Đề cương ôn thi môn Địa lý Lớp 9

doc 14 trang Hoài Anh 17/05/2022 5620
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Địa lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_mon_dia_ly_lop_9.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Địa lý Lớp 9

  1. CHUYÊN ĐỀ 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích được đặc điểm về dân số nước ta; Nguyên nhân và hậu quả, ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế. - Trình bày và giải thích được đặc điểm về phân bố dân cư nước ta. - Trình bày và giải thích được đặc điểm về nguồn lao động và sử dụng lao động. Sức ép của DS đối với việc giải quyết việc làm. 2. Kĩ năng. - Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam. - Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta. - Sử dụng bản đồ, lược đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn, theo ngành, theo thành phần kinh tế. II. Thời lượng: III. Phương tiện dạy học - Atlat dia lí Việt Nam, SGK địa 9 IV. Cách thức tổ chức: I. Lý thuyết 1 Dân số và gia tăng dân số 1.1. Số dân Năm 2007 dân số nước ta là 84 156 nghin người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới 1.2. Gia tăng dân số - Nước ta có gia tăng dân số nhanh. Vào những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số - Nhờ thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình nên những năm gần đây tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm. Tuy nhiên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự khác nhau giữa các vùng, thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi. 1.3. Cơ cấu dân số: - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ - Cơ cấu dân số theo độ tuổi đang có sự thay đổi; giảm tỉ trọng của nhóm dân số 0-14 tuổi, tăng tỉ trọng của dân số trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động - Dân số đông và tăng nhanh gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm - Sự chênh lệch tỉ trọng dân số hai nhóm nam và nữ. Tỉ lệ giới tính có sự khác nhau giữa các vùng. Ví dụ ở Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên. 2: Phân bố dân cư 1
  2. 2.1.Mật độ dân số và phân bố dân cư - Việt Nam thuộc nước có mật độ dân số cao với 254 người/ km2 - Dân cư phân bố không đều + Tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Miền núi dân cư thưa thớt. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất. Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất + Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch, với khoảng 74% dân số sinh sống ở nông thôn 2.2. Các loại hình quần cư. a. Quần cư nông thôn: - Dân cư sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau - Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp b. Quần cư thành thị: - Các đô thị nước ta có mật độ dân số rất cao, nhà cửa khá đa dạng: dạng nhà ống khá phổ biến, chung cư cao tầng, nhà biệt thự - Đô thị có nhiều chức năng, các thành phố là những trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng 2.3. Đô thị hóa. - Tỉ lệ dân thành thị còn thấp - Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra với tốc độ ngày càng cao, số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị, tuy nhiên trình độ đô thị hóa còn thấp - Phần lớn đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ 3: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống 3.1. Nguồn lao động và sử dụng lao động: a. Nguồn lao động: - Nguồn lao động nước ta dồi dào (chiếm 51,2% tổng số dân) và tăng nhanh (mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động) - Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao - Tuy nhiên nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn b. Sử dụng lao động - Số lao động có việc là ngày càng tăng - Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp (khu vực 1), tăng tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp, xây dựng (khu vực 2) và khu vực dịch vụ (khu vực 3) 3.2. Vấn đề việc làm a.Việc làm - Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đó tạo sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta 2
  3. - Do đặc điểm thời vụ của sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nờn thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn. Năm 2005 tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3% - Khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao năm 2005 là 5,3% Vì vậy có thể nói giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay b. Hướng giải quyết - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động - Thực hiện tốt chính sách dân số và sức khỏe sinh sản - Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu - Mở rộng đa dạng các loại hình đào tạo các cấp - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động 3.3. Chất lượng cuộc sống - Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Chứng minh qua tỉ lệ người lớn biết chữ, mức thu nhập bình quân đầu người tăng, người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tuổi thọ bình quân tăng, tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh được đẩy lùi - Tuy nhiên chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội - Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. II. Luyện tập Làm các bài tập trong SGK III. Ôn tập, kiểm tra 1 a. Trình bày đặc điểm số dân và gia tăng dân số nước ta hiện nay.Vì so tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng b. Dân số đông và tăng nhanh ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế? Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số? Nêu phương hướng giải quyết vấn đề này? 3
  4. CHUYÊN ĐỀ 2: ĐỊA LÍ KINH TẾ VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Thấy được chuyển dịch cơ cấu KT là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới. - Thành tựu và thách thức. - Phân tích được các nhân tố TN, KT-XH ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố Nông nghiệp. -T rình bày được tình hình phát triển và phân bố của SX nông nghiệp. - Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta, vai trò của từng loại rừng. - Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản nghiệp 2. Kĩ năng. - Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. - Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi, cơ cấu ngành trồng trọt, tình hình tăng trưởng của gia súc, gia cầm ở nước ta. - Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam - Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố các loại rừng, bãi tôm, bãi cá, vị trí của các ngư trường trọng điểm ở nước ta. - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản. II. Thời lượng: III. Phương tiện dạy học - Atlat dia lí Việt Nam, SGK địa 9 IV. Cách thức tổ chức: I. Lý thuyết 1. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới Công cuộc đổi mới được triển khai từ năm 1986 a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng của khu vực II, Khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động - Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động, hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm :Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam b. Những thành tựu và thách thức - Thành tựu: 4
  5. + Kinh tế tăng trưởng vững chắc, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa + Trong công nghiệp đó hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm,nổi bật là ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng + Hoạt động thương mại và đầu tư của nước ngoài được thúc đẩy phát triển. Nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu - Thách thức: + Ở nhiều huyện, tỉnh, nhất là ở miền núi còn các xã nghèo + Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm + Vấn đề việc làm, phát triển văn hóa giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội + Những biến động của thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi chúng ta thực hiện các cam kết AFTA, WTO 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp 1.Các nhân tố tự nhiên a. Tài nguyên đất -T ài nguyên đất khá đa dạng, hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit - Diện tích đất nông nghiệp là hơn 9 triệu ha b. Tài nguyên khí hậu - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ẩm nguồn nhiệt ẩm phong phú - Sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc-Nam, theo mùa và theo độ cao cho phép trồng được cả cây cận nhiệt và ôn đới bên cạnh cây nhiệt đới - Các thiên tai: bão, gió Tây khô nóng, sương muối, rét hại, sâu bệnh phát triển nhanh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm . c. Tài nguyên nước - Mạng lưới sông ngũi dày đặc có nhiều giá trị về tưới nước và thủy lợi. Nguồn nước ngầm khá dồi dào là nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô - Khó khăn: về mùa mưa thường có lũ lụt gây thiệt hại lớn, về mùa khô lại thường bị cạn kiệt thiếu nước tưới d. Tài nguyên sinh vật - Tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng vật nuôi có chất lượng tốt 2. Các nhân tố kinh tế xã hội a. Dân cư và lao động nông thôn - Nước ta có khoảng 74% dân số sống ở nông thôn và trên 60% lao động nông nghiệp ( năm 2003) - Nông dân nước ta giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai, được phát huy cao độ khi có chính sách khuyến khích sản xuất thích hợp b. Cơ sở vật chất kĩ thuật - Các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuôi ngày càng được hoàn thiện 5
