Đề cương ôn tập môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_toan_tieng_viet_lop_4.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TOÁN LỚP 4 I.TRẮC NGHIỆM : Em hãy khoanh vào phương án em cho là đúng nhất Câu 1. 1 tấn = kg A. 1000 B. 100 C. 10000 D. 10 Câu 2. Chữ số 2 trong số 7 642 874 chỉ: A. 20 000 B. 200 C. 200 000 D. 2000 Câu 3. 1 giờ = phút A. 60 phút B. 90 phút C. 120 phút D. 50 phút Câu 4: Trong các số 5 784; 6874; 6 784 số lớn nhất là: A. 5785 B. 6 784 C. 6 874 Câu 5: Số: Hai mươi ba triệu chín trăm mười; được viết là: A. 23 910 B.23 000 910 C. 23 0910 000 Câu 6: Giá trị của chữ số 3 trong số 653 297 là: A. 30 000 B. 3000 C. 300 Câu 7: 10 dm2 2cm2 = cm2 A. 1002 cm2 B. 102 cm2 C. 120 cm2 Câu 8: 357 tạ + 482 tạ = ? A. 839 B. 739 tạ C. 839 tạ Câu 9: Chu vi của hình vuông là 16m thì diện tích sẽ là: A. 16m B. 16m2 C. 32 m Câu 10: Hình bên có các cặp cạnh vuông góc là: A. AB và AD; BD và BC. B. BA và BC; DB và DC. C.AB và AD; BD và BC; DA và DC. Câu 11. Trong các số 5 784; 6874; 6 784; 5748, số lớn nhất là: A. 5785 B. 6 874 C. 6 784 D. 5 748 Câu 12. 5 tấn 8 kg = kg? A. 580 kg B. 5800 kg C. 5008 kg D. 58 kg Câu 13. Trong các số sau số nào chia hết cho 2 là: A. 605 B. 1207 C. 3642 D. 2401 Bài 14/ Số lớn nhất trong các số 72 385; 72 538; 72 853; 71 999 là: A. 72 385 B. 72 538 C. 72 853 D. 71 999 Câu 15. Chu vi của hình vuông là 16m thì diện tích sẽ là: A. 16m B. 16m2 C. 32 m D. 12m 1
- Câu 16. Năm 2016 là thế kỉ thứ bao nhiêu? A. XIX . B. XX C. XVIII D. XXI Câu 17. Trung bình cộng của hai số là 27. Số bé là 19 thì số lớn là: A. 54 B. 35 C. 46 D. 23 Câu 18. Số gồm: 24 triệu, 5 nghìn, 4 trăm và 1 đơn vị được viết là: A. 24 500 041 B. 24 005 401 C. 2450 401 D. 24 005 410 Câu 19/ Giá trị của chữ số 7 trong số 82071 là: A. 7 B. 70 C. 7000 D. 70000 Câu 20/ Bác Hồ sinh năm 1890. Năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy? A. XVIII B. XX C. XIX D. XXI Câu 21/ Số thích hợp để viết vào chỗ trống của 8m 2 5dm 2 = dm 2 là: A. 8005 B. 850 C. 805 D. 85 Câu 22. Bốn bao gạo lần lượt cân nặng là 37 kg, 41 kg, 45kg, và 49 kg. Trung bình mỗi bao cân nặng là: A. 44 kg B. 68 kg C. 43 kg D. 45 kg Câu 23. 7m² 23 cm²= . cm² A. 723 cm² B. 70203 cm² C. 70230 cm² D. 70 023 cm² Câu 24. Số lớn nhất trong các số 72 385; 72 538; 72 853; 71 999 là: A. 72 385 B. 72 538 C. 72 853 D. 71 999 Câu 25. Điền số thích hợp vào chỗ chấm: A. 254600 cm2 = m2 cm2 ; B. m2 = dm2 Câu 26. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm 9m2 5dm2 = . dm2 là: A. 95 B. 950 C. 9005 D. 905 Câu 27. 10 dm2 = cm2 A. 1000 B. 100 C. 10000 D. 10 Câu 28. 482 tạ = kg ? A. 4820 B. 48200 C. 482000 D. 482 Bài 29. Câu nào đúng ghi Đ câu nào sai ghi S vào ô trống sau: A. Cạnh AB vuông góc với cạnh AD A B B. Cạnh AD vuông góc với cạnh DC C. Cạnh BC vuông góc với CD D C 2
- D. Cạnh AB song song với DC II. TỰ LUẬN : Bài 1/ Tính bằng cách thuận tiện nhất: a. 2700: 25: 4 b. (25 x 36) : 9 c. 49 x 365 -39 x 365 Bài 2 : Tìm x: a/ x : 24 = 2507 b) 7875 : x = 45 c/ x + 2581 = 4621 d/ x + 3758 = 4365 e/ x x 40 = 25600 g/ 9450 – x = 3720 Bài 3: Có 9 ô tô chuyển thực phẩm vào thành phố ,trong đó 5 ô tô đi đầu ,mỗi ô tô chuyển được 36 tạ và 4ô tô đi sau ,mỗi ô tô chuyển được 45 tạ .Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm ? Bài 4 :Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 600 cây. Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây Bài 5 :Một sân vận động hình chữ nhật có chiều dài 200m, chiều rộng bằng nửa chiều dài. Tính chu vi và diện tích của sân vận động đó Bài 6 :Một kho có 6 tấn 3 tạ gạo tẻ và gạo nếp, trong đó số gạo tẻ nhiều hơn số gạo nếp là 7 tạ gạo. Hỏi trong kho có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại? Bài 7. Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 80m, chiều dài hơn chiều rộng 60dm. Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó. Bài 8. Một cửa hàng cả hai ngày bán được 2980 mét vải. Ngày đầu bán được nhiều hơn ngày thứ hai 250 mét vải. Hỏi mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải? Bài 9. Trung bình cộng của hai số bằng 12. Biết một trong hai số đó bằng 14. Tìm số kia. Bài 1 : Viếng Lê-nin Mát-xcơ-va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga. Khí trời lạnh dưới 40 độ âm. Lê-nin vừa mất được mấy hôm. Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát-két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé tí bước vào nói: - Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa-ri đến. Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê-nin. Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi đến ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình. Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi. Ngoài trời lúc này, tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời như cũng chia buồn với lòng người. 3
- Khoảng mười giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập: - Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không? Theo Giéc-ma-nét-tô Chú giải: - Lê-nin (1870 -1924): lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga, người sáng lập ra liên bang Xô-viết - Mát-xcơ-va : thủ đô nước Nga. - Khách sạn Luých: tên một khách sạn ở Mát-xcơ-va. - Pa-ri : thủ đô nước Pháp. 1. Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 khách sạn Luých để làm gì? A. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a hướng dẫn đi viếng Lê-nin B. Đề chào các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a C. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a dẫn đi đọc Luận cương Lê-nin D. Để nhờ các đồng chí người Pháo và I-ta-li-a chỉ cho đường trở về Pháp 2. Vì sao mọi người khuyên Nguyễn Ái Quốc ngày mai hãy đi? A. Vì ngày mai trời sẽ ấm hơn B. Vì thấy anh chưa có áo ấm C. Vì nghĩ rằng anh ở Mát-xcơ-va lâu, còn đủ thời gian đi viếng D. Vì ngày mai người ta mới mở cửa cho người nước ngoài được viếng Lê-nin 3. Vì sao Nguyễn Ái Quốc vẫn đi viếng Lê-nin ngày hôm ấy? A. Vì ngày mai anh phải trở về Pa-ri B. Vì anh đã quen chịu đựng giá lạnh C. Vì anh sợ ngày mai người ta sẽ không cho viếng D. Vì anh rất thương tiếc Lê-nin 4. Dáng vẻ của Nguyễn Ái Quốc như thế nào sau khi đi viếng Lê-nin về? A. Gương mặt hồng hào, rạng rỡ niềm vui B. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. C. Dáng vẻ mệt mỏi, thiếu ngủ sau một hành trình dài D. Dáng vẻ buồn bã, kiệt quệ, đau thương. 5. Nguyễn Ái Quốc đã giải thích với các đồng chí như thế nào sau khi viếng Lê-nin ngay trong đêm hôm ấy? A. Tôi sợ ngày mai không còn kịp nữa nên phải đi viếng ngay trong đêm. B. Tôi không thể chờ tới ngày mai mới đi viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. C. Tôi nghe nói ngày mai sẽ không thể vào viếng đồng chí Lê-nin nữa nên phải viếng ngay trong đêm. D. Ngày mai tôi phải bay về Pa-ri rồi nên phải đi viếng ngay trong đêm. 6. Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về người thanh niên Nguyễn Ái Quốc? A. Đó là một người yêu nước B. Đó là một người giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin C. Đó là một người rất giản dị D. Đó là một người có nghị lực và rất ham học hỏi 7. Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình. 8. Đặt câu hỏi cho mỗi tình huống sau: a. Đề nghị bạn Nga đi học đúng giờ . b. Khen nhà của bạn sạch . 9. Gạch dưới các câu kể trong đoạn văn dưới đây: Sói đợi dê mẹ rời khỏi nhà, nó rón rén đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra, Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Con thứ nhất chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ba chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường. Bài 2: Sự tích các loài hoa Ngày xưa, chỉ ở thiên đường mới có hoa, còn trên mặt đất chưa có loài hoa nào. Mãi về sau, nhận ra sai sót ấy, trời mới sai Thần Sắc Đẹp vẽ hoa cho các loài cây. Vẽ xong, Thần muốn tặng hương cho chúng nhưng 4
- lại không mang đủ hương cho tất cả. Thần quyết định sẽ chỉ tặng hương thơm cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo. Thần hỏi hoa hồng: – Nếu có hương thơm ngươi sẽ làm gì? – Con sẽ nhờ chị Gió mang tặng cho muôn loài. Thần liền tặng hoa hồng làn hương quý báu. Gặp hàng râm bụt đỏ chót, Thần hỏi : – Nếu có hương thơm người sẽ làm gì? Râm bụt trả lời : – Con sẽ khiến ai cũng phải nể mình. Nghe vậy, Thần bỏ đi. Đi mãi, tặng gần hết bình hương, gặp hoa ngọc lan, Thần lại hỏi : – Nếu có hương thơm ngươi sẽ làm gì? Ngọc lan ngập ngừng thưa : – Con cảm ơn Thần. Nhưng xin Thần ban tặng cho hoa cỏ ạ. Thần ngạc nhiên hỏi : – Hoa nào cũng muốn có hương thơm. Lẽ nào ngươi không thích ? – Con thích lắm ạ. Nhưng con đã được ban cho làn da trắng trẻo, lại ở trên cao. Còn bạn hoa cỏ thì mảnh dẻ, lại ở sát đất. Nếu có hương thơm, bạn ấy sẽ không bị người ta vô tình dẫm lên. Cảm động trước tấm lòng thơm thảo của ngọc lan. Thần Sắc Đẹp ban tặng cho loài hoa ấy hương thơm ngọt ngào hơn mọi loài hoa. Theo Intemet 1. Thần Sắc Đẹp quyết định ban tặng hương thơm cho những loài hoa như thế nào? A. Những loài hoa có tên thật đẹp và sang trọng B. Những loài hoa có vẻ ngoài đẹp nhất, rực rỡ nhất C. Những loài hoa có tấm lòng thơm thảo. D. Những loài hoa có nguồn gốc, dòng dõi cao quý 2. Theo em, tại sao Thần Sắc Đẹp lại quyết định như vậy? A. Vì đó là quy định ở trên thiên đường B. Vì Thần Sắc Đẹp không mang đủ hương cho tất cả C. Vì Thần Sắc Đẹp muốn các loài hoa phải thi tài, phải ganh đua nhau khoe sắc để có được mùi hương mà mình mong muốn. D. Vì Thần Sắc Đẹp sợ các loài hoa sẽ đẹp và thơm hơn mình. 3. Câu trả lời của Hoa Hồng thể hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào? A. Biết mang đến niềm vui và hạnh phúc cho muôn loài. B. Biết gìn giữ và bảo vệ mùi hương của mình. C. Biết gìn giữ và bảo vệ tấm lòng thơm thảo của mình. D. Xứng đáng là chúa tể của các loài hoa 4. Câu trả lời của Ngọc Lan thế hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào? A. Tấm lòng thanh khiết, trinh bạch B. Biết nhường nhịn và chia sẻ cho những cuộc đời khó khăn hơn mình. C. Biết gìn giữ và bảo vệ tấm lòng thơm thảo của mình. D. Biết âm thầm tỏa hương dù chẳng ai chú ý đến mình 5. Vì sao Hoa Râm Bụt không được Thần ban tặng hương thơm? A. Vì Hoa Râm Bụt thường mọc ngoài bụi rậm là nơi không xứng đáng có được hương thơm. B. Vì Hoa Râm Bụt có vẻ ngoài xấu xí, không xứng đáng có được hương thơm. C. Vì Hoa Râm Bụt tính cách kiêu ngạo, ích kỉ và hống hách. D. Vì tổ tiên của Hoa Râm Bụt có mối thù với Thần Sắc Đẹp 6. Trong câu: “Thần liền tặng Hoa Hồng làn hương quý báu.” Bộ phận nào là chủ ngữ, bộ phận nào là vị ngữ? ? A. CN: Thần liền tặng; VN: Hoa Hồng làn hương quý báu. B. CN: Thần; VN: liền tặng Hoa Hồng làn hương quý báu. C. CN: Thần liền tặng Hoa Hồng; VN: làn hương quý báu. D. Tất cả các đáp án trên đều sai. 7. Tìm năm từ ngữ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực. Đặt câu với một trong năm từ đó. 8. Tìm các từ láy có trong câu chuyện Sự tích các loài hoa. . 9. Em hãy đặt một câu có đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ thuộc câu kể Ai làm gì? Bài 3: NÓI LỜI CỔ VŨ 5
- Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp. Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe : "Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy ! Ta nghĩ là chú có thể chơi được nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày." Ôi chao, đó mới thực là nguồn động viên lớn lao mà cậu cần đến. Ru-bin-xtên vĩ đại đã bảo là cậu có thể chơi đàn được ! Cậu sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được ! Thậm chí có thể chơi giỏi ! An-tôn Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà! Cậu bé về miệt mài tập luyện, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày, và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng : Gian Pa-đơ-riêu-xki trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời. Hãy nhớ rằng những lời động viên mà bạn đang trao gửi hôm nay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi một cuộc đời của người đã đón nhận nó. (Theo Thu Hà) 1. Cậu bé người Ba Lan trong câu chuyện đã thử học chơi những nhạc cụ nào? A. Ghi ta, dương cầm B. Dương cầm, kèn C. Ghi ta, kèn D. Kèn, trống 2. Vì sao người cha khuyên cậu không nên học đàn dương cầm? A. Vì cậu không biết cảm thụ âm nhạc B. Vì cậu không có đôi môi thích hợp. C. Vì các ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá. D. Vì thính giác của cậu không tốt. 3. Nhạc công chuyên nghiệp đã nói gì khi cậu bé học chơi kèn? A. Tay của cậu múp míp và ngắn quá. B. Thính giác của cậu không chịu được âm thanh của tiếng kèn C. Cậu không có đôi môi thích hợp. D. Cậu không có năng khiếu 4. Nhạc dĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên đã nói gì với cậu bé? A. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi được nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày. B. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta có thể dạy chú, cho tới khi chú thành tài. C. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta sẽ nhờ một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng dạ cho chú mỗi ngày 7 tiếng. D. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Sau này chú sẽ trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh. 5. Theo em, nguyên nhân nào khiến cho chú bé trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh? A. Vì cậu bé có năng khiến thiên bẩm B. Vì nhờ có lời cổ vũ của nghệ sĩ Pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên C. Vì cậu bé tìm được một thầy giáo giỏi D.Vì lời động viên lớn lao của nghệ sĩ Pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên đã khiến cậu tự tin và luyện tập miệt mài. 6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Hãy trân trọng thời gian mình có trong ngày để làm những việc có ích. B. Hãy biết khen mọi người, những lời khen ấy làm cho người khác phấn khởi và tự tin trong cuộc sống. C. Hãy biết nói những lời động viên mọi người, vì có thể những lời động viên đó sẽ làm thay đổi cuộc đời của một con người. D. Hãy miệt mài học tập lao động thì sẽ đạt được thành công 7. Đoạn văn sau có những danh từ riêng viết chưa đúng. Em hãy phát hiện và chữa lại cho đúng : Trường tiểu học xã cổ loa (đông anh, hà nội) đã có hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Liên tục trong nhiều năm qua liên đội nhà trường đều được nhận danh hiệu liên đội vững mạnh, xuất sắc và vinh dự được trung ương đoàn tặng bằng khen . Viết lại : 6
