm 100. Thế kỉ II: 101 đến năm 200. HS xác định các thế kỉ bất kì thời điểm bắt đầu và kết thúc bất kì thế kỉ nào kể cả TCN VD: Thế kỉ VII từ 601-700, năm 248 là thuộc thế kỉ III, năm 221TCN thuộc thế kỉ III TCN Thiên niên kỉ: 1000 năm 3. Xã hội nguyên thủy 3.1. Nguồn gốc loài người - Con người có nguồn gốc từ 1 loài vượn người sống cách đây khoảng 6 triệu năm đến 5 triệu năm. Nhờ lao động vượn người tiến hóa thành người tối cổ (vượn người phương Nam) cách đây khoảng 4-3 triệu năm. Nhờ lao động và ngôn ngữ người tối cổ tiến hóa dần thành người tinh khôn cách đây khoảng 15 vạn năm
- Tiêu chí Vượn người Người tối cổ Người tinh khôn Thời gian xuất hiện 6-5 triệu năm 4 triệu năm 15 vạn năm Đặc điểm Thể tích 400 cm3 800-1100 cm3 1450 cm3 trở não lên Dáng ngoài hơi khom, đi Thẳng, mặt thẳng, Thẳng, mặt bằng hai chi toàn thân có nhiều thẳng, lông trên sau, hai chi lông bao phủ, tay người thưa trước có thể có thể cầm nắm, hơn, tay khéo cẩm nắm biết dùng đá, cành léo, linh hoạt cây làm công cụ Nơi xuất hiện Đông Phi Khắp các châu lục Khắp nơi trên thế giới 3.2. Xã hội nguyên thủy tan rã Khoảng thiên niên kỉ IV TCN con người tình cờ phát hiện ra kim loại : đồng đỏ từ đó thuật luyện kim ra đời Đầu thiên niên kỉ II TCN công cụ, vũ khí, vật dụng bằng đồng thau Cuối thiên niên kỉ II TCN đầu thiên niên kỉ I TCN công cụ sắt xuất hiện, đa dạng về chủng loại. Trồng trọt mở rộng, săn bắt dễ dàng hơn Nhờ công cụ kim loại sản xuất phát triển sản phẩm dư thừa nhiều hơn. Những người đứng đầu thị tộc chiếm hữu sản phẩm dư thừa làm của riêng, trở nên giàu có. Xã hội phân hóa giàu nghèo. Xã hội có giai cấp hình thành. 4. Xã hội cổ đại 4.1 Ai Cập: Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở vùng sông Nin Họ sống theo từng công xã, gọi là Nôm Từ Thiên niên kỉ IV TCN, các Nôm miền bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập Khoảng 3000 năm TCN vua Na-mơ thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập, nhà nước Ai Cập ra đời Năm 30 Ai Cập trở thành tỉnh thuộc La Mã Người Ai Cập làm nông nghiệp là chính: trồng lúa mì, biết làm thủy lợi, đánh bắt thủy sản. Ngoài ra có buôn bán giữa Thượng và Hạ Ai Cập 4.2. Lưỡng Hà: Khoảng 3500 năm TCN người Sumer thành lập các quốc gia thành thị ở Lưỡng Hà: Ua. Uruc, Umma. Sau người Sumer, người Akkas, Babilon, Assyria lần lượt làm chủ Lưỡng Hà xây dựng các đế chế hùng mạnh. 539 TCN Lưỡng Hà bị người Ba Tư xâm lược. Lịch sử Lưỡng Hà cổ đại kết thúc. Người Lưỡng Hà làm nông nghiệp là chính: trồng ngũ cốc, chà là, thuần dưỡng động vật. Về thương nghiệp họ trao đổi khắp vùng Tây Á, nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân B. HỆ THỐNG CÂU HỎI
- I. TRẮC NGHIỆM (15 câu)Câu 1. Tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào? A. Sử học. B. Khảo cổ học. C. Việt Nam học. D. Cơ sở văn hóa. Câu 2. Tư liệu truyền miệng là A. Chỉ là những tranh, ảnh. B. Gồm nhiều thể loại: truyền thuyết, thần thoại, ca dao, dân ca C. Bao gồm di tích, đồ vật của người xưa. D. Là các văn bản ghi chép. Câu 3. Công lịch quy định một thế kỉ là bao nhiêu năm? A. 1000 năm B. 10 ngàn năm C. 100 năm D. 10 năm Câu 4. Nhà Tròn được xếp vào loại tư liệu nào để khôi phục lại lịch sử? A. Tư liệu hiện vật B. Tư liệu chữ viết bằng hình C. Tư liệu truyền miệng D. Tư liệu chữ viết bằng lời (chữ) Câu 5: Năm 1418 thuộc thế kỉ nào? A.Thế kỉ XIV B. Thế kỉ XV C. Thế kỉ XV TCN D. Thế kỉ XV TCN Câu 6: Kim Tự Tháp là thành tựu về kiến trúc của quốc gia cổ đại nào? A. Trung Quốc B. Ấn Độ C. Ai Cập D. Lưỡng Hà Câu 7: Lịch sử loài người là gì? A. Gồm những hoạt động của con người từ khi xuất hiện cho đến ngày nay B. Gồm những hoạt động của con người từ khi xuất hiện cho đến mai sau
- C. Gồm những gì đã trải qua trong quá khứ D. Gồm tất cả những gì đã diễn ra trên trái đất cho đến ngày nay Câu 8: Các truyền thuyết như Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc loại hình tư liệu A. Hiện vật. B. Truyền miệng. C. Chữ viết. D. Gốc. Câu 9: Bia đá trong Văn Miếu Quốc tử giám thuộc loại hình tư liệu lịch sử nào? A. Tư liệu truyền miệng. B. Tư liệu gốc. C. Tư liệu chữ viết. D. Không được coi là một tư liệu. Câu 10: Người tinh khôn xuất hiện từ bao giờ trên Trái Đất A. Khoảng 150.000 năm trước B. Khoảng 150 năm trước C. Khoảng 1500 năm trước D. Khoảng 15000 năm trước Câu 11: Công cụ đầu tiên của người nguyên thủy làm bằng gì? A. Kim loại B. Đá, cành cây C. Xương sừng D. Gốm Câu 12: Theo tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm A. Đức Phật ra đời. B. Chúa Giê-su qua đời. C. Chúa Giê-su ra đời. D. nguyệt thực toàn phần. Câu 13: Nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ vào A.Năm 146 TCN B. Năm 27 TCN C. Năm 30 TCN D. Năm 539 TCN
- Câu 14: Đồ Sơn (Hải Phòng) có câu ca dao “Dù ai buôn đâu bán đâu/Mùng 9 tháng 8 chọi trâu thì về”. Người Đồ Sơn xưa nói thời gian lễ hội chọi trâu hằng năm theo cách tính nào? A. Lịch âm B. Phật lịch C. Lịch dương D. Công lịch Câu 15: Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ là A. Từ Người tối cổ phát triển thành Người tinh khôn. B. Từ vượn cổ phát triển thành Người tinh khôn. C. Sự hình thành các chủng tộc trên thế giới. D. Sự hình thành các quốc gia cổ đại. II. TỰ LUẬN: (02 câu) 1.Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN con người tình cờ phát hiện ra kim loại (đồng đỏ) thuật luyện kim ra đời Đầu thiên niên kỉ II TCN công cụ, vũ khí, vật dụng bằng đồng thau, cuối thiên niên kỉ II TCN đầu thiên niên kỉ I TCN công cụ sắt xuất hiện, đa dạng về chủng loại. Trồng trọt mở rộng, săn bắt dễ dàng hơn Nhờ công cụ kim loại, sản xuất phát triển sản phẩm dư thừa nhiều hơn. Những người đứng đầu thị tộc chiếm hữu sản phẩm dư thừa làm của riêng, trở nên giàu có. Xã hội phân hóa giàu nghèo.Xã hội nguyên thủy tan rã. Xã hội có giai cấp hình thành. 2. Quá trình trình hành lập nhà nước Ai Cập cổ đại - Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở vùng lưu vực sông Nin - Họ sống theo từng công xã, gọi là Nôm - Từ Thiên niên kỉ IV TCN, các Nôm miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập - Khoảng 3000 năm TCN vua Na-mơ thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập, nhà nước Ai Cập ra đời * CÂU HỎI VẬN DỤNG: (02 câu) 1. Trong các sự kiện lịch sử lớp 6 đã học, em thích nhất sự kiện nào? Vì sao? (Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân của của em) 2. Kể tên một số vật dụng bằng kim loại, mà con người ngày nay vẫn thừa hưởng từ những phát minh của người nguyên thủy. HẾT