Đề cương ôn thi học kì 2 môn Sinh học Lớp 11

doc 29 trang thaodu 6660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi học kì 2 môn Sinh học Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_11.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì 2 môn Sinh học Lớp 11

  1. PHẦN SÁU TIẾN HÓA Bài 24 CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẨU SO SÁNH 1. Cơ quan tương đồng: là các cơ quan có cùng nguồn gốc tổ tiên nhưng hiện nay có chức năng khác nhau. Ví dụ: Tay người- cánh dơi- chân mèo- vây cá voi. 2. Cơ quan thoái hóa: (cũng là cơ quan tương đồng) là các cơ quan có cùng nguồn gốc tổ tiên nhưng không còn chức năng hoặc chức năng tiêu giảm. Ví dụ: ruột thừa, răng khôn, xương cùng. 3. Cơ quan tương tự: là các cơ quan không có cùng nguồn gốc tổ tiên nhưng chức năng giống nhau. Ví dụ: Cánh côn trùng – cánh dơi. Gai xương rồng – gai hoa hồng. II. BẰNG CHỨNG PHÔI SINH HỌC - Các loài động vật có xương sống trải qua các giai đoạn phát triển phôi giống nhau. - Các loài có quan hệ họ hàng càng gần gũi thì quá trình phát triển phôi càng giống nhau và ngược lại. III.BẰNG CHỨNG ĐỊA LÍ SINH VẬT HỌC - Nhiều loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại có nhiều đặc điểm cấu tạo giống nhau đã được chứng minh là có chung một nguồn gốc, sau đó phát tán sang các vùng khác. Điều này cũng cho thấy sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do có chung nguồn gốc hơn là do sự tác động của môi trường. - Các loài có nguồn gốc khác xa nhau nhưng có những đặc điểm giống nhau là kết quả của quá trình tiến hóa hội tụ (đồng qui).Do điều kiện sống giông nhau nên CLTN hình thành những đặc điểm thích nghi giống nhau. IV. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ - Bằng chứng tế bào học : + Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. + Tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn đều có các thành phần cơ bản : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân). Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới. - Bằng chứng sinh học phân tử : Dựa trên sự tương đồng về cấu tạo, chức năng của ADN, prôtêin, mã di truyền cho thấy các loài trên trái đất đều có tổ tiên chung. => Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng tỏ các loài SV hiên nay đều tiến hóa từ 1 tổ tiên chung. Câu hỏi trắc nghiệm: 1. Cơ quan tương đồng là A. những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. B. những cơ quan được bắt nguồn từ 1 cơ quan ở cùng loài tổ tiên hiện nay các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau. C. những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau. D. những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi. 2. Sự giống nhau trong phát triển của phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau phản ánh A. nguồn gốc chung của SV. B. sự tiến hóa phân li. C. mức độ quan hệ giữa các loài. D. quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển loài. 3. Ruột thừa ở người A. tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ. B. là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật ăn cỏ. C. là cơ quan thoái hóa ở động vật ăn cỏ. D. có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật ăn cỏ. 4. Các cơ quan thoái hóa là cơ quan 1
  2. A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới. C. thay đổi cấu tạo. D. biến mất hoàn toàn. 5. Các cơ quan tương đồng là kết quả của quá trình tiến hóa theo hướng A. vận động. B. hội tụ. C. đồng qui. D. phân nhánh. 6. Đặc điểm của hệ động vật và thực vật ở đảo là bằng chứng cho sự tiến hóa dưới tác động của CLTN và nhân tố nào sau đây ? A. Cách li địa lí. B. Cách li sinh thái. C. Cách li sinh sản. D. Cách li di truyền. Bài 25 HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMAC 1. Nguyên nhân tiến hoá Do thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật. 2. Cơ chế tiến hoá Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. 3. Hình thành các đặc điểm thích nghi Do ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và không bị đào thải. 4. Qúa trình hình thành loài mới Loài được hình thành một cách dần dần một cách liên tục, trong tiến hoá không có loài nào bị đào thải. 5. Chiều hướng tiến hoá Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể, từ đơn giản đến phức tạp. * Đóng góp quan trọng của Lamac: đưa ra khái niệm “tiến hoá”, cho rằng sinh vật có biến đổi từ đơn giản đến phức tạp dưới tác động của ngoại cảnh. II. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA ĐACUYN 1. Biến dị cá thể: phát sinh trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ, di truyền được là nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa. 2. Chọn lọc nhân tạo – Chọn lọc tự nhiên: Chọn lọc nhân tạo Chọn lọc tự nhiên Vật nuôi, cây trồng. Cá thể. Đối tượng Nhu cầu thị hiếu của con người. Đấu tranh sinh tồn của sinh vật. Động lực -Tích lũy những cá thể mang biến dị có lợi - Những cá thể mang biến dị thích nghi với cho con người môi trường sẽ sống sót và sinh sản. Nội dung - Đào thải những cá thể mang biến dị - Những cá thể mang biến dị không thích không có lợi cho con người. nghi sẽ bị loại bỏ. Hình thành nhiều giống, thứ khác nhau. - Hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh Kết quả vật.=> hình thành loài mới. Quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản Vai trò của vật nuôi cây trồng. của các cá thể trong quần thể. 2
  3. 3. Nội dung thuyết tiến hóa: a. Nguyên nhân tiến hoá: Chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. b. Cơ chế tiến hoá: Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. c. Hình thành các đặc điểm thích nghi: Là sự tích luỹ những biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên : Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống. d. Quá trình hình thành loài mới: Loài được hình thành được hình thành dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng. e. Chiều hướng tiến hoá: Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá, sinh giới đã tiến hoá theo 3 chiều hướng cơ bản : Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí. * Thành công của Đacuyn: - Nêu được vai trò sáng tạo của CLTN: cho rằng CLTN là nhân tố chính hình thành đặc điểm thích nghi và hình thành loài mới. - Chứng minh được toàn bộ các loài SV ngay nay đều có chung nguồn gốc. Câu hỏi trắc nghiệm: 1. Theo Lamac, nguyên nhân dẫn đến phát sinh các loài mới từ 1 loài tổ tiên ban đầu là A. sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống. B. sự thay đổi đột ngột và nhất thời của môi trường sống. C. sự thay đổi đột ngột và liên tục của môi trường sống. D. sự thay đổi một cách chậm chạp và nhất thời của môi trường sống. 2. Điều nào không phải là cơ chế làm biến đổi loài này thành loài khác theo Lamac ? A. Mỗi SV đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. B. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ quan đó liên tục phát triển. C. Cơ quan nào không hoạt động thì cơ quan đó dần tiêu biến. D. Mỗi SV thích ứng với sự thay đổi của môi trường một cách bị động bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. 3. Theo Đăcuyn, CLNT là quá trình A. tích lũy những biến dị có lợi cho con người. B. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho con người. C. tích lũy những biến dị có lợi cho con người và bản thân SV. D. đào thải những biến dị bất lợi cho con người. 4. Theo Đăcuyn, CLTN là quá trình A. đào thải những biến dị bất lợi SV. B. tích lũy những biến dị có lợi cho SV. C.tích lũy những biến dị có lợi cho con người và bản thân SV. D. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho SV. 5. Theo Lamac, sự hình thành loài hươu cao cổ là do A. phát sinh biến dị “cao cổ” một cách ngẫu nhiên. B. quá trình chọn lọc tích lũy những biến dị cao cổ. C. tập quán thay đổi, hươu phải vươn cổ ăn lá trên cao. D. sự thay đổi đột ngột của môi trường. 7. Quan niệm của Lamac về sự biến đổi của SV tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong quan niệm hiện đại ? A. Thường biến. B. Biến dị. C. Đột biến. D. Di truyền. 8. Theo Lamac ngoại cảnh có vai trò là nhân tố chính A. làm tăng tính đa dạng của loài. B. làm cho các loài SV có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi. C. làm phát sinh các biến dị không di truyền. D. làm cho các loài SV biến đổi dần dà và liên tục. 9. Theo Đăcuyn, CLTN có vai trò A. hình thành các tập quán hoạt động ở ĐV. B. tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại đối với SV trong quá trình đấu trình sinh tồn. C. là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể SV. 3
  4. D. sự biến đổi trên cơ thể SV thích ứng với những đặc điểm của ngoại cảnh. 10. Theo Đăcuyn, cơ chế chính của quá trình tiến hóa là A. sự củng cố ngẫu nhiên của các đột biến trung tính. B. các biến dị thu được trong đời cá thể đều di truyền. C. sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh. D. các biến đổi nhỏ, riêng rẽ tích lũy thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của CLTN. Bài 26 THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI I. TIẾN HÓA NHỎ VÀ TIẾN HÓA LỚN 1. Tiến hóa nhỏ: + Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen). + Xảy ra trong quần thể. + Chịu tác động của các nhân tố tiến hóa . + Nếu cách li sinh sản sẽ tạo ra loài mới. -Tiến hóa nhỏ xảy ra trong phạm vi hẹp, thời gian ngắn. -Có thể quan sát bằng thực nghiệm. 2. Tiến hóa lớn: - Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành. - Tiến hóa lớn xảy ra trong phạm vi rộng, thời gian dài. - Nghiên cứu gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học . II. NGUỒN NGUYÊN LIỆU CHO QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA VÀ CHỌN GIỐNG Trong quần thể gồm các nguồn biến dị di truyền sau: - Đột biến : Tạo ra các alen mới là nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa, trong đó đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu. - Biến dị tổ hợp tạo ra trong quá trình giao phối là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. - Ngoài ra sự di nhập gen cũng bổ sung thêm nguồn biến dị di truyền cho quần thể. III. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA Gồm có 5 nhân tố tiến hóa: Đột biến, di nhập gen, CLTN, giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên => làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. 1. Đột biến: - Tần số đột biến ở từng gen là rất thấp khoảng 10-6 → 10-4. Đột biến làm biến đổi tần số tương đối của các alen (rất chậm). - Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá (đột biến gen tạo alen mới, ). 2. Di- nhập gen: - Sự trao đổi các cá thể (di cư) hoặc các giao tử giữa các quần thể gọi là hiện tượng di- nhập gen. hay dòng gen. - Làm thay đổi tần số của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. - Có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen của quần thể thêm phong phú. 3. Chọn lọc tự nhiên: - CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. - CLTN làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định. - Tác động của CLTN lên các alen trội nhanh hơn alen lặn vì: + Alen trội biểu hiện kiểu hình ở trạng thái dị hợp và đồng hợp (chọn lọc chống alen trội) + Alen lặn chỉ biểu hiện kiểu hình ở trạng thái đồng hợp, không biểu hiện kiểu hình ở trạng thái dị hợp => nên alen lặn không bao giờ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.(chọn lọc chống alen lặn). 4
  5. Vai trò của CLTN: Qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng sự tiến hóa. 4. Các yếu tố ngẫu nhiên: còn gọi là biến động di truyền hay phiêu bạt gen. - Thường xảy ra đối với quần thể có kích thước nhỏ. - Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và 1 alen có hại lại trở nên phổ biến hơn trong quần thể. -Làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. 5. Giao phối không ngẫu nhiên: - Giao phối không ngẫu nhiên gồm: tự thụ phấn, tự phối, giao phối cận huyết và giao phối có chọn lọc. - Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm tỉ lệ thể dị hợp, tăng tỉ lệ thể đồng hợp => tạo điều kiện cho các alen lặn được biểu hiện. - Làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. QUAN NIỆM HIỆN ĐẠI VÀ ĐACUYN VỀ CHỌN LỌC TỰ NHÊN Đacuyn Hiện đại Nguyên liệu CLTN Biến dị cá thể Đột biến và biến dị tổ hợp Đối tượng CLTN Cá thể Cá thể và quần thể Phân hóa khả năng sống Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản Thực chất CLTN sót và sinh sản của các cá của các kiểu gen khác nhau trong quần thể trong quần thể. thể Kết quả Hình thành đặc điểm Hình thành các cá thể mang KG quy định thích nghi ở SV. các đặc điểm thích nghi. Câu hỏi trắc nghiệm: 1. Tiến hóa nhỏ là A. quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. B. quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của loài phụ, đưa đến sự hình thành loài mới. C. quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của loài cũ, đưa đến sự hình thành loài mới. D.quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của nòi hay thứ, đưa đến sự hình thành loài mới. 2. Điều nào sau đây là đúng về CLTN ? A. CLTN tác động trực tiếp vào các alen. B. CLTN tác động trực tiếp vào kiểu hình. C. CLTN tác động trực tiếp vào kiểu gen. D. CLTN tác động nhanh đối với alen lặn và chậm đối với alen lặn. 3. Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là A. biến dị tổ hợp. B. thường biến. C. biến dị đột biến. D. đột biến gen. 4. Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản? A.Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể. B. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. C. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. D. Tạo ra vô số các biến dị tổ hợp. 5. Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hóa nhỏ là A. làm thay đổi tần số alen trong mỗi gen theo hướng xác định. B. phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. qui định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa. D. phân hóa khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất. 6. Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là A. duy trì kiểu gen phản ứng thành kiểu hình có lợi đối với môi trường. B. đảm bảo sự sống sót của cá thể. C. phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. tạo ra những cá thể khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, thích nghi với môi trường. 7. Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở của loài giao phối là A. quần thể. B. loài. C.nòi. D. cá thể. 8. Nhân tố làm thay đổi đồng thời tần số tương đối các alen thuộc một gen của cả 2 quần thể là A. đột biến. B. biến động di truyền. C. di nhập gen. D. chọn lọc tự nhiên. 5
  6. 9. Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là A. đột biến cấu trúc NST. B. đột biến số lượng NST. C. biến dị tổ hợp. D. đột biến gen. 10. Tiến hóa lớn là A. quá trình hình thành các loài mới. B. quá trình hình thành các đơn vị trên loài như chi, bộ, họ, lớp, ngành. C. quá trình hình thành các đơn vị trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành. D. quá trình hình thành các đơn vị phân loại như loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành. 11. Nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen trong quần thể là A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên. C. di nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên. 12. Các nhân tố tiến hóa không làm phong phú vốn gen của quần thể là A. đột biến, di nhập gen. B. đột biến, biến động di truyền. C. di nhập gen, CLTN. D. CLTN, giao phối không ngẫu nhiên. 13. Vì sao nói quá trình đột biến là nhân tố tiến hóa cơ bản ? A. Vì tạo ra một áp lực làm thay đổi tần số các alen trong quần thể. B. Vì cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. C. Vì tần số đột biến của vốn gen khá lớn. D. Vì là cơ sở để tạo ra biến dị tổ hợp. 14. Nhân tố làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định là A. di nhập gen. B. biến động di truyền. C. đột biến. D. chọn lọc tự nhiên. 15. Các nhân tố tiến hóa làm phong phú vốn gen trong quần thể là A. đột biến, biến động di truyền.B. di nhập gen, CLTN. C. đột biến, CLTN. D. đột biến, di nhập gen. 16. Theo quan niệm hiên nay, nhân tố chủ yếu quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới là A. nhu cầu của con người. B. chọn lọc tự nhiên. C. sự biến đổi của điều kiện khí hậu và địa chất. D. sự phát triển của sinh giới diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu và địa chất. 17. Theo quan niệm hiện nay, nhân tố nào là nhân tố chính hình thành màu xanh lục ở đa số các loài sâu ăn lá ? A. Đột biến và giao phối. B. CLTN. C. Cách li sinh sản. D. Thức ăn của sâu. 18. Tác nhân nào sau đây không làm thay đổi tần số của các alen trong quần thể giao phối ? A. Đột biến. B. Biến động di truyền. C. CLTN. D. Các cơ chế cách li. 19. Nhân tố nào hình thành những tổ hợp gen thích nghi với môi trường sống nhất định ? A. Cách li sinh sản. B. CLTN. C. Biến động di truyền. D. Biến động môi trường. Bài 27 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI. I. KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI: Đặc điểm thích nghi là đặc điểm giúp sinh vật sống sót và sinh sản tốt hơn. Ví dụ: Sâu sồi vào mùa xuân có hình dạng và màu sắc giống như hoa sồi. II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI: - Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật chịu tác động của 3 nhân tố: + Quá trình đột biến. + Quá trình giao phối. + Quá trình CLTN. -Quá trình hình thành quần thể thích nghi là kết quả của quá trình tích lũy các alen cùng qui định kiểu hình thích nghi. - Môi trường chỉ có vai trò chọn lọc lại các cá thể có kiểu hình thích nghi, môi trường không tạo ra kiểu hình thích nghi. - Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm tùy thuộc vào 3 yếu tố: + Quá trình phát sinh và tích lũy đột biến. + Tốc độ sinh sản của của loài. + Áp lực của CLTN. * Giải thích sự tăng cường sức đề kháng ở vi khuẩn tụ cầu vàng 6
  7. + Lần đầu tiên khi sử dụng pênicilin để tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu vàng thì hiệu quả rất cao nhưng hiệu quả giảm dần ở các năm sau do trong quần thể vi khuẩn có nhiều chủng kháng pênicilin. + Khả năng kháng thuốc là do gen đột biến xuất hiện từ trước, gen đột biến này nhanh chóng lan truyền trong quần thể qua sinh sản và từ vi khuẩn này truyền cho vi khuẩn khác nhờ cơ chế biến nạp và tải nạp. * Giải thích hình thành màu sắc thích nghi của bướm Biston beturia: + Loài bướm này lúc đầu có màu trắng, sống trên cây bạch dương màu trắng => chim khó phát hiện. + Bụi than, khói công nghiệp từ các nhà máy làm cây bạch dương có màu đen, bướm trắng dễ bị chim phát hiện nên số lượng giảm dần, còn bướm đen khó bị chim phát hiện nên số lượng tăng dần. +Dạng bướm đen xuất hiện là do đột biến gen trội đa hiệu. III. SỰ HỢP LÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI Các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối vì : + Mỗi đặc điểm thích nghi được hình thành trong một trường xác định, nên đặc điểm có thể thích nghi với môi trường này nhưng lại không thích nghi với môi trường khác. + CLTN chọn lọc kiểu hình theo kiểu “thỏa hiệp” Câu hỏi trắc nghiệm: 1) Hiện tượng tăng tỉ lệ cá thể màu đen của loài bướm bạch dương ở vùng công nghiệp không phụ thuộc vào A. tác động của đột biến. B. tác động của giao phối. C. tác động của CLTN. D. ảnh hưởng của môi trường có bụi than. 2) Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây ? A. Thời gian thế hệ ngắn hay dài. B. Hình thức sinh sản vô tính hay hữu tính. C. Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội. D. Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít. 3) Vì sao có hiện tượng nhiều loài vi khuẩn tỏ ra “quen thuốc” kháng sinh ? A. Vì vi khuẩn có khả năng thích ứng trực tiếp bằng các biến đổi sinh hóa. B. Vì đột biến kháng thuốc có trong vốn gen của quần thể. C. Vì vi khuẩn có khả năng thích ứng trực tiếp bằng các đột biến mới xuất hiện. D.Vì vi khuẩn vốn có khả năng thích ứng trước sự thay đổi của điều kiện môi trường. 4) Các nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến hóa nhỏ là A. đột biến, di nhập gen và CLTN. B. đột biến, giao phối và CLTN. C. đột biến, giao phối và di nhập gen. D. đột biến, giao phối và các yếu tố ngẫu nhiên. 5) Tính chất biểu hiện của đặc điểm thích nghi là A. hợp lí một cách tuyệt đối. B. hợp lí một cách tương đối. C. luôn phù hợp với sự thay đổi của điều kiện sống. D. đặc trưng cho mỗi quần thể. Bài 28 : LOÀI I. KHÁI NIỆM LOÀI SINH HỌC: 1. Khái niệm loài sinh học: - Loài là một nhóm quần thể có khả năng giao phối với nhau, sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. 2. Các tiêu chuẩn để phân biệt các loài khác nhau: - Tiêu chuẩn thường sử dụng nhất là tiêu chuẩn hình thái. - Cách li sinh sản là tiêu chuẩn chính xác nhất để phân biệt 2 loài , đặc biệt là 2 loài có hình thái rất giống nhau ( loài đồng hình). - Để phân biệt loài nhiều khi phải kết hợp nhiều tiêu chuẩn cùng 1 lúc: như tiêu chuẩn hình thái, sinh lí, hóa sinh, cách li sinh sản. II. CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI SINH SẢN GIỮA CÁC LOÀI 7
  8. - Cách li sinh sản là ngăn cản các quần thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ. - Gồm có cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử. 1. Cách li trước hợp tử: - Ngăn cản các sinh vật không cho giao phối với nhau, hoặc không thụ tinh tạo hợp tử. - Những trở ngại dẫn đến cách li trước hợp tử là: mùa sinh sản khác nhau (cách li thời gian hay mùa vụ), tập tính sinh dục khác nhau (cách li tập tính), cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau (cách li cơ học).có sinh cảnh khác nhau (cách li nơi ở hay sinh cảnh). 2. Cách li sau hợp tử: - Ngăn cản tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ. - Con lai không có khả năng sinh sản chủ yếu là do sự khác biệt về NST. 3. Vai trò của cơ chế cách li trong tiến hóa và hình thành loài + Ngăn ngừa sự trao đổi vốn gen giữa các loài. + Củng cố thành phần kiểu gen đặc trưng của loài (duy trì sự toàn vẹn của loài). Câu hỏi trắc nghiệm: 1) Theo Mayr loài là A. một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối và sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các quần thể khác. B. một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có tính trạng chung, có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. C. một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có kiểu gen riêng biệt, khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. D. một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể sống trong 1 không gian xác định,khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. 2) Tiêu chuẩn nào là tiêu chuẩn thông dụng để phân biệt 2 loài ? A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn hóa sinh. C. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. D. Tiêu chuẩn hình thái và hóa sinh. 3) Dạng cách li không thuộc cách li trước hợp tử là A. cách li địa lí. B. cách li tập tính. C. cách li sinh thái. D. cách li cơ học. 4) Tiêu chuẩn nào thường sử dụng để phân biệt 2 loài đồng hình ? A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn hình thái, hóa sinh. C. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. D. Tiêu chuẩn hóa sinh. 5) Không giao phối được do lệch về mùa sinh sản như thời kì ra hoa, đẻ trứng thuộc dạng cách li nào ? A. Cách li nơi ở. B. Cách li tập tính. C. Cách li sinh thái. D. Cách li cơ học. 6) Không giao phối được do không tương hợp về cơ quan sinh sản thuộc dạng cách li nào? A.Cách li nơi ở.B. Cách li tập tính. C. Cách li sinh thái. D. Cách li cơ học. 7) Điều nào không thuộc cách li sau hợp tử ? A. Giao tử đực và giao tử cái thụ tinh với nhau được. B. Thụ tinh được nhưng hợp tử không sống. C. Con lai không có khả năng sinh sản. D. Hợp tử phát triển thành con lai nhưng con lai chết non. Bài 29 + 30 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI I. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH LOÀI MỚI 8
  9. 1. Hình thành loài khác khu vực địa lí: (con đường địa lí) - Các quần thể trong loài bị cách li bởi những điều kiện địa lí như: sông, biển, núi nên không giao phối với nhau. - CLTN làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, tích lũy các biến dị di truyền khác nhau, nếu cách li sinh sản sẽ hình thành loài mới. - Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường xảy ra ở động vật có khả năng phát tán mạnh. - Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường xảy ra chậm chạp. * Cách li địa lí: duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. * Điều kiện địa lí không phải là nguyên nhân trực tiếp gây biến đổi trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn lọc các kiểu gen thích nghi. 2. Hình thành loài mới cùng khu vực địa lí: a) Hình thành loài bằng cách li tập tính: do đột biến làm giao phối có lựa chọn → tạo quần thể cách li về tập tính giao phối → cách li sinh sản → hình thành loài mới. b) Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái: - Thường gặp ở thực vật và động vật ít di động xa. - Trong cùng khu vực địa lí nhưng khác ổ sinh thái → cách li sinh sản sẽ hình thành loài mới. c) Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa : - Thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật. - Con lai khác loài thường bất thụ, đa bội hóa cơ thể lai xa tạo thể song nhị bội (2n+2n) → tạo loài mới. - Thể song nhị bội chứa 2 bộ NST lưỡng bội (2n) của 2 loài bố mẹ có khả năng giảm phân tạo giao tử (hữu thụ). Ví dụ: Lúa mì trồng hiện nay (6n= 42) được hình thành từ lai xa và đa bội hóa. Ví dụ: Lai cây 2n x cây 4n → 3n, có thể sinh sản vô tính để hình thành loài mới. Câu hỏi trắc nghiệm: 1) Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới ? A. Cách li sinh thái. B. Cách li địa lí. C. Cách li sinh sản. D. Cách li cơ học. 2) Thể song nhị bội là cơ thể có A. tế bào mang bộ NST lưỡng bội. B. tế bào mang bộ NST tứ bội. C. tế bào chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ khác nhau. D. tế bào chứa bộ NST lưỡng bội với một nửa nhận từ bố, một nửa nhận từ mẹ. 3) Phương thức hình thành loài khác khu thể hiện ở con đường nào sau đây ? A. Con đường cách li tập tính. B. Con đường địa lí. C. Con đường sinh thái. D. Con đường lai xa và đa bội hóa khác nguồn. 4) Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở nhóm A. động vật ít di động xa. B. thực vật. C. động vật di động xa. D. thực vật và động vật ít di chuyển. 5) Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở con đường nào sau đây ? A. Con đường địa lí, lai xa và đa bội hóa. B. Con đường địa lí và cách li tập tính. C. Con đường địa lí và sinh thái. D. Con đường sinh thái, lai xa và đa bội hóa. 6) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường thấy ở A. động vật ít di động xa. B. thực vật. C. động vật di động xa. D. động vật kí sinh. 7) Con đường hình thành loài nào sau đây dẫn đến hình thành loài nhanh nhất ? A. Con đường địa lí. B. Con đường cách li tập tính. C. Con đường sinh thái. D. Con đường lai xa và đa bội hóa . 8) Lúa mì trồng hiện nay (Triticum aestivum) được hình thành bằng con đường nào? A. Con đường địa lí. B. Con đường cách li tập tính. C. Con đường sinh thái. D. Con đường lai xa và đa bội hóa . Bài 31 TIẾN HÓA LỚN. I. TIẾN HÓA LỚN- NGUỒN GỐC CHUNG VÀ CHIỀU 9
  10. HƯỚNG TIẾN HÓA CỦA SINH GIỚI 1. Tiến hóa lớn: - Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành. - Nghiên cứu tiến hóa lớn cần kết hợp nhiều lĩnh vực như: hóa thạch, sinh học phân tử, phân loại học giúp xây dựng được cây phát sinh chủng loại làm sáng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa các loài. - Tốc độ tiến hóa khác nhau ở các nhóm sinh vật khác nhau 2. Chiều hướng tiến hóa lớn: + Ngày càng đa dạng phong phú. + Tổ chức cơ thể ngày càng cao. + Thích nghi ngày càng hợp lí. Thích nghi là hướng tiến hóa cơ bản nhất vì một số nhóm sinh vật tiến hóa theo kiểu đơn giản hóa tổ chức hay giữ nguyên cấu trúc nguyên thủy. Đã giài thích được vì sao hiện nay vẫn còn tồn tại những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh sinh vật có tổ chức cao. Câu hỏi trắc nghiệm: 1) Tiến hóa theo kiểu đơn giản hóa mức độ tổ chức cơ thể là A. do phát sinh các đột biến mới. B. do sự thích nghi của cơ thể với môi trường sống mới. C. do xu hướng biến đổi quay về dạng tổ tiên. D. do hướng tiến hóa phân nhánh. 2) Vì sao có sự song song tồn tại các nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao ? A. Vì trong điều kiện xác định, có những SV duy trì tổ chức nguyên thủy của chúng hoặc đơn giản hóa tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển. B. Vì các sinh vật có tổ chức thấp vẫn không ngừng phát sinh. C. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển. D.Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về năng lượng cho hoạt động sống. Bài 32 NGUỒN GỐC SỰ SỐNG I. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT SINH SỰ SỐNG 1.Tiến hóa hóa học: hình thành chất hữu cơ từ chất vô cơ - Từ chất vô cơ dưới tác dụng của nguồn năng lượng tự nhiên (ánh sáng mặt trời, sấm chớp, tia tử ngoại, núi lửa) hình thành chất hữu cơ đơn giản axít amin, nuclêôtit, đường đơn, axit béo. - Từ chất hữu cơ đơn giản hình thành các đại phân tử hữu cơ lipit, axít nuclêic và prôtêin bằng con đường trùng phân. - Thí nghiệm của Milơ : phóng điện qua hỗn hợp các chất vô cơ CH 4, NH3, H2, hơi nước thu được các axit amin, nuclêôtit. - Thí nghiệm của Fox : Đun nóng các axit amin ở 1500C → 1800C thu được chuỗi pôlipeptit ngắn (prôtêin nhiệt). - Phân tử có khả năng nhân đôi đầu tiên là ARN, chúng có thể nhân đôi mà không cần enzim, sau đó tổng hợp nên ADN có cấu trúc bền vững , có khả năng phiên mã và dịch mã. 2. Tiến hóa tiền sinh học: hình thành mầm móng những cơ thể sống đầu tiên. - Tạo tế bào sơ khai (lipôxôm) : được tạo thành do sự kết hợp của các đại phân tử lipit, axit nuclêic và prôtêin. - Hình thành tế bào nguyên thủy (côaxecva): có khả năng nhân đôi, phiên mã, dịch mã, trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản. 3. Tiến hóa sinh học: từ tế bào sơ khai → SV đơn bào → SV đa bào → toàn bộ sinh giới ngày nay. Ngày nay sự sống không được hình thành từ chất vô cơ theo con đường hóa học vì: + Trái đất ngày nay khác so với khi mới hình thành. + Nên chất hữu cơ được tạo ra sẽ bị ôxy hóa và VSV phân hủy. 10
  11. Bài 33 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT I. HÓA THẠCH- Ý NGHĨA CỦA HÓA THẠCH 1. Hóa thạch: - Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá (bộ xương, vết chân, hình dáng). - Có thể hóa thạch 1 phần cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể còn nguyên vẹn nếu chết trong băng hoặc hỗ phách). 2. Ý nghĩa: - Cung cấp bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. - Từ tuổi của các hóa thạch có thể xác định tuổi của các lớp đất đá chứa chúng và ngược lại. - Để xác định tuổi của hóa thạch người ta căn cứ vào các đồng vị phóng xạ ( C14, Urani). II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT Hiện tượng trôi dạt lục địa: + Là hiện tượng di chuyển của các lục địa. + Làm thay đổi rất mạnh điều kiện địa chất làm tiệt chủng nhiều loài và bùng nổ sự phát sinh loài mới. - Để chia thời gian trong lịch sử quả đất người ta + Căn cứ vàonhững biến cố lớn về địa chất, khí hậu. + Căn cứ vào các hóa thạch điển hình. - Lịch sử quả đất có 5 đại: Đại Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh. - Đặc điểm nổi bậc của mỗi đại: + Đại Thái cổ & đại Nguyên sinh : sự sống tập trung dưới nước. + Đại Cổ sinh: sự sống di cư lên cạn. + Đại Trung sinh: sự phát triển ưu thế của cây hạt trần và bò sát. + Đại Tân sinh: sự phồn thịnh của cây hạt kín, sâu bọ, chim và thú. Xuất hiện loài người ở kỉ Tứ. Bài 34 SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI - Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ giữa người và vượn người có mối quan hệ thân thuộc trong tiến hóa . - Từ loài vượn người cổ đại tiến hóa thành chi Homo. - Homo Habilis (người khéo léo) : là loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo. - Tiếp theo là Homo erectus. - Cuối cùng là người hiện đại Homo sapiens. - Quá trình phát sinh loài người chịu chi phối của 2 nhân tố: + Nhân tố sinh học (tiến hóa sinh học): biến dị di truyền, CLTN. + Nhân tố xã hội (tiến hóa văn hóa) :lao động, tiếng nói, ý thức. Câu hỏi trắc nghiệm: 1) Trong giai đoạn tiến hóa hóa học đã A. tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hóa học. B. tạo thành các tế bào nguyên thủy (tế bào sơ khai). C. xuất hiện các enzim. D. hình thành mầm móng những cơ thể sống đầu tiên. 2) Dạng vượn người nào sau đây gần gũi với người nhất ? A. Vượn. B. Gôrila. C. Tinh tinh. D. Đười ươi. 3) Trong giai đoạn tiến hóa hóa học từ chất vô cơ hình thành chất hữu cơ đơn giản rồi phức tạp là nhờ A. sự liên kết ngẫu nhiên của các chất hóa học. B. tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên. C. do các cơn mưa kéo dài hàng trăm năm. D. tác động của các enzim và nhiệt độ. 4) Chất hữu cơ đầu tiên có khả năng tái bản là A. ARN. B.prôtêin. C. lipit. D. ADN. 11
  12. 5) Hóa thạch có ý nghĩa gì trong việc nghiên cứu sinh học và địa chất học ? A. Hóa thạch chỉ là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái đất và lịch sử diệt vong của SV. B. Hóa thạch chỉ là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái đất . C. Hóa thạch là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái đất và lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của SV. D. Hóa thạch chỉ là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử phát sinh, phát triển của SV. 6) Sự kiện nào dưới đây không thuộc trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học ? A. Hình thành chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nulêic. B. Sự tạo thành côaxecva. C. Xuất hiện tế bào nguyên thủy. D. Sự hình thành màng. 7) Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ thứ ba ? A.Hạt kín phát triển mạnh. B. Chim và thú phát triển mạnh. C. Phát sinh các nhóm linh trưởng. D. Xuất hiện loài người. 8) Sự kiện nào đáng chú ý trong đại cổ sinh ? A. Thực vật có hạt xuất hiện. B. Sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật. C. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng. D. Sự xuất hiện bò sát. 9) Đặc điểm nào sau đây của kỉ thứ tư ? A. Ổn định hệ thực vật. B. Ổn định hệ động vật. C. Sâu bọ phát triển mạnh. D. Xuất hiện loài người. 10) Sự phát sinh sự sống là kết quả của quá trình nào sau đây ? A. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học. B. Tiến hóa tiền sinh học. C. Tiến hóa sinh học. D. Tiến hóa lí học, tiến hóa tiền sinh học. 11) Sự hình thành lớp màng có vai trò A. phân biệt các giọt côaxecva với môi trường xung quanh, qua màng côaxecva trao đổi chất với môi trường. B. làm cho côaxecva trở thành cơ thể đơn bào. C. làm cho quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn. D. là bước tiến bộ quan trọng trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học. 12) Sự tương tác giữa các đại phân tử nào dẫn đến sự hình thành các dạng sinh vật phức tạp hiện nay ? A. Prôtêin – lipit. B. Prôtêin- saccarit. C. Pôlinuclêôtit. D. Prôtêin – Axit nuclêic. 13) Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài A. Homo erectus. B. Homo habilis. C. Homo neanderthalensis. D. Homo sapiens. 14) Bầu khí quyển nguyên thủy của Trái Đất trước khi xuất hiện sự sống đầu tiên chứa các khí sau ngoại trừ A. m êtan (CH4). B. NH3.C. ôxi. D. hơi nước. 15) Các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người là A. nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh. B. nhân tố vật lí và nhân tố hóa học. C. nhân tố vật lí, nhân tố hóa học và nhân tố sinh học. D. nhân tố sinh học và nhân tố xã hội. 12
  13. PHẦN BẢY SINH THÁI HỌC Bài 35 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG- CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Môi trường sống: là tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật làm ảnh hưởng đến sự sống, sinh trưởng và phát triển. Có các loại môi trường: + Môi trường trên cạn : đất, khí quyển. + Môi trường nước : nước ngọt,nước mặn, nước lợ, + Môi trường sinh vật: môi trường sống của SV cộng sinh và kí sinh. 2. Nhân tố sinh thái : là các yếu tố của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. Gồm 2 nhóm nhân tố sinh thái : + Nhân tố vô sinh : là các nhân tố vật lí, hóa học như : nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm + Nhân tố hữu sinh : là mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, trong đó nhân tố con người có vai trò quan trọng. II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI 1. Giới hạn sinh thái( giới hạn chịu đựng) : là khoảng xác định giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển - Khoảng thuận lợi : là khoảng các nhân tố sinh thái phù hợp đảm bảo sinh vật phát triển tốt nhất. - Khoảng chống chịu: Là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật. Ví dụ: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái từ 5,60C→ 420C - Khoảng thuận lợi: 20→ 350C - Giới hạn dưới: 5,60C. - Giới hạn trên: 420C. 2. Ổ sinh thái: là khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển. Trong một môi trường sống có thể có nhiều ổ sinh thái. Nơi ở là nơi cư trú của SV. III. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG 1. Sự thích nghi với ánh sáng: - Ở thực vật: gồm 2 nhóm + Thực vật ưa sáng : lá xếp xiên, mô giậu phát triển, phiến lá dày. + Thực vật ưa bóng: lá nằm ngang, ít mô giậu hoặc không có mô giậu, phiến lá mỏng. - Động vật : Có cơ quan chuyên hóa tiếp nhận ánh sáng nên chúng thích ứng tốt khi điều kiện chiếu sáng thay đổi . Gồm 2 nhóm + Động vật ưa hoạt động ngày. + Động vật ưa hoạt động đêm. => ánh sáng giúp động vật định hướng, kiếm mồi 2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ: a. Quy tắc về kích thước cơ thể: Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới. b. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi của cơ thể: Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi nhỏ hơn động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới Động vật sống ở vùng lạnh có tỉ lệ S/V giảm=> hạn chế sự tỏa nhiệt. 13
  14. Câu hỏi trắc nghiệm: 1) Người ta chia các nhân tố sinh thái thành: A. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. B. Nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và có lợi. C. Nhóm nhân tố sinh thái của địa quyển, thủy quyển và khí quyển D. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và con người. 2) Giới hạn dưới của nhân tố sinh thái là: A. Điều kiện sinh thái tại đó sinh vật phát triển thuận lợi nhất, vượt qua giới hạn dưới sinh vật sẽ chết. B. Điều kiện sinh thái tại đó sinh vật có thể tồn tại, vượt qua mức giới hạn dưới sinh vật sẽ chết. C. Giới hạn chịu đựng của sinh vật về 1 loại nhân tố sinh thái nào đó, ngoài giới hạn này sinh vật không thể tồn tại. D. Cận trên giới hạn chịu đựng về 1 nhân tố sinh thái nào đó. 3) Dựa vào sự thích nghi của thực vật với ánh sáng, người ta chia thực vật thành các nhóm nào? A. Cây ưa sáng, cây ưa tối. B. Cây ưa hạn, cây ưa ẩm. C. Cây ưa sáng, cây ưa bóng, cây chịu bóng. D. Cây trung sinh, cây ẩm sinh, cây hạn sinh. 4) Đặc điểm nào sau đây của cây ưa bóng? A. Thân có vỏ dày, màu nhạt. B. Lá nằm ngang, phiến lá mỏng, ít mô giậu. C. Lá xếp xiên, phiến lá dày, nhiều mô giậu. D. Cường độ quang hợp cao. 5) Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. phát triển thuận lợi nhất. B. có sức sống trung bình. C. có sức sống giảm dần. D. chết hàng loạt. 6) Trong rừng mưa nhiệt đới những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật A. ưa bóng và chịu hạn. B. ưa bóng. C. ưa sáng. D. chịu bóng. 7) Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6 0C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. được gọi là A. khoảng gây chết. B. khoảng thuận lợi C. khoảng chống chịu. D. giới hạn sinh thái. 8) Nơi ở của các loài là A. địa điểm cư trú của chúng. B. địa điểm dinh dưỡng của chúng. C. địa điểm thích nghi của chúng. D. địa điểm sinh sản của chúng. 9) Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống của tất cả các loài động vật ? A. Cung cấp nhiệt. B. Ảnh hưởng đến hoạt động , khả năng sinh trưởng và sinh sản của ĐV. C. Định hướng di chuyển trong không gian. D. Tạo điều kiện cho động vật nhận biết. Bài 36 QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I. KHÁI NIỆM QUẦN THỂ SV & QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ 1.Khái niệm quần thể sinh vật: Quần thể sinh vật là : + Tập hợp các cá thể cùng loài 14
  15. + Cùng sống trong khoảng không gian xác định. + Vào khoảng thời gian nhất định. + Có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới. Ví dụ : Quần thể chim cánh cụt ở Bắc cực Đàn trâu rừng. 2. Quá trình hình thành quần thể: - Từ quần thể ban đầu, một số cá thể phát tán đến môi trường sống mới. - Những cá thể nào thích nghi→ tạo thành quần thể mới. II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ Trong quần thể có 2 mối quan hệ: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. 1. Quan hệ hỗ trợ: - Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau để tìm thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản, khai thác tối ưu nguồn sống. - Thể hiện rõ qua hiệu quả nhóm. Ví dụ: cây sống gần nhau có hiện tượng liền rễ. 2. Quan hệ cạnh tranh: - Xảy ra khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao làm thiếu thức ăn, thiếu nơi ở. Ví dụ: Hiện tượng tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. - Nhờ sự cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố cá thể trong quần thể ở mức phù hợp đảm bảo cho quần thể tồn tại và phát triển. Câu hỏi trắc nghiệm: 1) Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. D. Các cây thông mọc gần nhau có hiện tượng liền rễ. 2) Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm. B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau. D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường. 3) Tập hợp nào sau đây là quần thể ? a. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. B. Những con cá sống trong Hồ Tây. C.Những con tê giác 1 sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên. D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. 4) Trong điều kiện thuận lợi, các cá thể trong quần thể có quan hệ nào ? A. Hỗ trợ. B. Hội sinh. C. Hợp tác. D. Cạnh tranh. 5) Cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế thoát hơi nước tốt hơn cây sống riêng rẽ. Đây là biểu hiện của: A. Cạnh tranh sinh học khác loài. B. Quan hệ hợp tác. C. Hiệu quả nhóm. D. Cạnh tranh sinh học cùng loài. 6) Quan hệ đấu tranh cùng loài xảy ra khi: A. Gặp điều kiện sống quá bất lợi. B. Bị loài khác tấn công. C. Có biểu hiện quần tụ. D. Có tác động hiệu quả nhóm. 7) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn đến A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu. B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa. C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức phù hợp. D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể. Bài 37 - 38 15
  16. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT. ( Là dấu hiệu để phân biệt quần thể này với quần thể khác) I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH - Tỉ lệ giới tính : là tỉ lệ số cá thể đực và số cá thể cái trong quần thể ( thường xấp xỉ 1 : 1) - Tỉ lệ giới tính có thể thay đổi tùy loài, thời gian và điều kiện sống. - Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trong đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể khi môi trường thay đổi. - Các nhân tố làm thay đổi tỉ lệ giới tính là: + Tỉ lệ tử vong. + Điều kiện sống. + Đặc điểm sinh sản. + Tập tính, đặc điểm sinh sản. + Chất dinh dưỡng. - Ứng dụng : điều khiển tỉ lệ đực cái cho phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế. II. NHÓM TUỔI - Có 3 khái niệm về tuổi: + Tuổi sinh lí : là thời gian sống có thể đạt tới của 1 cá thể trong quần thể. + Tuổi sinh thái: là thời gian sống thực tế của 1 cá thể trong quần thể. + Tuổi quần thể: là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể. - Cấu trúc tuổi và tháp tuổi: Có 3 nhóm tuổi: tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản, tuổi sau sinh sản. Tuổi sau sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi trước sinh sản Dạng phát triển Dạng ổn định Dạng suy giảm - Ứng dụng : Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ, khai thác tốt nguồn tài nguyên sinh vật. III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ Có 3 kiểu phân bố. Kiểu phân bố Đặc điểm Ỳ nghĩa Ví dụ - Phổ biến nhất. Các cá thể hỗ trợ nhau Cây mọc hoang dại Phân bố theo - Điều kiện sống phân bố không đồng đều. . nhóm - Không có sự cạnh tranh Phân bố đồng - Điều kiện sống phân bố đồng đều. Làm giảm sự cạnh Cây thông trong rừng thông. đều - Cạnh tranh gay gắt. tranh. - Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Sinh vật tận dụng Cây gỗ trong rừng nhiệt đới. Phân bố ngẫu - Điều kiện sống phân bố đồng đều, được nguồn sống. nhiên - Không có sự cạnh tranh. IV. MẬT ĐỘ. - Mật độ: là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích. - Mật độ thay đổi theo mùa, năm, điều kiện môi trường. - Mật độ ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản, sự tử vong => là nhân tố cơ bản nhất. V. KÍCH THƯỚC CỦA QUẦN THỂ 1. Kích thước quần thể: Là số lượng cá thể (khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong không gian của quần thể. 16
  17. 2. Kích thước tối thiểu, kích thước tối đa: a. Kích thước tối thiểu: - Là số lượng ít nhất mà quần thể có thể tồn tại và phát triển. - Dưới mức tối thiểu quần thể sẽ bị suy giảm hoặc diệt vong. - Nguyên nhân: + Sự hỗ trợ giảm. + Sinh sản giảm. + Xảy ra giao phối gần. b. Kích thước tối đa: - Là số lượng lớn nhất quần thể có thể đạt tới phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống. - Kích thước quá lớn sự cạnh tranh tăng, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tử vong cao. 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể: a. Mức độ sinh sản: - Mức độ sinh sản là số lượng cá thể được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian. - Mức độ sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng (con non) trong 1 lứa đẻ, số lứa đẻ của 1 cá thể, tuổi trưởng thành, tỉ lệ đực/cái trong quần thể. b. Mức độ tử vong: - Mức độ tử vong là số lượng cá thể bị tử vong trong một đơn vị thời gian. - Mức độ tử vong phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, điều kiện sống, sự khai thác của con người. c. Sự phát tán của quần thể: là hiện tượng xuất cư và nhập cư. VI. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT - Khi môi trường hoàn toàn thuận lợi ( môi trường không giới hạn) :quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng có hình chữ J) - Khi môi trường không hoàn toàn thuận lợi ( môi trường giới hạn): tăng trưởng giảm ( đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S). - Thực tế nhiều quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học vì + Sức sinh sản không phải lúc nào cũng lớn. + Điều kiện sống không phải lúc nào cũng thuận lợi. VII. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI - Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển. - Dân số tăng nhanh là nguyên nhân làm cho môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người. Câu hỏi trắc nghiệm: 1) Sự phân bố của một số loài sinh vật thay đổi: A. Theo cấu trúc tuổi của quần thể. B. Do hoạt động của con người. C. Theo nhu cầu về nguồn sống của cá thể trong quần thể đó D. Theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. 2) Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể? A. Đa dạng loài. B. Tỉ lệ đực cái. C. Tỉ lệ nhóm tuổi. D. Mật độ quần thể. 3) Kích thước cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là A. kích thước tối đa của quần thể. B. mật độ của quần thể. C. kích thước trung bình của quần thể. D. kích thước tối thiểu của quần thể. 4) Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là A. tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể. B. số lượng cá thể trong quần thể. C. tỉ lệ đực và cái trong quần thể. D. số lượng cá thể SV sống trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích. 5) Thời gian sống thực tế của 1 cá thể nào đó trong quần thể được gọi là: A. Tuổi sinh thái. B. Tuổi trung bình. C. Tuổi quần thể. D. Tuổi sinh lí. 6) Vai trò quan trọng của việc nghiên cứu nhóm tuổi của quần thể là: A. Biết được tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể. 17
  18. B. Giúp bảo vệ và khai thác tài nguyên hợp lí. C. Cân đối tỉ lệ giới tính. D. So sánh về tỉ lệ nhóm tuổi của quần thể này với quần thể khác. 7) Kiểu phân bố nào sau đây của quần thể có vai trò hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường ? A. Kiểu phân bố theo nhóm. B. Kiểu phân bố ngẫu nhiên. C. Kiểu phân bố đồng đều. D. Kiểu phân bố đặc trưng. 8) Mật độ cá thể của quần thể là gì ? A. Số lượng cá thể sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. B. Tổng số lượng cá thể của quần thể. C. Tỉ lệ giữa số cá thể sinh sản và tử vong. D. Số lượng cá thể trưởng thành sống trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. 9) Kích thước tối thiểu của quần thể là trường hợp: A. Khoảng không gian bé nhất mà quần thể có thể tồn tại và phát triển. B. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể có thể duy trì và phát triển. C. Kích thước cá thể bé nhất so với các cá thể khác trong quần thể. D. Ảnh hưởng tối thiểu của quần thể này đối với quần thể khác trong cùng 1 loài. 10) Hầu hết các quần thể trong tự nhiên, cấu trúc tuổi chia thành các nhóm chính: A. Nhóm tuổi sơ sinh, nhóm tuổi sinh trưởng, nhóm tuổi phát triển. B. Nhóm tuổi mới sinh, nhóm tuổi lớn lên, nhóm tuổi trưởng thành. C. Nhóm tuổi sinh trưởng và nhóm tuổi sinh sản. D. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản. 11) Tăng trưởng kích thước của quần thể theo tiềm năng sinh học là trường hợp: A. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện không giới hạn về diện tích cư trú và môi trường sống thuận lợi. B. Kích thước quần thể tăng trưởng phụ thuộc vào nguồn thức ăn của quần thể đó. C. Quần thể tích lũy sinh khối trong 1 đơn vị thời gian nào đó. D. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện các mối quan hệ hữu sinh thuận lợi nhất. 12) Mức sinh sản của quần thể là: A. Tỉ lệ cá thể có độ tuổi sinh sản tính trên tổng số cá thể của quần thể. B. Số cá thể mới sinh ra tính trên tổng số cá thể trong các lứa đẻ. C. Khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong 1 đơn vị thời gian. D. Số cá thể được sinh ra tính từ lúc quần thể hình thành. 13) Mật độ của một quần thể tăng quá mức tối đa thì A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống. C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu. 14) Tỉ lệ giới tính thay đổi và không chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? A. Điều kiện sống của môi trường. B. Mật độ cá thể của quần thể. C. Mùa sinh sản, đặc điểm sinh sản. D. Điều kiện dinh dưỡng. 15) Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm là A. các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. B. sinh vật tận dụng được nguồn sống của môi trường. C. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. D. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Bài 39 BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT I. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ 1. Biến động theo chu kì: Là biến động xảy ra do sự thay đổi có tính chu kì của môi trường như mùa, năm, trăng, thủy triều . Ví dụ: Số lượng thỏ, mèo rừng ở Canađa 9- 10 năm biến động 1 lần. Mùa mưa ếch nhái phát triển mạnh. 2. Biến động không theo chu kì: Số lượng cá thể tăng hoặc giảm đột ngột do lũ lụt, cháy rừng, bão, dịch bệnh Ví dụ: Số lượng ếch nhái giảm khi năm nào quá lạnh (< 80C) Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy làm số lượng động vật, thực vật giảm mạnh. 18
  19. II. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ. 1. Nguyên nhân gây biến động: Do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh a. Nhân tố vô sinh: - Là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể. - Trong đó khí hậu ảnh hưởng thường xuyên và rõ nét nhất. - Ảnh hưởng đến trạng thái sinh lí của quần thể như: sức sinh sản, khả năng thụ tinh, sức sống của con non . b. Ảnh hưởng của nhân tố hữu sinh: - Là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể. - Được thể hiện rõ qua mối quan hệ về nơi ở và dinh dưỡng như: sự cạnh tranh, động vật ăn thịt, con mồi, sức sinh sản, sự tử vong, sự phát tán 2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: Mỗi quần thể sống trong một môi trường xác định đều có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách tăng hoặc giảm số lượng cá thể trong quần thể. Cơ chế điều chỉnh:Tỉ lệ sinh sản + nhập cự = Tỉ lệ tử vong, xuất cư. 3. Trạng thái cân bằng của quần thể: Là số lượng cá thể quần thể ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống gọi là trạng thái cân bằng. Câu hỏi trắc nghiệm: 1) Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là kiểu biến động A. không theo chu kì. B. theo chu kì nhiều năm. C. theo chu kì mùa. D. theo chu kì tuần trăng. 2) Biến động số lượng cá thể của quần thể do thiên tai, dịch bệnh được gọi là: A. Biến động theo chu kì khí hậu. B. Biến động đột ngột. C. Biến động không theo chu kì. D. Biến động do sự thay đổi của khí hậu. 3) Trong điều kiện nào quần thể có số lượng được điều chỉnh ở mức cân bằng ? A. Khi mức sinh sản bằng mức tử vong. B. Khi không xảy ra sự nhập cư cũng như xuất cư. C. Khi số lượng cá thể của quần thể không tăng cũng không giảm theo thời gian. D. Khi tổng mức sinh sản , nhập cư bằng tổng mức tử vong và xuất cư. 4) Các nhân tố sinh thái không phải là nhân tố phụ thuộc mật độ của quần thể là A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng 1 đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt. B. ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. C. sức sinh sản và mức độ tử vong. D. sự xuất cư và nhập cư của quần thể. 5)Vì sao có sự biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì? A. Do những thay đổi có chu kì của môi trường. B. Do sự tăng giảm nguồn dinh dưỡng có tính chu kì. C. Do sự thay đổi thời tiết có tính chu kì. D. Do sự sinh sản có tính chu kì. Bài 40 QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QXSV I. KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT - Quần xã sinh vật là + Tập hợp các quần thể khác loài. + Cùng sống trong khoảng không gian xác định. + Vào một khoảng thời gian nhất định. + Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau như một thể thống nhất. 19
  20. - Quần xã sinh vật có cấu trúc tương đối ổn định. II. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT. 1.Đặc trưng về thành phần loài: Biểu hiện qua : a. Số lượng loài trong quần xã. & số cá thể của mỗi loài => biểu thị sự đa dạng, sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. b. Loài ưu thế: + Là loài đóng vai trò quan trọng trong quần thể . + Có số lượng nhiều. + Có sinh khối lớn . + Hoạt động mạnh. Ví dụ: Cây có hạt là loài ưu thế của các quần xã trên cạn. c. Loài đặc trưng: + Loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó. + Hoặc loài có số lượng nhiều, có vai trò quan trọng trong quần xã. Ví dụ: Cây cọ là loài đặc trưng của quần xã ở vùng đồi Phú Thọ. Cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh. 2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian quần xã: - Thường phân bố theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang. - Làm giảm bớt sự cạnh tranh, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống. II. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT 1. Các mối quan hệ sinh thái: a. Quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hợp tác, hội sinh) - Quan hệ cộng sinh: là mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài, tất cả các loài đều có lợi. Ví dụ: Nấm+ Vi khuẩn + Tảo + Địa y. Vi khuẩn lam + rễ cây họ Đậu. Hải quỳ + cua. - Hợp tác: các loài hợp tác với nhau đều có lợi nhưng không phải là mối quan hệ chặt chẽ. Ví dụ: Chim sáo + Trâu. Chim mỏ đỏ + Linh dương. Lươn biển + Cá nhỏ. - Hội sinh: chỉ có lợi một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. Ví dụ: Cây phong lan bám trên cây gỗ. Cá ép sống bám trên cá lớn. b. Quan hệ đối kháng: ( cạnh tranh, kí sinh, ức chế cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác) - Là quan hệ một bên có lợi còn bên kia có hại - Cạnh tranh: giành nguồn sống, nơi ở. Ví dụ: Các loài thực vật cạnh tranh nhau giành ánh sáng, nước, muối khoáng Cú và chồn giành thức ăn là chuột. - Kí sinh: vật kí sinh lấy thức ăn từ vật chủ. Ví dụ: Cây tầm gửi + Cây gỗ. Giun + Cơ thể người. - Ức chế- cảm nhiễm: Sv tiết chất gây ức chế sự phát triển của sinh vật sống xung quanh Ví dụ: Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật sống xung quanh. - Sinh vật này ăn sinh vật khác: + Động vật ăn thực vật :bò ăn cỏ + Động vật ăn thịt: hỗ ăn thỏ + Thực vật bắt sâu bọ: cây nắp ấm bắt ruồi. 2. Hiện tượng khống chế sinh học: - Là hiện tượng số lượng cá thể của 1 loài bị khống chế ở mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá - Do tác động của hỗ trợ hoặc đối kháng. - Ứng dụng trong nông nghiệp: sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu hại Ví dụ: Dùng ong kí sinh để tiêu diệt bọ rùa. Câu hỏi trắc nghiệm: 20
  21. 1) Giun, sán kí sinh trong ruột lợn là biểu hiện của mối quan hệ A. hợp tác. B. hội sinh. C. kí sinh-vật chủ. D. cộng sinh. 2) Hai loài sống dựa vào nhau, cùng có lợi nhưng không bắt buộc phải có nhau, là biểu hiện của mối quan hệ A. hội sinh. B. hợp tác. C. cạnh tranh. D. cộng sinh. 3) Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, quan hệ nào là kiểu quan hệ cạnh tranh ? A. Chim ăn sâu và sâu ăn lá. B. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn. C. Mối và trùng roi sống trong ruột mối D. Lúa và cỏ dại sống trong cùng một ruộng lúa. 4) Hiện tượng loài cá ép sống bám vào cá mập và được cá mập mang đi xa, nhờ đó quá trình hô hấp của cá ép trở nên thuận lợi hơn và khả năng kiếm mồi cũng tăng lên, còn cá mập không được lợi nhưng cũng không bị ảnh hưởng gì. Đây là một ví dụ về mối quan hệ A. hợp tác. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. cạnh tranh. 5) Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ đậu là biểu hiện của mối quan hệ A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh – vật chủ. 6) Thú có túi sống phổ biến ở châu Úc. Cừu được du nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ A. sinh vật này ăn sinh vật khác. B. cạnh tranh khác loài. C. ức chế- cảm nhiểm. D. hội sinh. 7) Một quần xã có độ đa dạng càng cao thì: A. Sẽ có sự cạnh tranh càng gay gắt. B. Sau đó có khống chế sinh học và làm giảm độ đa dạng. C. Số lượng cá thể trong quần xã rất cao. D. Số lượng loài cao. 8) Loài ưu thế là gì? A. Loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó. B. Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, có sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng. C. Loài có khả năng tự vệ và kiếm ăn tốt. D. loài thường gặp ở nhiều quần xã. 9) Mỗi quần xã có cấu trúc phân tầng, thể hiện ở sự phân bố cá thể theo hình thức nào? A. Đồng đều ngẫu nhiên. B. Theo chiều ngang, theo chiều xiên. C. Đồng đều theo nhóm, ngẫu nhiên. D. Theo chiều thẳng đứng, theo chiều ngang. 10) Cấu trúc phân tầng của quần xã có vai trò chủ yếu nào sau đây ? A. Xảy ra cạnh tranh khác loài, giúp điều chỉnh số lượng cá thể trong quần xã. B. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. C. Xảy ra quan hệ hỗ trợ giữa các loài, giúp số lượng cá thể của quần xã tăng lên. D. Phân bố đồng đều các cá thể trong quần thể và quần xã. 11) Vì sau loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã ? A. Vì số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. B. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh. C. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh. D. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sức cạnh tranh mạnh. 12) Một quần xã ồn định thường có A.số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp. B.số lượng loài nhò và số lượng cá thể của loài cao. C.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao. D.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp. Bài 41 DIỄN THẾ SINH THÁI 21
  22. I. KHÁI NIỆM DIỄN THẾ SINH THÁI - Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. - Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi của điều kiện tự nhiên. - Diễn thế sinh thái gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn khởi đầu (giai đoạn tiên phong). + Giai đoạn giữa. + Giai đoạn cuối. II. CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI Giai đoạn cuối Kiểu Giai đoạn khởi đầu Giai đoạn giữa (Giai đoạn đỉnh diễn thế (Giai đoạn tiên phong) cực) Khởi đầu từ môi trường Quần xã biến Hình thành quần chưa có sinh vật đổi tuần tự qua xã tương đối ổn Diễn thế nhiều dạng định. nguyên khác nhau và sinh ngày càng đa dạng. Từ môi trường đã có Phục hồi quần Hình thành quần sẵn quần xã sinh vật xã mới, rồi biến xã tương đối ổn Diễn thế sau đó bị hũy diệt do đổi tuần tự qua định hoặc quần xã thứ sinh điều kiện tự nhiên hoặc các quần xã bị suy thoái. do khai thác của con khác nhau người III. NGUYÊN NHÂN CỦA DIỄN THẾ SINH THÁI - Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh. - Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. - Quan trọng nhất là hoạt động khai thác tài nguyên của con người. IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ SINH THÁI - Nắm được quy luật phát triển của quần xã. - Chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ khai thác hợp lí tài nguyên. - Đề xuất những biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường. Câu hỏi trắc nghiệm: 1) Diễn thế nguyên sinh là gì? A. Diễn thế dựa trên 1 quần xã có sẵn nhưng bị suy thoái hay hũy diệt. B. Diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn và kết quả cuối cùng hình thành quần xã tương đối ổn định. C. Diễn thế có chiều hướng phân hủy quần xã. D. Diễn thế bắt đầu từ ao hồ hoặc sông biển từ đó hình thành 1 quần xã tương đối ổn định. 2) Nguyên nhân bên ngoài thúc đẩy diễn thế sinh thái xảy ra là: A. Quan hệ đối địch giữa các loài trong quần xã. B. Sự sinh sản của các loài trong quần xã. C. Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. D. Sự cạnh tranh sinh học giữa các loài trong QX. 3) Diễn thế sinh thái là gì? A. Đường biểu diễn về tác động của các nhân tố sinh thái đến sự phát triển của sinh vật. B. Quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường C. Tác động của các nhóm nhân tố sinh thái khác nhau đến sự hình thành 1 quần xã. D. Sự tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái để hình thành quần xã mới. 4) Trong một đảo mới hình thành do hoạt động núi lửa, nhóm sinh vật có thể đến cư trú đầu tiên là A. thực vật thân cỏ có hoa. B. sâu bọ. C. thực vật hạt trần. D. địa y. 5) Giai đoạn nào dưới đây không có trong diễn thế nguyên sinh? A. Giai đoạn cuối hình thành quần xã tương đối ồn định. 22
  23. B. Giai đoạn khời đầu từ môi trường chỉ có rêu. C. Giai đoạn tiên phong là giai đoạn các sinh vật phát tán đầu tiên tới hình thành nên quần xã tiên phong. D. Giai đoạn giữa là giai đoạn hỗn hợp gồm các quần xa4sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. 6) Tầm quan trọng cùa việc nghiên cứu diễn thế sinh thaí như thế nào? A. Có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của m.trường,SV và con người. B. Có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. C. Có thể chủ động điều khiển hoàn toàn diễn thế sinh thái hoàn toàn theo ý muốn con người. D. Có thể hiểu biết được các qui luật phát triển của quần xã SV, dự đoán được các quần xã sẽ thay thế trong tương lai. Bài 42 HỆ SINH THÁI I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI - Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh. - Các sinh vật trong quần xã tác động lẫn nhau và tác động với môi trường. - Hệ sinh thái là 1 đơn vị tổ chức sống vì trong hệ sinh thái luôn có sự trao đổi vật chất và năng lượng. - Trong hệ sinh thái luôn có 2 quá trình đồng hóa và dị hóa. II. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI 1. Thành phần vô sinh (sinh cảnh): là môi trường vật lí (ánh sáng, khí hậu, đất ). 2. Thành phần hữu sinh: là quần xã sinh vật. Trong hệ sinh thái có 3 nhóm sinh vật: + Sinh vật sản xuất: là thực vật và 1 số vi sinh vật tự dưỡng, có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ ánh sáng mặt trời. + Sinh vật tiêu thụ: là động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. + Sinh vật phân giải: gồm có nấm, vi khuẩn, giun đất, sâu bọ, phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. III. CÁC HỆ SINH THÁI CHỦ YẾU TRÊN TRÁI ĐẤT 1. Các hệ sinh thái tự nhiên: a. Các hệ sinh thái trên cạn: Rừng nhiệt đới, savan, sa mạc, hoang mạc, savan đồng cỏ, thào nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới. b. Các hệ sinh thái dưới nước: - Hệ sinh thái nước ngọt: ao, hồ, sông, suối. - Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, hệ sinh thái vùng khơi. 2. Các hệ sinh thái nhân tạo: - Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố. - Được bổ sung thêm vật chất và năng lượng→ năng suất sinh học cao. - Ít loài. Câu hỏi trắc nghiệm: 1) Một hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hóa vật chất và số lượng loài phong phú, là: A. Hệ sinh thái biển. B. Hệ sinh thái nông nghiệp. C. Hệ sinh thái thành phố. D. Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn. 2) Các hệ sinh thái tự nhiên được phân loại thành: A. Hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt. B. Hệ sinh thái sông suối, biển và rừng. C. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái dưới nước. D. Hệ sinh thái rừng, sa mạc, thảo nguyên. 3) Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất ? A. Nấm. B. Động vật ăn thực vật. C. Cây xanh. D. Động vật ăn thịt. 4) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hệ sinh thái ? A. Trong 1 hệ sinh thái tự nhiên, càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng. B. Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm thành phần vô sinh (môi trường vật lí) và thành phần hữu sinh (QXSV). C. Hệ sinh thái tự nhiên là 1 hệ thống sinh học không ổn định. 23
  24. D. Hệ sinh thái tự nhiên là 1 hệ thống sinh học không hoàn chỉnh. 5) Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái ? A. Trong hệ sinh thái, sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn. B. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn. C. Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm. D. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình. 6) Hệ sinh thái bao gồm: A. Quần xã sinh vật và sinh cảnh. B. các sinh vật lu6n tác động lẫn nhau. C. Các loài quần tụ nhau tại 1 khoảng không gian xác định. D. Các tác động của nhân tố vô sinh lên các loài. 7) Những sinh vật nào sau đây không thuộc sinh vật tiêu thụ ? A. Động vật ăn thực vật. B. Nấm, vi khuẩn. C. Loài người. D. Động vật ăn côn trùng. 8) Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học nghèo nhất ? A. Các hệ sinh thái hoang mạc. B. Các hệ sinh thái thảo nguyên. C. Các hệ sinh thái rừng. D. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng. Bài 43 TRAO ĐỔI CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẦN XÃ 1. Chuỗi thức ăn: - Là một dãy các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là 1 mắt xích, vừa tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ lại. - Có 2 loại chuỗi thức ăn: + Chuỗi thức ăn bắt đầu là sinh vật tự dưỡng → động vật ăn sinh vật tự dưỡng → động vật ăn động vật. + Chuỗi thức ăn bắt đầu là sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ → ĐV ăn vi SV → ĐV ăn ĐV. Ví dụ: Chuỗi thức ăn trên đồng ngô Ngô → sâu ăn lá ngô → nhái → rắn hổ mang → diều hâu. 2. Lưới thức ăn: - Trong quần xã sinh vật 1 loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn.Các chuỗi thức ăn có những mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn. - Quần xã càng đa dạng về thành phân loài thì lưới thức ăn càng phức tạp. 3. Bậc dinh dưỡng: - Các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp lại thành 1 bậc dinh dưỡng. - Bậc dinh dưỡng cấp 1: là sinh vật sản xuất. - Bậc dinh dưỡng cấp 2 ( SV tiêu thụ bậc 1): là ĐV ăn TV. - Bậc dinh dưỡng cấp 3 (SV tiêu thụ bậc 2): là ĐV ăn thịt. - Bậc dinh dưỡng cấp 4,5 Bậc dinh dưỡng cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao nhất. Ví dụ: TV nổi → ĐV không xương sống → cá nhỏ → cá lớn. (SV SX) (SV tiêu thụ bậc 1) ( SV TT bậc 2) (SV TT bậc 3) II. THÁP SINH THÁI - Tháp sinh thái mô tả mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. - Độ lớn của các bậc dinh dưỡng là không bằng nhau và được xác định bằng số lượng cá thể, khối lượng, năng lượng. - Có 3 loại tháp sinh thái: + Tháp số lượng: xác định bằng số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng. 24
  25. + Tháp sinh khối: xác định bằng khối lượng tổng số của các sinh vật trên đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng. + Tháp năng lượng (hoàn thiện nhất): xác định bằng năng lượng tích lũy trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng. Câu hỏi trắc nghiệm: 1) Trao đổi chất và năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua: A.Sự hấp thu vật chất và năng lượng từ môi trường ngoài. B.Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. C.Sự phân giải xác sinh vật thành chất vô cơ. D.Cả A, B, C đều đúng. 2) Trong chuỗi thức ăn có 3 thành phần sinh vật nào? A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. B. Động vật, thực vật, vi sinh vật. C. Sinh vật trên cạn, sinh vật dưới nước, sinh vật phân giải. D. Sinh vật tự dưỡng, sinh vật dị dưỡng, vi sinh vật. 3) Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều ô nhiễm thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất? A. Tảo đơn bào→ cá→ người. B. Tảo đơn bào → động vật phù du→ giáp xác→ cá→ chim→ người. C. Tảo đơn bào → động vật phù→ cá→ người. D. B. Tảo đơn bào → giáp xác→ cá→ người. 4) Trong thiên nhiên nhóm nào dưới đây hy vọng có sản lượng lớn nhất? A. Cá mập và thú biển. B. Cá ngừ và cá thu. C. Giáp xác bậc thấp. D. Cá trích và cá cơm. 5) Lưới thức ăn tương đối đơn giản (đa dạng sinh học thấp) là đặc trưng đối với các khu sinh học nào? A. Đồng rêu đài nguyên và đồng cỏ. B. Đồng rêu đài nguyên và hoang mạc. C. Hoang mạc và đồng cỏ. D. Hoang mạc và rừng rụng lá. 6) Sơ đồ nào sau đây không mô tả đúng về chuỗi thức ăn ? A. Tảo→ giáp xác→ cá→ chim bói cá→ diều hâu. B. Lúa→ cỏ→ ếch đồng→ chuột đồng→ cá. C. Cỏ→ thỏ→ mèo rừng. D. Rau→ sâu ăn rau→ chim ăn sâu→ diều hâu. 7) Hình tháp sinh thái luôn có dạng chuẩn (đáy tháp rộng ở dưới, đỉnh tháp hẹp ở trên) là hình tháp biểu diễn A. năng lượng của các bậc dinh dưỡng. B. sinh khối của các bậc dinh dưỡng. C. số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng. D. sinh khối và số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng. 8) Sản lượng thứ cấp trong hệ sinh thái được tạo ra từ A. sinh vật phân hủy. B. sinh vật sản xuất. C. sinh vật sản xuất và SV phân hủy. D. Sv tiêu thụ 9) Trong hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái có năng suất sinh vật sơ cấp cao nhất là A. rừng ôn đới. B. rừng mưa nhiệt đới. C. rừng thông phương Bắc. D. savan. 