- 8. Gạch dưới các động từ trong đoạn văn sau: Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi trông thấy ông chui vào trong nồi hơi xe lửa đến tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn to, phơi bỏng rát dưới nắng tháng bảy, như cái lò bánh mì, nóng đến khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió tới cấp sau ông vẫn cứ bết chặt vào trán. 9. Viết tiếp vị ngữ vào chỗ trống để hoàn thành câu kể Ai làm gì? a/ Ở nhà, mẹ tôi .b/ Vào những ngày tết, gia đình tôi . Bài 4: ĐIỂU NÊN LÀM NGAY Trong một khoá học về tâm lí học, vị giáo sư ra đề bài như sau : "Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy". Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó. Cuối cùng, thì cũng có một người đàn ông đã kể lại câu chuyện của mình : "Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông ngoại trừ những trường hợp không đừng được khi phải họp gia đình. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông ấy. Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa. Tôi bước vào và nói : “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố” Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói : "Bố cũng yêu con, con trai ạ ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó." Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không còn cơ hội nào nữa". (Theo Đen-nít E. Man-nơ-rinh) 1. Vị giáo sư tâm lí học đã giao đề bài cho học viên như thế nào? A. Đến gặp một người mà mình quan tâm và nói rằng mình yêu họ. Đó phải là người mà trước đây hoặc đã lâu rồi bạn không nói những lời như vậy. B. Đến gặp bố mẹ của mình và nói với bố mẹ rằng bạn yêu họ. C. Hãy nói với vợ của bạn rằng bạn yêu và thương họ rất nhiều. D. Hãy tìm một người lao công trong trường và hỏi về cuộc sống của họ. 2. Những người đàn ông cho rằng đề bài khó ở chỗ nào? A. Họ quá bận rộn với công việc và không có thời gian làm những việc này. B. Thật khó lòng nói lời yêu thương với người đã lâu mình không nói. C. Thật khó khăn để nói lời xin lỗi ai đó. D. Thật hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với ai đó. 3. Người đàn ông trong câu chuyện đã phải vượt qua khó khăn gì để có thể nói lời xin lỗi và nói lời yêu thương với cha của mình? A. Vượt qua sự chênh lệch thời gian giữa hai quốc gia. B. Vượt qua một quãng đường dài. C. Vượt qua gia đình anh ta. D. Vượt qua chính bản thân anh ta. 4. Người đàn ông đã bày tỏ như thế nào với bố của mình? A. Bố ơi, có thể bố sẽ ghét con, nhưng con luôn yêu bố. 7
- B. Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố. C. Bố ơi, xin bỗ hãy tha lỗi cho con, con yêu bố. D. Con không làm mất thời gian của bố đâu, bố đừng giận con nữa nhé! 5. Thái độ của người bố thay đổi như thế nào khi nghe lời bày tỏ của người con? A. Ông bố vô cùng tức giận vì cho tới tận bây giờ cậu con trai mới chịu nhận ra lỗi lầm của mình. B. Khóc vì xúc động rồi ôm chầm lấy con và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để nói với con điều đó.” C. Khóc vì xúc động rồi ôm chầm lấy con và nói: “Bố cũng yêu con, con biết nhận ra lỗi của mình là tốt rồi.” D. Bố khóc vì xúc động đến chẳng thể cất lời. 6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Hãy học cách quản lí thời gian thật tốt! B. Phải xin lỗi bố mẹ ngay khi mình mắc lỗi. C. Đừng nên trì hoãn nói lời xin lỗi và yêu thương với một ai đó. D. Hãy luôn sống trong tình yêu thương. 