  6. - Công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng khắp, hỗ trợ nhiều cho sự phát triển nông nghiệp c. Chính sách phát triển nông nghiệp - Những chính sách mới của Đảng và nhà nước ta là cơ sở để động viên nông dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp d. thị trường trong và ngoài nước - Thị trường được mở rộng thúc đẩy sự đa dạng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi 3: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp 1. Ngành trồng trọt - Ngành trồng trọt nước ta hiện nay phát triển đa dạng, lúa là cây trồng chính, cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh - Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, trái cây a. Cây lương thực - Cây lương thực: cây lúa và các cây hoa màu (ngô, khoai, sắn). Lúa là cây lương thực chính, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu - Sản xuất lúa đó đạt được nhiều thành tựu to lớn: diện tích, năng suất, sản lượng lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người liên tục tăng. Cơ cấu mùa vụ thay đổi - Phân bố: Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long b. Cây công nghiệp: - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp lâu năm - Các cây công nghiệp chủ yếu ở nước ta: + Các cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, bông, dâu tằm, thuốc lá . + Các cây công nghiệp lâu năm :cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa chè - Phân bố + Các cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi + Các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở đồng bằng - Hai vùng trọng điểm về cây công nghiệp ở nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên c. Cây ăn quả - Có nhiều loại quả, trong đó có nhiều loại có giá trị + Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ 2. Ngành chăn nuôi - Chăn nuôi chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong nông nghiệp - Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang mở rộng a. Chăn nuôi trâu, bò - Trâu: số lượng trâu phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ - Bò: Số lượng bò phân bố nhiều nhất ở Duyên Hải Nam Trung Bộ, chăn nuôi bò sữa đang phát triển ở ven các thành phố lớn b. Chăn nuôi lợn - Đàn lợn tăng khá nhanh, phân bố tập trung ở vùng nhiều hoa màu lương thực, hoặc đông dân như Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng . 6
  7. c. Chăn nuôi gia cầm: - Số lượng gia cầm tăng mạnh - Phân bố tập trung ở vùng đồng bằng 4: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp thủy sản 1. Lâm nghiệp: a. Tài nguyên rừng: - Tài nguyên rừng của nước ta hiện nay đó bị cạn kiệt và suy giảm nghiêm trọng ở nhiều nơi - Độ che phủ rừng toàn quốc là 35%. Trong điều kiện nước ta 1/3 diện tích là đồi núi thì tỉ lệ này vẫn còn thấp - Tổng diện tích rừng nước ta có gần 11,6 triệu ha - Các loại rừng gồm: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng b. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp - Khai thác gỗ và chế biến lâm sản: Gỗ chỉ được khai thác ở khu vực rừng sản xuất , mỗi năm nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu m 3 gỗ. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công - Trồng rừng: Hàng năm cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung. Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy, đặc biệt là ở Tây Nguyên. Mô hình nông lâm kết hợp được phát triển, góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống nhân dân. 2. Ngành thủy sản: a. Nguồn lợi thủy sản - Nước ta có điều kiện có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản + Bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9-4,0 triệu tấn , cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn + Nước ta có nhiều ngư trường trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là: ngư trường Cà Mau-Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận- Bà Rịa -Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa + Dọc bờ biển có nhiều bài triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Ven bờ có nhiều đảo và vũng, vịnh tạo điều kiện thuận lợi hình thành các bãi cá, tôm nước mặn + Nước ta có nhiều sông suối kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt + Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt, nuôi trồng thủy sản + Nhu cầu về cỏc mặt hàng thủy sản trong và ngoài nước ngày càng nhiều.Các mặt hàng thủy sản của nước ta đã thâm nhập được vào thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kì + Những đổi mới trong chính sách của nhà nước đã và đang tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản - Tuy nhiên, việc phát triển ngành thủy sản ở nước ta gặp không ít khó khăn 7
  8. + Hàng năm có tới 9 đến 10 cơn bão xuất hiện trên biển Đông gây thiệt hại về người và của tài sản của ngư dân + Phương tiện đánh bắt cá nhìn chung chậm được đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp. Hệ thống các cảng còn chưa đáp ứng được yêu cầu + Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế + Ở một số vùng ven biển môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản bị suy giảm b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản - Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản đang được đảy mạnh. Nghề cá ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh - Khai thác hải sản + Sản lượng tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu + Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận - Nuôi trồng thủy sản + Gần đây phát triển nhanh đặc biệt là nuôi tôm cá + Các tỉnh có sản lượng nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang, Bến Tre + Xuất khẩu thủy sản có những bước phát triển vượt bậc - Cơ cấu: Hiện nay sản lượng thủy sản khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng nhưng sản lượng thủy sản nuôi trồng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. II. Luyện tập và thực hành 1/ Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội để phát triển nông nghiệp ở nước ta ? * Trả lời: (theo nội dung đã ghi ở trên) 2/ Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp * Trả lời: - Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản - Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp - Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu 3/ Vai trò của yếu tố chính sách phát triển nông thôn đã tác động lên những vấn đề gì trong nông nghiệp? * Trả lời: - Tác động mạnh tới dân cư và lao động nông thôn : + Khuyến khích sản xuất, khơi dậy và phát huy mặt mạnh trong lao động nông nghiệp + Thu hút, tạo việc làm, cải thiện đời sống nông dân - Hoàn thiện cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp - Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp, khai thác mọi tiềm năng sẵn có : mô hình kinh tế hộ gia đình, trang trại, hướng xuất khẩu - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi . 8
  9. 4/ Dựa vào bản đồ trong Atlat địa lí VN và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta. * Trả lời: a) Nhận xét: - Lúa là cây lương thực chính ở nước ta, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu. Các chỉ tiêu về sản xuất lúa như diện tích, năng suất, sản lượng và sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2002 đều tăng lên rõ rệt so với các năm trước. - VN là một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở ĐNA. Lúa được trồng trên khắp đất nước ta, nhưng tập trung chủ yếu vẫn ở đồng bằng: + ĐB sông Hồng + ĐB sông Cửu Long + ĐB duyên hải BTB và NTB 2 vùng trọng điểm lúa lớn nhất là ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long. b) Giải thích: vì nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, ĐB là nơi có đất phù sa màu mỡ, đông dân cư, tập trung lao động có kinh nghiệm, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, nhất là thuỷ lợi và thị trường tiêu thụ rộng lớn tất cả các điều kiện trên thích hợp cho trồng lúa. III. Bài tập Bài tập 1 Cho BSL sau: Tình hình sản xuất của một số sản phẩm CN của nước ta, giai đoạn 1998 – 2006. Năm Điện ( tỉ kw/h) Than ( triệu tấn) Phân bón hoá học ( nghìn tấn) 1998 21,7 11,7 978 2000 26,7 11,6 1.210 2002 35,9 16,4 1.158 2004 46,2 27,3 1.714 2006 59,1 38,9 2.176 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm CN nước ta dựa vào bảng số liệu trên? 2. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất 1 số sản phẩm nêu trên trong giai đoạn 1998 - 2006 1. Vẽ biểu đồ: a. Xử lý số liệu: Tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm CN của nước ta ( %) Năm Điện Than Phân bón hoá học 1998 100 100 100 9
  10. 2000 123,0 99,1 123,7 2002 165,4 140,2 118,4 2004 212,9 233,3 175,3 2006 272,4 332,5 222,5 a. Vẽ biểu đồ: BiÓu ®å thÓ hiÖn tèc ®é t¨ng tr­ëng c¸c s¶n % phÈm CN n­íc ta 350 332.5 300 272,4 233.3 250 222.5 212.9 200 165,4 175.3 150 123,0 140.2 123.7 118.4 100 100 99.1 50 0 N¨m 1998 2000 2002 2004 2006 §iÖn Than Ph©n bãn ho¸ häc 2. Nhận xét: - Trong thời gian 1998 – 2006, một số sản phẩm CN nhìn chung là tăng, nhưng mức tăng trưởng không đều. + Than tăng 232,5 lần %, nguyên nhân do có những đổi mới trong việc tổ chức quản lý sản xuất của ngành than đồng thời do nhu cầu trong nước thị trường xuất khẩu tăng nhanh. + Điện có tốc độ tăng trưởng nhanh và tăng liên tục qua các năm 172,4 lần, nguyên nhân do vai trò quan trọng của ngành điện trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, chủ trương của nhà nước, điện phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng 10