10) Mắt xích có năng lượng cao nhất trong chuỗi thức ăn là A. sinh vật tiêu thụ bậc ba. B. sinh vật tiêu thụ bậc một. C. sinh vật tiêu thụ bậc hai. D. sinh vật sản xuất. 11) Quan hệ giữa các loài trong chuỗi thức ăn là quan hệ A. cạnh tranh. B. cộng sinh. C. dinh dưỡng. D. sinh sản. 12) Trong 1 chuỗi thức ăn, sinh vật tiêu thụ bậc 3 thuộc về A. bậc dinh dưỡng cấp 1. B. Bậc dinh dưỡng cấp 2. C.bậc dinh dưỡng cấp 3.D. Bậc dinh dưỡng cấp 4. 13) Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên A. số năng lượng được tích lũy chỉ trên 1 đơn vị diện tích trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng. B. số năng lượng được tích lũy trên 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. số năng lượng được tích lũy chỉ trên 1 đơn vị thể tích trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng. D. số năng lượng được tích lũy chỉ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng 14) Tháp số lượng được xây dựng dựa trên A. số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng. 25
  26. B. số lượng cá thể ở mỗi đơn vị thể tích. C. số lượng cá thể ở mỗi đơn vị diện tích. D. số lượng cá thể ở mỗi đơn vị thời gian. 15) Tháp sinh thái hoàn thiện nhất là A. tháp năng lượng. B. tháp năng lượng và tháp số lượng. C. tháp năng lượng và tháp sinh khối. D. tháp sinh khối và tháp số lượng. 16) Điều nào dưới đây không đúng để xác định độ lớn của bậc dinh dưỡng ? A. Xác định bằng năng lượng của bậc dinh dưỡng. B. Xác định bằng số lượng cá thể của bậc dinh dưỡng. C.Xác định bằng sinh khối của bậc dinh dưỡng. D.Xác định bằng số lượng loài của bậc dinh dưỡng. Bài 44 CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT QUA CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA Chu trình sinh địa hóa là chu trình : - Trao đổi chất giữa sinh vật với môi trường thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. - Chuyển hóa các nguyên tố cần thiết cho cơ thể sống như: tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất, phân giải và lắng đọng vật chất. - Duy trì cân bằng vật chất trong sinh quyển. II. MỘT SỐ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA 1. Chu trình cacbon: (Tái sinh 1 phần vật chất của hệ sinh thái). - Từ quá trình quang hợp cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 tạo chất hữu cơ có cacbon. - Cacbon trở lại môi trường qua quá trình hô hấp của sinh vật và qua các khí thải công nghiệp, nông nghiệp, vận tải, núi lửa làm nồng độ CO2 tăng gây hiệu ứng nhà kính. - Một phần lắng động trong đất, nước. 2. Chu trình nitơ: - Trong không khí nitơ tồn tại ở dạng N2 - + - Thực vật chỉ hấp thụ nitơ từ môi trường ở dạng muối NO3 và NH4 . - Các muối này được hình thành từ con đường vật lí, hóa học và sinh học. - Vi sinh vật phân giải xác sinh vật thành đạm trả lại môi trường đất, nước. - Vòng tuần hoàn được khép kín lại nhờ hoạt động của vi khuẩn phản nitrat phân giải đạm thành N2 trả lại không khí. 3. Chu trình nước: - Nước trên trái đất vận chuyển theo vòng tuần hoàn và phụ thuộc nhiều vào thảm thực vật. - Nguồn nước không phải là vô tận mà có nguy cơ cạn kiệt, chúng ta cần bảo vệ nguồn nước sạch. II. SINH QUYỂN - Sinh quyển là khoảng không gian có sinh vật sinh sống. - Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên trái đất. - Gồm có địa quyển (lớp đất dày khoảng vài chục mét), thủy quyển (10-11 km), khí quyển (6-7 km). - Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học có đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật khác nhau. - Gồm có khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển. Câu hỏi trắc nghiệm: 1) Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên Trái đất được gọi là: A. tầng bình lưu. B. thạch quyển. C. sinh quyển. D. thủy quyển. 2) Chu trình cacbon trong sinh quyển A. có liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái. B. là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái. C. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái. 26
  27. D. là quá trình tái sinh 1 phần năng lượng của hệ sinh thái. 3) Chu trình nước A. chỉ liên quan đến nhân tố vô sinh. B. không có ở sa mạc. C. là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái. D. là một phần của chu trình tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái. 4) Lượng muối nitơ được hình thành chủ yếu bằng con đường nào? A. Con đường sinh học. B. con đường hóa học. C. Con đường quang hóa. D. Con đường điện hóa. 5) Khu sinh học nào là lá phổi xanh của hành tinh ? A. Khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bắc Bán Cầu. B. Khu sinh học rừng xanh nhiệt đới. C. Khu sinh học rừng lá kim phương Bắc. D. Khu sinh học đồng rêu. 6) Chu trình sinh địa hóa là A. chu trình chuyển hóa các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ đó trở lại môi trường. B. chu trình chuyển hóa các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể SV, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể SV truyền trở lại môi trường. C. chu trình chuyển hóa các vật chất vô cơ trong tự nhiên, theo con đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể SV rồi truyền trở lại môi trường. D. chu trình chuyển hóa các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể SV, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể SV truyền trở lại môi trường. 7) Chu trình sinh địa hóa có vai trò A. duy trì cân bằng vật chất trong Sinh quyển. B, duy trì cân bằng năng lượng trong Sinh quyển. C. duy trì cân bằng vật chất và năng lượng trong Sinh quyển. D. duy trì cân bằng trong quần xã. 8) Sinh quyển bao gồm toàn bộ các cơ thể sống tồn tại A. trong các lớp nước và không khí của Trái Đất. B. chỉ trong lớp đất và không khí của Trái Đất. C. trong các lớp đất, nước, không khí của trái Đất. D. chỉ trong các lớp đất và nước của Trái Đất. 9) Một chu trình sinh địa hóa gồm A. tổng hợp các chất, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước. B. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước. C. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ. D. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước. Bài 45 DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI I. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI 1. Phân bố năng lượng trên trái đất: - Ánh sáng phân bố không đồng đều trên bề mặt trái đất. - Càng lên cao ánh sáng càng mạnh. - Mùa hè có ánh sáng mạnh, ngày dài, mùa đông có ánh sáng yếu, ngày ngắn. - Càng xa xích đạo ánh sáng càng yếu, ngày càng kéo dài. - Tia sáng có bước sóng dài tạo nhiệt. - Thực vật chỉ sử dụng ánh sáng nhìn thấy được để quang hợp (0,2-0,5% tổng lượng bức xạ chiếu trên mặt đất). 2. Dòng năng lượng: - Năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) được thực vật hấp thu qua quang hợp tạo thành năng lượng hóa học. - Năng lượng hóa học truyền qua các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao. - Sau đó năng trở lại môi trường. 27
  28. - Do thất thoát qua các bậc dinh dưỡng nên càng lên các bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm. - Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho ta biết dòng năng lương trong quần xã. II. HIỆU SUẤT SINH THÁI - Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. - Chỉ có 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn, phần còn lại tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải Câu hỏi trắc nghiệm: 1) Chiều dài của chuỗi thức ăn thường ngắn hơn 5 mắt xích. Giải thích nào dưới đây là đúng? A. Quần thể của động vật ăn thịt bậc cao nhất thường rất lớn. B. Sinh vật sản xuất đôi khi khó tiêu hóa. C. Chỉ có 10% năng lượng trong mắt xích có thể biến đổi thành chất hữu cơ trong bậc dinh dưỡng tiếp theo. D. Mùa đông là rất dài và nhiệt độ thấp làm hạn chế năng lượng sơ cấp. 2) Hiệu suất sinh thái là A. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. B. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng. C. hiệu số sinh khối trung bình giữa 2 bậc dinh dưỡng liên tiếp. D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp. 3) Quang hợp sử dụng được khoảng bao nhiêu phần trăm tổng lượng bức xạ chiếu trên Trái đất, tổng hợp nên chất hữu cơ ? A. 0,2% đến 0,3%. B. 0,2% đến 0,4%. C. 0,2% đến 0,5%. D. 0,2% đến 0,6%. 4) Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do A. hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể. B. các chất thải động vật. C. các bộ phận rơi rụng của thực vật. D. các bộ phận rơi rụng ở động vật. 5) Tài nguyên nào là tài nguyên tái sinh ? A. Khí đốt thiên nhiên. B. Năng lượng gió. C. Dầu lửa. D. Tài nguyên nước. 6) Dòng năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra như thế nào ? A. Bắt nguồn từ môi trường, được SV sản xuất hấp thụ và biến đổi thành quang năng, sau đó năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường. B. Bắt nguồn từ môi trường, được SV sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học, sau đó năng lượng truyền hết qua các bậc dinh dưỡng C. Từ SV sản xuất hình thành năng lượng hóa học,sau đó năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường. D. Bắt nguồn từ môi trường, được SV sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học, sau đó năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường. 7) Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao kế liền, thì trung bình năng lượng mất đi bao nhiêu phần trăm ? A. 60%. B. 70%.C. 80%.D. 90%. 8) Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã chủ yếu phản ánh A. sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong quần xã. B. dòng năng lượng trong quần xã. C. sự phụ thuộc về nguồn dinh dưỡng giữa các loài. D. mức độ quan hệ giữa các loài. 28