7. Kể tên các từ láy có trong câu chuyện? . 8. Tìm các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người. 9. Đặt một câu hỏi: a. Có từ nghi vấn cái gì? b. Có từ nghi vấn làm gì? Bài 5. CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát. Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”. Một tiếng hô: “Bắn”. Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát. (Trích trong quyển Cẩm nang đội viên) 1. Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm) A. Mười lăm tuổi B. Mười sáu tuổi C. Mười hai tuổi D. Mười tám tuổi 2. Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm) A. Ở đảo Phú Quý B. Ở đảo Trường Sa C. Ở Côn Đảo D. Ở Vũng Tàu 3. Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm) A. Bình tĩnh. B. Bất khuất, kiên cường. C. Vui vẻ cất cao giọng hát. D. Buồn rầu, sợ hãi. 4. Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm) A.Trong lúc chị đi theo anh trai B. Trong lúc chị đi ra bãi biển C. Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc. D. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng. 5. Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (0.5đ) A. Hồn nhiên B. Hồn nhiên, vui tươi C. Vui tươi, tin tưởng D. Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng 8
- 6. Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (0.5điểm) A. Vào năm mười hai tuổi B. Sáu đã theo anh trai C. Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng D. Sáu 7. Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? . 8. Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. 9. Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu Bài 6 : Bánh khúc Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn. Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào. 1. Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào? A. Cuối năm B. Giữa năm C. Đầu năm, tiết trời ấm áp D. Những ngày thu có gió heo may 2. Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì? A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp B. Rau diếp, bột nếp C. Lá gai, bột nếp D. Bột nếp, rau khúc, lá gai, thịt bò băm 3. Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì? A.Thơm, có màu trắng B. Sánh như nước, màu xanh nhạt C.Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc D. Dẻo, thơm như mùi lúa nếp 4. Để làm bánh khúc, người ta chế biến lá khúc như thế nào? A. Lá khúc hái về rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. B. Lá khúc hái về rửa sạch, đem vào hấp với gạo nếp C. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, cho vào cối giã nhuyễn D. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn. 5. Xác định chủ ngữ và chị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.” A. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc. B. CN: Trên những thửa ruộng; VN: tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc C. CN: Vào những ngày đầu năm; VN: tiết trời ấm áp, yển những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy những cây tầm khúc D. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp; VN: trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc 6. Chiếc bánh khúc thường được nặn thành hình gì? A. Hình vuông B. Hình tròn C. Hình ngũ giác D. Hình mặt trăng 7. Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau: “Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.” 9
- . . 8. Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường. . 9. Câu hỏi sau đây dùng để làm gì? “Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?” . 10