Đề cương ôn tập môn Lịch sử Khối 6

doc 1 trang thaodu 6871
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Khối 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_khoi_6.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Khối 6

  1. I. Những thành tựu văn hóa nổi bật của các quốc gia cổ đại Phương Đông? - Thành tựu văn hóa nào đóng vai trò quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp của cư dân phương Đông cổ đại? vì sao? 1. Thành tựu a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học : + Gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp và trị thuỷ các dòng sông. + Nông lịch : một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng, tuần, ngày và mùa. + Biết đo thời gian bằng ánh sáng Mặt Trời ; ngày có 24 giờ. b. Chữ viết : + Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết ; đây là phát minh lớn của loài người. + Thời gian xuất hiện chữ viết : khoảng thiên niên kỉ IV TCN. + Chữ tượng hình, tượng ý và tượng thanh. + Nguyên liệu để viết : giấy papirút, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa. c. Toán học : + Thành tựu : phát minh ra hệ đếm thập phân, hệ đếm 60 ; các chữ số từ 1 đến 9 và số 0 ; biết các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ; tính được diện tích các hình tròn, tam giác, thể tích hình cầu, tính được số pi bằng 3,16. + Giá trị : là những phát minh quan trọng, có ảnh hưởng đến thành tựu văn minh nhân loại. d. Kiến trúc : + Một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở mỗi nước : kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi- lon ở Lưỡng Hà, những khu đền tháp kiểu kiến trúc Hinđu ở Ấn Độ. + Giá trị : là những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng thế giới, thể hiện sức lao động và tài năng sáng tạo vĩ đại của con người. 2. Thành tựu văn hóa đóng vai trò quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp của cư dân phương Đông cổ đại là Lịch và Thiên văn học, vì: +Ở phương Đông cổ đại, nông nghiệp là nghành kinh tế chủ đạo. Nông nghiệp lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tuân thủ nghiêm khắc tính thời vụ +Lịch và Thiên văn giúp cư dân phương Đông nhận biết được sự thay đổi theo chu kì thời tiết và khí hậu. Từ đó định ra lịch gieo trồng cày cấy sao cho đúng thời vụ II. Kể tên các cuộc phát kiến địa lý trong thời Hậu kỳ trung đại Tây Âu. Giải thích tại sao phát kiến địa lý coi là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức 1. Kể tên các cuộc phát kiến địa lý: - Năm 1487, Đi-a-xơ đến được Mũi Hảo Vọng (cực Nam Châu Phi) - Năm 1492, Cô-lôm-bô đã tìm ra châu Mĩ - Năm 1497, Ga-ma đã đến được Ca li cút (Ấn Độ) - Năm 1519-1522, Ma-gien-lan đi vòng quanh thế giới bằng đường biển 2. Giải thích: - Con người lần đầu tiên hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, bề rộng và hình thái trái đất. mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới - Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc châu báu khổng lồ, thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển