Đề cương ôn thi học kì 1 môn Giáo dục Quốc phòng-An ninh 10

doc 11 trang Hoài Anh 4880
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì 1 môn Giáo dục Quốc phòng-An ninh 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_hoc_ki_1_mon_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_10.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì 1 môn Giáo dục Quốc phòng-An ninh 10

  1. BÀI 1: LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM 1. Dân tộc ta tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên vào thời nào, năm nào? A. An Dương Vương – Chống Triệu – Năm 218 TCN B. Hùng Vương – Chống Tần – Năm 214 TCN C. Thục Phán – Chống Triệu – Năm 179 TCN D. An Dương Vương – Chống Tần – Năm 179 TCN 2. Các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong thế kỷ XX? A. Chống đế quốc Mĩ (1954-1975), bảo vệ biên giới Tây Nam 1979 B. Chống thực dân Pháp (1945-1954), bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 C. Chống thực dân Pháp (1945-1954), chống để quốc Mĩ (1954-1975) D. Chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ, bảo vệ biên giới Tây Nam 3. Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta diễn ra vào thời gian nào? A.Thế kỷ thứ I SCN B.Thế kỷ thứ I TCN C. Thế kỷ thứ II TCN D.Thế kỷ thứ III TCN 4. Bài thơ bất hủ “ Nam quốc sơn hà nam để cư” ở thời nào, chống giặc ngoại xâm nào? A. Nhà Tiền Lê chống quân xâm lược Tống lần I vào năm 981 B. Nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên lần I vào năm 1258 C. Nhà Lý chống quân xâm lược Tống lần II vào năm 1075 D. Nhà Lý chống quân xâm lược Tống lần I vào năm 981 5. Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIV, các triều đại phong kiến phương bắc nào xâm lược nước ta? A. Tống, Nguyên, Minh B. Tống, Nguyên, Minh, Thanh C. Đường, Tống, Nguyên D. Tần, Hán, Tống, Nguyên 6. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, trận Chi Lăng, Xương Giang diễn ra năm nào? A. Năm 1426 B. Năm 1427 C. Năm 1428 D. Năm 1429 7. Thời phong kiến, cuộc chiến tranh nào của dân tộc ta chống giặc ngoại xâm sau cùng? A. Chống Nguyên. B. Chống Minh. C. Chống Nam Hán D. Chống Mãn Thanh. 8. Tại sao trong chiến tranh chống kẻ thù xâm lược, đất nước ta luôn phải lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều? A. Vì tương quan lực lượng giữa ta và địch, địch luôn mạnh hơn ta về kinh tế và quân sự B. Giữa ta và địch, địch luôn có sức mạnh về mọi mặt hơn ta C. Do quan hệ giữa ta và địch, địch luôn mạnh hơn ta về mọi mặt D. Vì đó là truyền thống nghìn năm đánh giặc của dân tộc 9. Tại sao kẻ thù bên ngoài luôn có âm mưu và tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta? A. Từ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù xâm lược B. Từ điều kiện bên trong của ta, bên ngoài của khu vực C. Do vị trí chiến lược và điều kiện kinh tế của đất nước D. Có sự lôi kéo của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch 10. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, ở Miền Nam quân và dân ta đánh địch trên các vùng chiến lược nào? A. Trung du, đồng bằng và đô thị B. Nông thôn, thành thị, miền núi C. Đồng bằng, miền núi và thành thị D. Miền núi, trung du, đồng bằng 11. Câu nào sau đây không phải của Nguyễn Trãi nói về vai trò của nhân dân? A. “ phàm mưu việc lớn phải lấy dân làm gốc” B. “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” C. “ Người đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” D. “ Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân” 12. Câu “ Nam quốc sơn hà, nam đế cư” “Non nước vua nam, vua nam ở ” của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa gì? A. Khẳng định vị thế và giá trị về địa lý của đất nước B. Khẳng định về nền độc lập, tự chủ và chủ quyền của dân tộc C. Thể hiện lòng tự hào dân tộc của nhân dân D. Thể hiện quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân
  2. 13. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, ở Miền Nam phong trào đồng khởi diễn ra thời gian nào, ở đâu? A. Năm 1959 -1960, Bến Tre B. Năm 1968, Sài Gòn, Chợ Lớn C. Năm 1968, Khe Sanh, Quảng Trị D. Năm 1974- 1975 Tây Nguyên và toàn Miền Nam 14. “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ diễn ra vào thời gian nào? A. Năm 1959 – 1960 B. Năm 1961 – 1965 C. Năm 1965 – 1968 D. Năm 1971 - 1972 15. “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ diễn ra vào thời gian nào? A. Năm 1959 – 1960 B. Năm 1961 – 1965 C. Năm 1965 – 1968 D. Năm 1967 – 1968 16. Chiến thắng mùa xuân năm 1975 của quân và dân ta, kết thúc bằng chiến dịch quân sự nào? A. Tây Nguyên B. Huế, Đà Nẵng C. Quảng Trị, Thừa Thiên D. Hồ Chí Minh 17. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, năm 1972 ở Miền Bắc có chiến dịch quân sự nào nổi bật nhất? A. Chiến dịch phòng không B. Chiến dịch tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ C. Chiến dịch thi đua giết giặc D. Chiến dịch thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người 18. Qua lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây dựng nên truyền thống gì? A. Xây dựng đất nước mạnh về quốc phòng để giữ nước B. Dựng nước đi đôi với giữ nước C. Quan tâm bảo vệ đất nước là hàng đầu D. Giữ nước là chủ yếu, rất quan trọng 19.Thế trận nào của dân tộc ta là thế trận đánh giặc vững chắc nhất? A. Thế về chính trị, ngoại giao B. Thế trận về sự bố trí lực lượng quân đội C. Thế trận lòng dân D. Thế của địa hình đánh giặc 20.Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân ta, ở Miền Nam có những cuộc tổng tiến công và nổi dậy nào? A. Đồng khởi Bến Tre; Xuân 1968 B. Mùa xuân năm 1968 và mùa xuân năm 1975 C. Mùa xuân 1975; chiến dịch Hồ Chí Minh D. Xuân 1968; Mùa xuân 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh 21. Những trận đánh lớn nào thời nhà Lê nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta ? A. Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết B. Ngọc Hồi, Đống Đa, Tốt Động C. Chi Lăng, Xương Giang D. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Đống Đa 22. Những triều dại phong kiến nào của Việt Nam tiến hành chiến tranh chống quân xâm lược từ phương Bắc? A. Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Tây Sơn B. Lý, Hồ, Lê Sơ, Tây Sơn C. Đinh, Lý, Trần, Tiền Lê, Nguyễn D. Đinh, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê 23. Chiến dịch quân sự nào của ta đã buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại Miến Bắc và kí Hiệp định Pa ri về Việt Nam? A. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 C. Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 D. Chiến dịch Mậu thân năm 1968 24. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc dáo của dân tộc ta ở thời nhà Lý như thế nào? A. Xây thành lũy vững chắc, vây thành diệt viện B. “ Tiên phát chế nhân” phòng ngự vững chắc, phản công đúng lúc C. Phản công lớn, phòng ngự vững chắc D. Vây thành diệt viện, phản công kịp thời 25. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp có anh hùng LLVT nào sau đây? A. Lê Mã Lương, Phạm Tuân, Bế Văn Đàn B. Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện C. Nguyễn Viết Xuân, Tô Vĩnh Diện, Phạm Tuân D. Phan Đình Giót, Lê Mã Lương, Phạm Tuân 26. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông, thời Trần dân tộc ta có anh hùng trẻ tuổi nào? A. Trần Khánh Dư B. Trần Thủ Độ C. Trần Quốc Toản D. Trần Nguyên Hãn 27. Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung của dân tộc Việt Nam A. Là một nhân tố quyết định thắng lợi trong sự nghiệp dựng nước B. Đã trở thành truyền thống, là một nhân tố thành công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước C. Là một nhân tố quyết định thắng lợi trong sự nghiệp giữ nước
  3. D. Đã trở thành truyền thống qúy báu trong xây dựng đất nước 28. Chiến tranh nhân dân Việt Nam có sức mạnh vô địch, vì sao? A. Đây là truyền thống để tạo nên sức mạnh đánh thắng kẻ thù B. Có sức mạnh vô địch để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược C. Là nguồn gốc cơ bản tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù D. Là nguyên nhân của sức mạnh để đánh thắng kẻ thù 29. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, ở Miền Nam quân và dân ta kết hợp đánh địch bằng 3 mũi giáp công nào? A. Quân sự, chính trị, kinh tế B. Quân sự, chính trị, ngoại giao C. Chính trị, tư tưởng và quân sự, D. Chính trị, quân sự, binh vận 30. Truyền thống “cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện” của dân tộc ta được hình thành từ thời nào? A. Nhà Lê B. Nhà Hồ C. Nhà Trần D. Nhà Nguyễn 31. Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống trong chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta? A. Luôn chăm lo xây dựng thành trì vững chắc để bảo vệ đất nước B. Tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, lấy LLVTND làm nòng cốt C. Kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị, ngoại giao D. Kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị, binh vận 32. Trong “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu nào sau dây? A. “ Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân” B. “ Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm” C. “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do” D. “ Tiến lên chiến sĩ đồng bào, Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn” 33. Một nội dung đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng là: A. Đi theo con đường cách mạng, không sợ hi sinh, gian khổ B. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của nhân dân, vào thắng lợi của nhân dân C. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng D. Tin tưởng vào khả năng của nhân dân vào thắng lợi của cách mạng 34. Tại sao nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc? A. Vì phải đem sức ta mà giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của kẻ thù B. Mục đích cuộc chiến tranh là nhằm giải phóng dân tộc, nhân dân khỏi ách áp bức bóc lột của kẻ thù C. Vì mục đích cuộc chiến tranh là nhằm giải phóng vùng đất do kẻ thù bên ngoài chiếm đóng D. Vì tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân 35. Khi xâm lược nước ta, kẻ thù luôn phải đối mặt với phương thức tiến hành chiến tranh nào của nhân đân ta? A. Chiến tranh với các binh đoàn chủ lực mạnh về vũ khí B. Chiến tranh toàn dân với đông đảo tầng lớp trong xã hội tham gia C. Chiến tranh tổng lực với nghệ thuật quân sự hiện đại D. Chiến tranh nhân dân với toàn dân tham gia, LLVT làm nòng cốt 36. Trong chiến tranh, cha ông ta đã kết hợp tiến công địch như thế nào? A. Vừa đánh vừa đàm, vừa đấu tranh CT, QS với đấu tranh ngoại giao, lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu B. Vừa đánh vừa đàm, vừa đấu tranh chính trị, quân sự với đấu tranh ngoại giao C. Vừa đánh vừa đàm, vừa đấu tranh CT, QS với đấu tranh ngoại giao, lấy đấu tranh ngoại giao là chủ yếu D. Vừa đấu tranh tư tưởng, vừa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao 37. Trong lịch sử chống kẻ thù xâm lược, dân tộc ta đã có nhiều trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào những năm nào? A. Năm 938, 1075 và 1258 B. Năm 938, 1075 và 1285 C. Năm 938 và 1427 D. Năm 938, 981 và 1287 38. Thời kỳ cách mạng 1954 – 1975, Đảng ta lãnh đạo tiến hành chiến lược cách mạng như thế nào? A. Tiến hành đồng thời hai chiến lược của cách mạng, vừa xây dựng CNXH ở Miền Bắc, vừa tiến hành chiến tranh giải phóng Miền Nam B. Tiến hành bảo vệ XHCN ở Miền Bắc kết hợp với chiến tranh giải phóng Miền Nam
  4. C. Vừa xây dựng CNXH ở Miền Bắc, vừa tiến hành chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở Miền Nam D. Vừa bảo vệ CNXH ở Miền Bắc, vừa tiến hành chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở Miền Nam BÀI 3: LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI, CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM 39. Văn kiện nào của Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập đến việc “Tổ chức ra quân đội công nông”? A. Chính cương sách lược văn tắt tháng 2 năm 1930. B. Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930. C. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 (1951) D. Nghị quyết Hội nghị quân sự Bắc Kì tháng 4 năm 1945 40. Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày A. 22 -12-1945 B. 22-12-1944 C. 22 - 5 -1946 D. 22-5-1945. 41. Ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có bao nhiêu chiến sĩ? A. 32 chiến sĩ B. 23 chiến sĩ C. 34 chiến sĩ D. 43 chiến sĩ 42. Tháng 4 năm 1945, Hội nghị quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành: A. Vệ quốc đoàn. B. Quân đội quốc gia Việt Nam. C. Việt Nam giải phóng quân. D. Quân đội nhân dân Việt Nam 43. Tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam có từ khi nào? A. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 B. Ngày 22-5-1946, ngày Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71/SL C. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) D. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954) 44. Quân đội nhân dân Việt Nam có những chức năng gì? A. Chiến đấu, công tác, tuyên truyền vận động nhân dân B. Chiến đấu, học tập, công tác, làm kinh tế C. Chiến đấu, công tác, lao động sản xuất D. Chiến đấu, tuyên truyền và vận động nhân dân 45. Câu nói “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù” là của ai? A. Liệt sĩ Phan Đình Giót B. Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân C. Anh hùng Lê Mã Lương D. Anh hùng Phạm Tuân 46. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? A. Trung thành vô hạn với nhà nước. B. Trung thành vô hạn với nhân dân lao động. C. Trung thành vô hạn với nhà nước và toàn dân. D. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng. 47. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? A. Đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. B. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng. C. Quyết chiến với mọi kẻ thù xâm lược. D. Quyết chiến, quyết thắng, đánh chắc, tiến chắc. 48. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? A. Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt. B. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỷ luật tự giác, nghiêm minh. C. Thực hiện toàn quân một ý chí chiến đấu. D. Hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận. 49. Phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là gì? A. Cách mạng, thiện chiến, tinh nhuệ, hiện đại. B. Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. C. Gọn, nhẹ, cơ động nhanh, chiến đấu giỏi. D. Chính quy, hiện đại, tinh nhuệ, phản ứng nhanh. 50. Chiến thắng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là trận Phay Khắt, Nà Ngần, hai địa danh đó thuộc tỉnh nào hiện nay? A. Tỉnh Bắc Cạn. B. Tỉnh Cao Bằng. C. Tỉnh Lạng Sơn. D. Tỉnh Lào Cai 51. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71/SL thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam vào thời gian nào? A. 22-5-1946 B. 22-5-1945 C. 25-2-1946 D. 25-2-1945 52. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập bộ đội địa phương vào thời gian nào? A. 7/4/1949 B. 4/7/1949 C. 7/4/1948 D. 4/7/1948 53. Quân đội nhân dân Việt Nam không có chức năng nào sau đây?
