Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021

doc 6 trang Hoài Anh 25/05/2022 3140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2020.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I- MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 NĂM HỌC: 2020 – 2021 Số câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch kiến thức, kỹ năng Số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL *Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, Số câu 02 02 01 01 05 01 nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. - Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài đọc. - Giải thích được chi tiết trong Câu số 1,2 3,4 5 6 bài bằng suy luận trực tiếp. - Nhận biết được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những ND đọc Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 3,0 1,0 được trong bài gắn với chủ điểm đã học, với thực tế. *Kiến thức tiếng Việt: - Nhận biết được động từ, tính Số câu 01 01 01 01 02 02 từ có trong câu văn. - Biết được tác dụng của câu hỏi dùng để khẳng định? Câu số 7 8 9 10 - Biết đặt câu theo mẫu: Ai làm gì? Để thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Biết xác định bộ phận vị ngữ trả lời cho câu hỏi Ai làm gì? Số điểm 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 2,0 - Bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn giàu cảm xúc, gợi tả, gợi cảm để viết được những câu văn hay. Số câu 03 03 01 01 02 07 03 TỔNG Số điểm 1,5 1,5 02 02 4,0 3,0
  2. TRƯỜNG TH&THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên : Năm học : 2020- 2021 Lớp : 4/ Môn: Tiếng Việt – Lớp 4 Thời gian: 70 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên: . . Đọc Viết Chung . . . . I. KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng: Mỗi học sinh đọc 1 đoạn theo yêu cầu của giáo viên trong các bài tập đọc đã học từ tuần 10 đến tuần 17 và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 2. Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau: CHIẾC DIỀU SÁO Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất. Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng. Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói: - Con vót cái diều chơi bà ạ. Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi: - Chiến đấy thật ư con? Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp: - Diều của con đây cơ mà. Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên. (Theo Thăng Sắc) *Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8) và hoàn thành các bài tập (câu 6, 9, 10): Câu 1. Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào? a. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà. b. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng. c. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi rất giỏi. d. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng.
  3. Câu 2. Chiến nhập ngũ vào năm nào? a. Năm 1956 b. Năm 1865 c. Năm 1965 d. Năm 1856 Câu 3. Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào? a. Bà bị lẫn nên không nhận ra Chiến. b. Bà chờ đợi, thương nhớ Chiến. c. Bà vui mừng khi thấy Chiến trở về. d. Thương nhớ, trông mong tin tức Chiến. Câu 4. Tại sao anh Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng? a. Vì bà đã đẩy anh ra. b. Chiến thương bà già yếu, bị lẫn. c. Sau mười năm, anh mới gặp lại bà. d. Anh còn nhỏ chưa thể giúp được bà. Câu 5. Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến? a. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo. b. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội. c. Mùa thả diều đến, Chiến lại chơi thả diều như những ngày còn nhỏ. d. Chiến đã về mang lại cho bà một niềm vui bất ngờ. Câu 6. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? Câu 7. Câu “Chiến đấy thật ư con?” dùng để làm gì? a. Dùng để khẳng định. b. Dùng để hỏi. c. Dùng để đề nghị. d. Dùng để thể hiện mong muốn. Câu 8. Trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.” bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Làm gì? a. Bà b. Tối hôm ấy. c. Khi Chiến mang diều đi. d. Lại lần ra chõng nằm. Câu 9. Em hãy tìm trong bài văn trên và ghi lại: a. 2 động từ : b. 2 tính từ: Câu 10. Hãy đặt một câu kể theo mẫu Ai làm gì? thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. . II. KIỂM TRA VIẾT: 1. Chính tả: Nghe-viết (15 phút)
  4. 2. Tập làm văn: (35 phút) Đề bài: Em hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích nhất.
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH CHẤM ĐIỂM TIẾNG VIỆT-CUỐI KÌ I Lớp 4- Năm học: 2020 – 2021 I. KIỂM TRA ĐỌC : (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) *Thời gian kiểm tra: Giáo viên kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết Ôn tập ở cuối học kì I. - Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn bản trong thời gian 2-4 phút trả lờì được CH (3đ). *Cách đánh giá, cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm - Học sinh đọc chậm không đúng tốc độ, tùy theo mức độ để cho điểm. 2. Hướng dẫn chấm đọc hiểu: (7 điểm) Câu 1 M1 2 M1 3 M2 4 M2 5 M3 7 M1 8 M2 Đáp án d c a b c a d Câu 6. (Mức 4- 1điểm) Trả lời: Chúng ta cần phải biết hiếu thảo, làm vui lòng ông bà, cha mẹ, anh chị. (Tùy vào câu trả lời của HS mà GV cân đối cho điểm). Câu 9. (Mức 3- 1điểm) Tìm đúng mỗi câu ghi 0,5đ a. 2 Động từ: VD: chơi, làm việc, vứt, ôm, bắc, vót, kéo, (0,5đ) b. 2 Tính từ: VD: khỏe, chăm, ngọt ngào, ngân nga, mệt, thương (0,5đ) Câu 10. (Mức 4- 1điểm) HS tự đặt câu. VD: Em đấm lưng cho bà khi bà kêu đau lưng. II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: “Người tìm đường lên các vì sao” (Sách TV4 tập1/Trang 126). Đoạn viết: “Từ Đúng là quanh năm đến bay tới các vì sao.” - Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng; viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng hình thức bài chính tả; viết sạch, đẹp được 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) được 1 điểm. 2. Tập làm văn: (8 điểm) Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau đây được 8 điểm: - Viết được bài văn viết tả đồ chơi có đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 12 câu trở lên. + Phần mở bài: Giới thiệu được đồ chơi mà em yêu thích nhất theo mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp (1điểm). + Phần thân bài: Tả được bao quát, từng bộ phận, công dụng của đồ chơi mà em yêu thích nhất (1,5điểm). Kĩ năng (1,5điểm). Bài viết có cảm xúc (1điểm). + Phần kết bài: Nêu được tình cảm của em đối với đồ chơi mà em yêu thích nhất (1điểm). - Chữ viết đẹp, rõ ràng; trình bày sạch, không mắc lỗi chính tả (0, 5 điểm). - Câu văn đúng ngữ pháp, hoàn chỉnh; dùng từ đúng (0, 5 điểm). - Bài viết sáng tạo (1điểm).