  5. A. Đội quân chiến đấu. B. Đội quân lao động sản xuất C. Đội quân công tác D. Đội quân làm kinh tế 54. Chiến sỹ La Văn Cầu đã nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu ở chiến dịch nào? A. Chiến dịch Việt bắc B. Chiến dịch Hòa Bình C. Chiến dịch Điện Biên Phủ D. Chiến dịch Biên giới 55. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? A. Quan hệ của quân với dân như cá với nước B. Luôn công tác cùng nhân dân C. Gắn bó máu thịt với nhân dân D. Hòa nhã với dân, kiên quyết với địch 56. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? A. Cần kiệm, độc lập, tự chủ, tự cường trong xây dựng quân đội. B. Cần kiệm, độc lập, tự lực, tự cường trong xây dựng quốc phòng của đất nước. C. Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước. D. Độc lập, tự chủ trong chiến đấu, lao động sản xuất xây dựng quân đội, xây dựng đất nước. 57. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? A. Có tinh thần quốc tế vô sản, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ quốc tế. B. Có tinh thần giúp đỡ quân đội và nhân dân các nước, thủy chung với bạn bè C. Có tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế. D. Đoàn kết, thủy chung với quân đội các nước láng giềng. 58. Một trong những nguyên tắc xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam là gì? A. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Phải có kỷ luật sắt, nghiêm minh, đáp ứng tốt yêu cầu chiến đấu. C. Phải có khả năng cơ động nhanh, chiến đấu giỏi. D. Xây dựng quân đội nhiều về số lượng, đáp ứng tốt yêu cầu chiến đấu. 59. Sự ra đời của Công an nhân dân phản ánh nội dung gì? A. Là một đòi hỏi tất yếu khách quan của lịch sử B. Thể hiện yêu cầu của nhân dân C. Là yêu cầu của Công an nhân dân D. Là một yêu cầu của đất nước nhằm chống kẻ thù . 60. Một trong những lí do cho sự ra đời của Công an nhân dân là? A. Các lực lượng phản động ngoài nước có ý đồ xâm lược nước ta B. Các lực lượng phản động trong, ngoài nước cấu kết chống phá ta quyết liệt C. Các lực lượng phản động trong nước có ý đồ tiến công xâm lược D. Là chuẩn bị cho đất nước chống kẻ thù xâm lược 61. Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân là: A. Ngày 19/12/1946 B. Ngày 02/9/1945 C. Ngày 19/8/1945 D. Ngày 22/12/1944 62. Năm 1945, ở Bắc Bộ lực lượng Công an nhân dân đã thành lập cơ quan, tổ chức nào? A. Sở Liêm phóng và Sở Công an B. Sở An ninh và Sở Cảnh sát C. Sở Công an và Sở Cảnh sát D. Sở Liêm phóng và Sở Cảnh sát 63. Các tổ chức tiền thân của lực lượng Công an nhân dân đã tham gia nhiệm vụ gì? A. Tham gia tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8/1945 B. Tham gia đánh giặc ngày 19/12/1946 C. Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 D. Tham gia giải phóng Thủ Đô Hà Nội năm 1954 64. Ngày 15/01/1950 Hội nghị Công an toàn quốc xác định Công an nhân dân Việt Nam có tính chất gì? A. Quyết chiến, quyết thắng, biết thắng B. Dân tộc, dân chủ, khoa học C. Toàn dân, toàn diện, hiện đại D. Đoàn kết, kỷ cương, nghiêm minh 65. Bộ phận Tình báo quân đội được sáp nhập vào Nha Công an khi nào? A. Ngày 19/8/1945 B. Ngày 22/12/1945 C. Ngày 28/02/1950 D. Ngày 07/5/1954 66. Anh hùng lực lượng vũ trang nào sau đây thuộc Công an nhân dân? A. Võ Thị Sáu B. Nguyễn Viết Xuân C. Anh hùng Lê Mã Lương D. Phạm Tuân 67. Nội dung nào sau đây không đúng với nhiệm vụ, thành tích của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1961 đến 1965? A. Tăng cường xây dựng lực lượng B. Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc
  6. C. Đẩy mạnh đấu tranh chống lực lượng phản cách mạng và tội phạm khác D. Đánh thắng ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ 68. Nội dung nào sau đây không đúng với nhiệm vụ, thành tích của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1951 đến 1968? A. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội B. Đánh thắng ‘‘Chiến tranh đặc biệt”của đế quốc Mĩ C. Góp phần làm thất bại ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ D. Góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mĩ 69. Nội dung nào sau đây là thành tích của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1969 đến 1973? A. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ B. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh đặc biệt”của đế quốc Mĩ C. Góp phần làm phá sản chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ D. Đánh thắng ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ 70. Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1973 đến 1975? A. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ B. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh đặc biệt”của đế quốc Mĩ C. Đánh thăng ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ D. Cùng cả nước dốc sức giải phóng miến Nam, thống nhất đất nước 71. Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì? A. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng. B. Trung thành vô hạn với nông dân lao động. C. Trung thành vô hạn với nhà nước và toàn dân. D. Trung thành vô hạn với nhà nước. 72. Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì? A. Đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. B. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu. C. Chiến đấu kiên quyết với bọn phản động. D. Quyết chiến, quyết thắng, đánh thắng. 73. Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì? A. Chiến đấu quyết liệt với kẻ thù B. Độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, những thành tựu khoa học công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu C. Thực hiện toàn quân với dân một ý chí chiến đấu. D. Hết lòng giúp đỡ nhau lúc ra trận. 74. Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam? A. Cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu B. Tận tụy trong công việc C. Cơ động nhanh, chiến đấu rất giỏi, linh hoạt. D.Dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu 75. Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì? A. Quan hệ quốc tế trong sáng, thủy chung, nghĩa tình B. Chiến đấu sát cánh bên nhau với lực lượng công an quốc tế. C. Chiến đấu kiên quyết với kẻ thù xâm lược từ bên ngoài. D. Luôn lắng nghe và quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân. 76. Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo Công an nhân dân Việt Nam theo nguyên tắc nào? A. Tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện. B. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt C. Toàn diện, trực tiếp về mọi mặt. D. Tuyệt đối, toàn diện về mọi mặt 77. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng Công an nhân dân có nội dung nào sau đây? A. Vì nước quên thân, vì dân phục vụ B. Kẻ thù nào cũng đánh thắng C. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành D. Khó khăn nào cũng vượt qua 78. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng Công an nhân dân có nội dung nào sau đây? A. Phải trung thành với nhiệm vụ chiến đấu được giao B. Với địch phải kiên quyết, khôn khéo C. Với địch phải chiến đấu một cách kiên quyết D. Với công việc phải hoàn thành thật tốt 79. Thể hiện tập trung nhất về sự hợp tác quốc tế của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là: A. Sự phối hợp một cách tuyệt đối trong công tác của công an Việt Nam với công an Lào anh em B. Sự chi viện tuyệt đối trong công tác của công an Việt Nam với công an Lào, Campuchia anh em C. Sự phối hợp công tác của công an Việt Nam, Lào và Campuchia trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ. D. Sự phối hợp công tác của công an Việt Nam với công an các nước trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
  7. BÀI 5: THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH CÁC LOẠI BOM ĐẠN VÀ THIÊN TAI 80. Phòng chống bom, đạn và thiên tai của dân tộc Việt Nam luôn được coi là cuộc đấu tranh gì? A. Sinh tồn, gắn với đấu tranh dựng nước và giữ nước B. Dựng nước và giữ nước C. Một mất một còn trong giữ nước D. Dựng nước của dân tộc 81. Hiểu biết về một số loại bom, đạn và thiên tai để làm gì ? A. Khắc phục triệt để mọi sự cố thiên tai, các loại bom, đạn gây ra B. Để phòng tránh, giảm nhẹ hoặc loại trừ thiệt hại do chúng gây ra C. Kịp thời chủ động để xử lí mọi sự cố do bom, đạn để lại D. Chủ động để xử lí mọi tình huống khi bão lụt xảy ra 82. Thiệt hại nào sau đây không phải do bom, đạn địch gây ra? A. Lũ lụt lớn, sạt lở núi và lũ quét đã phá hủy đường giao thông B. Chất cháy Na pan làm cháy rừng trên một diện tích rộng lớn C. Chất độc hóa học đã hủy diệt môi trường sống của con người D. Vũ khí chính xác gây nhiều thiệt hại về người và của cho đối phương 83. Tên lửa hành trình của địch chủ yếu đánh những mục tiêu nào ? A. Các mục tiêu có khả năng cơ động lớn của đối phương B. Loại mục tiêu thường xuyên xuất hiện của đối phương C. Đánh vào mục tiêu cố định, nơi tập trung dân cư D. Mục tiêu về kinh tế của đối phương 84. Loại bom, đạn nào sau đây không có điều khiển? A. Bom CBU – 24 B. Bom CBU – 55 C. Bom GBU – 17 D. Đạn K56 85. Tác dụng chủ yếu của bom, đạn hóa học chứa khí độc là gì ? A. Để sát thương sinh lực đối phương B. Làm thay đổi môi trường sống của đối phương C. Phá hoại các loại vũ khí của đối phương D. Làm nhiễm độc nguồn nước của đối phương 86. Loại bom, đạn nào sau đây không phải loại có điều khiển ? A. Bom mềm B. Bom điện từ C. Bom từ trường D. Đạn vạch đường 87. Muốn ngụy trang, giữ bí mật tốt để chống trinh sát của địch phải làm gì? A. Giữ vững bí mật mục tiêu B. Phải cố gắng giữ mục tiêu khi địch trinh sát C. Không sử dụng vũ khí khi địch tiến công D. Đấu tranh với địch phải giữ bí mật 88. Muốn ngụy trang tốt để phòng tránh bom, đạn của địch phải làm gì? A. Đánh trả địch hiệu quả B. Chuẩn bị tốt tinh thần C. Không chủ quan coi thường địch D. Ngụy trang kết hợp nghi binh đánh lừa 89. Muốn ngụy trang tốt để phòng tránh bom, đạn của địch phải làm gì? A. Đào hầm, hố, giao thông hào để ẩn nấp B. Tăng cường số lượng vũ khí cho lực lượng vũ trang C. Tăng cường sức mạnh quân sự của đất nước D. Xây dựng lực lượng quân đội mạnh 90. Trong chiến tranh, địch thường dùng loại bom, đạn nào để phá hủy hệ thống điện của ta? A. Thủy lôi từ trường B. Tên lửa hành trình C. Bom điện từ D. Bom từ trường 91. Dùng tay che dưới ngực, miệng hơi há ra khi nghe tiếng rít của bom có tác dụng gì? A. Giảm tối đa diện tích của cơ thể, hạn chế thương vong B. Để giảm sức ép của bom, đạn C. Tăng cường hô hấp nhằm chống ngạt thở D. Để bảo vệ nơi quan trọng nhất của cơ thể 92. Một nội dung biện pháp phòng tránh bom, đạn của địch là gì? A. Khẩn trương sơ tán khi có bom đạn B. Ngụy trang thân thể kín đáo C. Sơ tán, phân tán các nơi tập trung dân cư D. Tập trung vào nơi an toàn nhất có lực lượng bảo vệ 93. Lực lượng nào đảm nhiệm chủ yếu việc đánh trả kịp thời để hạn chế tác hại của bom, đạn địch? A. Lực lượng dân quân đánh trả là chủ yếu B. Lực lượng thanh niên xung kích đánh trả C. Lực lượng vũ trang đánh trả D. Lực lượng không quân đánh trả 94. Khắc phục hiệu quả, kịp thời khi có tình huống bom, đạn địch gây ra có tác dụng gì ? A. Để cứu người được nhanh chóng B. Hạn chế mức thấp thiệt hại do bom, đạn địch gây ra C. Làm mất ý chí chiến đấu của địch D. Làm địch mất lòng tin vào vũ khí của chúng 95. Để khắc phục hiệu quả, kịp thời khi có tình huống bom, đạn địch gây ra cần lưu ý gì ? A. Nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra tình huống đó B. Phải cứu người trước, cứu mình sau C. Dứt khoát phải có lực lượng y tế để cứu người D. Tự cứu là chính, nhanh chóng báo cho đội cấp cứu 96. Để khắc phục hiệu quả, kịp thời khi bom, đạn địch gây cháy cần lưu ý gì ?
  8. A. Phải cứu người trước B. Sơ tán vật dễ cháy trước C. Ưu tiên cho dập cháy trước D. Cách li khu vực cháy không cho lan rộng trước 97. Hàng năm, ở Việt Nam thường gặp các loại thiên tai nào? A. Động đất, lũ lụt, bão xoáy, cháy nổ B. Bão, lũ lụt, lũ quét, ngập úng C. Giông, tố, lở núi, lũ lụt, bão tuyết D. Mưa đá, mưa a xít, lốc, tố, lũ lụt, hạn hán 98. Ở Việt Nam, bão xảy ra khi có triều cường thường kèm theo hiện tượng tự nhiên nào? A. Độ ẩm cao, kèm theo mưa đá, giông tố B. Xảy ra lốc xoáy, kèm theo tố, lốc C. Nước biển dâng cao kèm theo mưa lớn và lũ lụt D. Gây ra thời tiết bất thường, xuất hiện lũ quét 99. Hàng năm ở Việt Nam, lũ các sông thuộc khu vực Bắc Bộ thường xuất hiện như thế nào? A. Sớm hơn so với các vùng khác trên cả nước B. Muộn hơn so với các vùng khác trên cả nước C. Về cơ bản như các vùng khác trên cả nước D. Tương tự như khu vực Miền Trung 100. Nguyên nhân nào làm cho lũ các sông khu vực Miền Trung nước ta lên nhanh, xuống nhanh? A. Lượng mưa trong khu vực lớn B. Vì sông ngắn và có độ dốc lớn C. Do có nhiều sông cùng đổ ra một cửa biển D. Các sông và cửa sông quá hẹp 101. Ở nước ta, lũ hàng năm của các sông ở Miền Đông Nam Bộ có đặc điểm gì? A. Lớn nhưng thời gian tồn tại ngắn B. Tương đối lớn nhưng thời gian kéo dài C. Không lớn nhưng thời gian kéo dài D. Xuất hiện sớm kết hợp với triều cường 102. Ở Việt Nam, lũ quét thường xảy ra ở khu vực nào? A. Khu vực Miền Trung mưa nhiều B. Ở địa hình rừng núi, độ dốc lớn, cường độ mưa lớn C. Nơi nền đất yếu khi có mưa lớn D. Khu vực có động đất nhẹ và mưa nhiều 103. Ở nước ta, nhân dân khu vực nào đã biết cách sống chung với lũ? A. Đồng bằng Bắc Bộ B. Bờ biển có triều cường C. Rừng ngập mặn, chua phèn D. Đồng bằng sông Cửu long 104. Sự xuất hiện và tác hại của lũ quét như thế nào? A. Thường có dấu hiệu báo trước, gây hậu quả chủ yếu cho cây trồng B. Trong phạm vi rộng, gây hậu quả chủ yếu cho nông nghiệp C. Thường bất ngờ, phạm vi hẹp, nhưng gây hậu quả nghiêm trọng người và của D. Thường bất ngờ, nhưng gây hậu quả ít nghiêm trọng cho người 105. Khi phát hiện thấy bom, đạn của địch để lại, mỗi người cần phải làm gì ? A. Lập tức đứng ra xa, đồng thời dùng lửa đốt B. Cùng mọi người khiêng, vác ra khỏi nơi nguy hiểm, tránh gây nổ C. Đánh dấu, để nguyên tại chỗ và báo ngay cho người có trách nhiệm D. Tại thời điểm đó, tự bản thân phải có trách nhiệm xử lí 106. Về thời gian xuất hiện lũ các sông của Việt Nam hàng năm, số liệu nào sau đây không đúng? A. Thanh Hóa đến Hà Tĩnh từ tháng 6 đến tháng 10 B. Quảng Bình đến Bình Thuận từ tháng 9 đến tháng 12 C. Huế đến Bình Thuận từ tháng 9 đến tháng 12 D. Khu vực Bắc Bộ từ tháng 9 đến tháng 12 107. Một trong những nội dung biện pháp phòng chống thiên tai, lũ lụt là gì? A. Giao đất, giao rừng cho dân ở những khu vực trọng điểm B. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và rừng ngập mặn C. Tăng cường công tác quản lí nhà nước trên các lĩnh vực xã hội D. Nắm được tình hình bão, lũ lụt để chủ động phòng chống hiệu quả 108. Ở Việt Nam, hàng năm lũ các sông ở đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện như thế nào? A. Kéo dài 4 - 5 tháng, ngập hầu hết toàn bộ vùng B. Tồn tại 2 - 3 tháng, ngập từng vùng C. Thời gian ngắn dưới 2 tháng, nhưng ngập hết vùng D. Có năm kéo dài 1- 2 tháng, có năm không xẩy ra 109. Muốn ngụy trang, giữ bí mật tốt để chống trinh sát của địch phải làm gì? A. Tốt nhất, hiệu quả nhất là người và vũ khí không làm việc B. Để lộ thật nhiều mục tiêu làm nhiễu loạn trinh sát của địch C. Ngụy trang kết hợp nghi binh, không để lộ mục tiêu D. Xây dựng nhiều địa đạo, hang động để che giấu vũ khí 110. Khi Napan cháy bám lên quần áo, cần phải xử lí thế nào ? A. Nhanh chóng vượt ra ngoài ngược với hướng gió B. Nhanh chóng cởi bỏ quần áo và dập bằng chăn ướt C. Nhanh chóng vượt ra ngoài cùng với hướng gió D. Dùng tay phủi ngay để dập tăt đám cháy 111. Khi có phốt pho cháy bám vào cơ thể, cần phải xử lí thế nào? A. Dùng ngay nước đá để dập cháy B. Dùng ngay bọt khí để hạn chế sự cháy
  9. C. Dùng ngay phèn xanh (Sunphát đồng) để dập cháy D. Dùng tay chà sát mạnh để dập cháy 112. Tại sao bom từ trường chủ yếu dùng để đánh phá đường giao thông? A. Tạo từ trường mạnh làm tê liệt thần kinh đối phương B. Nó sẽ làm hỏng hệ thống điện của xe cơ giới đi qua, C. Vì mọi vật đi qua đều tác động tới tín hiệu điện gây nổ D. Vì khi có sắt thép đi qua, ngòi nổ cảm nhận tín hiệu điện gây nổ 113. Hỗn hợp nhôm, phốt pho được sử dụng làm gì trong quân sự ? A. Làm chất tạo khói trong bom cháy B. Sử dụng làm chất cháy nhồi trong bom cháy C. Làm thuốc mồi dẫn cháy trong bom cháy D. Là chất xúc tác trong bom cháy 114. Dùng phương tiện, vật chất gì để khắc phục hiệu quả, kịp thời khi bom, đạn Na pan, bom xăng của địch gây cháy? A. Nước, quạt gió tốc độ mạnh B. Cát, bọt khí, bao tải nhúng nước C. Bằng mọi cách làm cho cháy nhanh, kết thúc sự cháy D. Dùng cát là giải pháp duy nhất hạn chế sự cháy 115. Tại sao thường dùng cát để dập tắt dám cháy khi bom Na pan, bom xăng của địch gây cháy? A. Nhanh chóng lấp đầy và kín khu vực cháy B. Cát sẽ ngấm hết hỗn hợp chất cháy làm tắt đám cháy C. Để ngăn nguồn ô xy cung cấp cho sự cháy D. Cát vừa rẻ, có khả năng phản ứng với mọi hỗn hợp cháy BÀI 6: CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG 116. Cấp cứu ban đầu các tai nạn, thương tích là A. Điều kiện tiên quyết cho việc điều trị tốt ở các cơ sở y tế B. Không cần thiết mà phải chuyến ngay nạn nhân đến các cơ sở y tế C. Rất quan trọng mà không phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế D. Không quan trọng chỉ làm chậm thời gian dến các cơ sở y tế 117. Bong gân là: A. Tổn thương dây chằng xung quanh khớp do chấn thương B. Tổn thương đầu xương ở các khớp do chấn thương C. Tổn thương các sụn khớp do chấn thương D. Di lệch các đầu xương ở khớp do chấn thương 118. Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của bong gân? A. Đau nhức nơi tổn thương B. Sưng nề, có thể có bầm tím dưới da do chảy máu C. Vận động khó khăn, đau nhức D. Chi ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại 119. Các khớp nào thường bị bong gân? A. Khớp vai, khớp khuỷu, khớp hang B. Khớp cổ chân, khớp ngón chân cái, khớp gối, khớp cổ tay C. Khớp háng, khớp ngón chân, khớp ngón tay D. khớp bàn tay, khớp bàn chân, khớp ngón tay cái 120. Nội dung nào sau đây không đúng với nội dung cấp cứu ban đầu bong gân? A. Băng nhẹ chống sưng nề, giảm chảy máu và góp phần cố định khớp B. Chườm lạnh bằng túi chườm hoặc bọc nước đá áp vào vùng khớp C. Xoa bóp vùng khớp bong gân bằng các loại dầu xoa bóp D. Bất động chi bong gân, cố định tạm thời bằng các phương tiện 121. Sai khớp là: A. Sự di lệch các đầu xương ở khớp một phần hay hoàn toàn do chấn thương B. Tổn thương dây chằng xung quanh khớp do chấn thương C. Tổn thương đầu xương ở các khớp do chấn thương D. Tổn thương các sụn khớp do chấn thương 122. Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của sai khớp? A. Đau dữ dội, liên tục, nhất là khi đụng vào khớp hoặc lúc nạn nhân cử động B. Mất vận động hoàn toàn, không gấp duỗi được C. Chi ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại D. Tại khớp tổn thương rất lỏng lẻo mà bình thường không có tình trạng đó 123. Nội dung nào sau đây không đúng nội dung cấp cứu ban đầu sai khớp? A. Bất động khớp bị sai B. Giữ nguyên tư thế sai khớp C. Nhanh chóng nắn chỉnh khớp về tư thế bình thường D. Chuyến ngay nạn nhân đến cơ sở y tế 124. Hôn mê khác ngất ở điểm nào?
  10. A. Nạn nhân mất tri giác, cảm giác B. Nạn nhân mất khả năng vận động C. Tim, phổi và hệ bài tiết ngừng hoạt động D. Tim, phổi và hệ bài tiết vẫn còn hoạt động 125. Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của ngất? A. Bồn chồn, khó chịu, mặt tái, mắt tối dần B. Chóng mặt, ù tai, ngã khuỵu xuống, bất tỉnh C. Thường ngừng tim trước rồi ngừng thở sau D. Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da tái xanh 126. Cấp cứu ban đầu nạn nhân bị ngất, động tác xử trí nào sau đây sai? A. Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn tại nơi thoáng mái, kê gối dưới vai B. Lau chùi đất cát, đờm dãi ở mũi miệng để khai thông đường thở C. Cởi cúc áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông D. Không cần cấp cứu ban đầu mà nhanh chóng chuyến nạn nhân đến cơ sở y tế 127. Khi có 2 người, kỹ thuật thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân bị ngất như thế nào? A. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 5 lần B. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 5 lần C. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 10 lần D. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 15 lần 128. Cấp cứu ban đầu người bị điện giật, cách xử trí nào sau đây sai? A. Nhanh chóng cắt cầu dao, bỏ cầu chì B. Dùng sào tre, gỗ khô đẩy dây điện ra khỏi người bị nạn C. Bằng tay không, nhanh chóng cầm tay, chân nạn nhân kéo ra ngoài . D. Cầm tay, chân nạn nhân kéo ra, người cấp cứu phải đi dày dép khô và dùng vật cách điện lót tay 129. Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của điện giật? A. Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời B. Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặc biệt do điện cao thế C. Gãy xương, sai khớp và tổn thương các phủ tạng do ngã D. Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái 130. Ngộ độc thực phẩm không phải do nguyên nhân nào? A. Ăn phải nguồn thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn B. Ăn phải nguồn thực phẩm có chứa sẵn chất độc C. Ăn thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn D. Ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng người 131. Ngộ độc thức ăn không có hội chứng nào sau đây? A. Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc B. Hội chứng não, màng não C. Hội chứng viêm cấp đường tiêu hóa D. Hội chứng mất nước điện giải 132. Cấp cứu ban đầu ngộ độc thức ăn không dùng biện pháp xử trí nào? A. Cho uống nhiều nước để chống mất nước B. Cho uống kháng sinh để chống nhiễm khuẩn C. Dùng thuốc chống nôn, chống tiêu chảy D. Dùng thuốc trợ tim, trợ sức 133. Ngộ độc sắn nên cho bệnh nhân uống loại nước nào là tốt nhất? A. Nước gạo rang với vài lát gừng B. Nước đường có thêm một chút muối C. Nước đường, sữa, nước mía, mật ong D. Nước đun sôi để nguội, nước lọc 134. Ngộ độc nấm nên cho bệnh nhân uống loại nước nào là tốt nhất? A. Nước gạo rang với vài lát gừn B. Nước đường có thêm một chút muối C. Nước đường, sữa, nước mía, mật ong D. Nước đun sôi để nguội, nước lọc 135. Trường hợp ngộ độc thức ăn, sau đó nên ăn uống như thế nào? A. Nhịn ăn hoặc ăn lỏng 1 - 2 bữa/ngày B. Nhịn ăn, uống hoàn toàn trong 2 ngày C. Ăn uống bình thường D. Ăn uống nhiều hơn bình thường 136. Người không biết bơi khi ngã xuống nước, bị nước nhấn chìm sẽ ngạt thở sau bao nhiêu phút? A. 1 - 2 phút B. 2 - 3 phút C. 4 - 5 phút D. 5 - 10 phút 137. Nếu cấp cứu tốt, hầu như cứu sống được các nạn nhân bị ngạt nước trong tình trạng nào? A. Giãy giụa; sặc, trào nước; tim còn đập B. Mê man, tím tái, gọi hỏi không biết C. Da đã trắng bệch hoặc tái xanh D. Đồng tử đã giãn 138. Cấp cứu ban đầu nạn nhân bị ngạt nước, động tác nào không nên làm? A. Nhanh chóng dốc nước ra khỏi dạ dày bắng các biện pháp B. Móc đất, bùn, đờm rãi lấy răng giả (nếu có) ra khỏi miệng C. Hô hấp nhân tạo (nếu nạn nhân đã ngừng thở, tim ngừng đập) D. Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn, không để đầu nạn nhân nghiêng về một bên 139. Trường hợp say nóng, say nắng triệu chứng nào xảy ra sớm nhất? A. Chuột rút, trước hết ở tay, chân B. Nhức đầu, chóng mặt C. Mệt mỏi, chân tay rã rời, khó thở D. Sốt cao 40 - 420c, mạch nhanh
  11. 140. Nội dung nào sau đây không là triệu chứng điển hình của say nóng, say nắng? A. Sốt cao, mạch nhanh B. Thở nhanh nông trên 30 lần/phút C. Chóng váng, bồn nôn, sợ ánh sang D. Ho sặc sụa, nôn nhiều lần 141. Cấp cứu ban đầu say nóng, say nắng, động tác xử trí nào không nên làm? A. Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mái, cởi bỏ quần áo B. Quạt mát, chờm lạnh bằng khăn ướt hoặc xoa cồn 450 C. Cho uống nước đường và muối, hoặc nước orezol D. Không cần cấp cứu tại chỗ mà nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện 142. Khi bị ngộ độc Lân hữu cơ cấp tính điển hình, đồng tử của nạn nhân ra sao? A. Bình thường B. Co hẹp C. Giãn rộng D. Giãn rất rộng 143. Nhiễm độc Lân hữu cơ là chất lân xâm nhập vào cơ thể bằng: A. Chỉ qua đường hô hấp B. Qua da C. Tiêu hoá và qua da D. Đường hô hấp, tiêu hoá và qua da. 144. Một trong những triệu chứng cơ bản của ngộ độc lân hữu cơ là: A. Nhức đầu, chóng mặt. B. Ho, sốt cao. C. Nôn mửa, lợm giọng, tiết nhiều nước bọt. D. Đồng tử giãn, đau bụng. HẾT