  11. của sản xuất và đời sống. Sản lượng điện tăng còn gắn liền với việc chúng ta đưa một số nhà máy có công suất lớn vào hoạt động như Phú Mĩ, Phả Lại II, và một số nhà máy thủy điện khác. + Phân bón tăng 122,5%, tuy có giảm từ năm 2000 – 2002, sau đó tăng khá nhanh. Nguyên nhân là để phục vụ nhu cầu của sản xuất nông nghiệp và hạn chế nhập khẩu phân bón từ bên ngoài./. Bài tập 2 Cho BSL về nhịp độ gia tăng dân số nước ta dưới đây: Năm Tỉ xuất sinh (%o) Tỉ xuất tử (%o) Gia tăng tự nhiên (%) 1960 46,0 12 1965 37,8 6,7 1970 34,6 6,6 1976 39,5 7,5 1979 32,5 7,2 1985 28,4 6,9 1989 31,3 8,4 1992 30,4 6,0 1999 28,5 6,7 1. Hãy tính tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta theo bảng số liệu trên?. 2. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ xuất sinh, tỉ xuất tử và tình hình tăng dân số tự nhiên ở nước ta thời kì 1960 – 2001? 3. Rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn tới nhịp điệu tăng dân số ở nước ta? Hướng dẫn giải bài tập: 1. Tính tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta từ 1960 - 2001 - Cách tính tốc độ gia tăng dân số tự nhiên: (Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử) : 10. Từ công thức trên đã tính được tốc độ gia tăng dân số tự nhiên (theo bảng số liệu dưới đây). Năm Tỉ xuất sinh (%o) Tỉ xuất tử (%o) Gia tăng tự nhiên (%) 1960 46,0 12 3,4 1965 37,8 6,7 3,1 1970 34,6 6,6 2,8 1976 39,5 7,5 3,2 1979 32,5 7,2 2,53 1985 28,4 6,9 2,15 1989 31,3 8,4 2,29 1992 30,4 6,0 2,44 1999 28,5 6,7 2,18 2001 19,9 5,6 1,43 11
  12. 2. VÏ biÓu ®å ‰ 50 40 + + 30 + + + + + + + + 20 + + + + + + + + + + + + + 10 + + 0 n¨m 1960 65 70 76 79 1985 89 9293 1999 2001 TØ suÊt sinh TØ suÊt tö + Gia t¨ng tù nhiªn BiÓu ®å thÓ hiÖn tØ xuÊt sinh, tØ xuÊt tö vµ t×nh h×nh t¨ng d©n sè tù nhiªn ë n­íc ta thêi k× 1960 – 2001? 3. Nhận xét và giải thích: * Nhận xét: - Nhịp độ gia tăng dân số có thể chia làm 3 giai đoạn: + Năm 1960 - 1976 gia tăng tự nhiên TB của nước ta còn cao trên 3%. Cao nhất là 1960: 3,4%; thấp nhất là năm 1970 đạt 2,8%. + Năm 1979 - 1993: tuy có giảm nhưng tỉ lệ vẫn còn cao trên 2%. Cao nhất là năm 1979 đạt 2,5% thấp nhất là năm 1993 đạt 2,1%. + Từ 1999 - 2001: Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số kế hoach hoá gia đình, trình độ nhận thức của người dân được nâng cao, công tác tuyên truyền được mở rộng. Nền kinh tế dần tăng trưởng và ổn định. Vì vậy gia tăng tự nhiên giai đoạn này đã giảm, nhưng so với thế giới Tg nước ta vẫn cao. * Giải thích: + Tỉ lệ gia tăng dân số liên quan đến tỉ suất sinh và tỉ suất tư. ở giai đoạn đầu gia tăng tự nhiên tăng cao, tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tư thấp. + Hiện nay tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh đã giảm và tuổi thọ TB của ngời dân từng bưíc được tăng lên. Trong khi đó tỉ suất sinh vẫn còn cao. + Ngoài ra còn do tâm lý muốn sinh con trai, số phụ nữ ở nước ta đang ở độ tuổi sinh đẻ còn quá lớn. Người dân có thực hiện biện pháp kế hoạch hoá gia đình nhưng vẫn còn có nhiều hộ sinh con thứ 3. Bài tập 3 Dựa vào bảng sau, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng Sông Hồng qua các năm 1995 - 2002. Đơn vị (%) Năm 1995 1998 2000 2002 Tiêu chí Dân số 100,0 103,5 105,6 108,2 Sản lượng lương thực 100,0 111,7 128,6 131,1 Bình quân lương thực theo đầu người 100,0 113,8 121,8 121,2 12
  13. Các bước tiến hành: - Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc. Trục tung thể hiện %, trục hoành thể hiện thời gian (năm). - Xác định tỉ lệ thích hợp như: Tỉ lệ % và khoảng cách giữa các năm. Kẻ dóng các đường thẳng song song với trục tung và xác định các điểm mốc và nối với nhau bằng một đường thẳng để hình thành đường biểu diễn. Biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng Sông Hồng qua các năm 1995 – 2002 % 130 Sản lượng lương thực Bình quân lương thực 120 110 Dân số 100 0 1995 1998 2000 2002 Năm *Lưu ý: Biểu đồ đường thường thể hiện các đối tượng có nhiều đơn vị tính khác nhau và diễn ra trong nhiều năm trong phần chú giải có thể viết luôn vào biểu đồ. Bài tập 4 Cho BSL sau: Tình hình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1990 – 2005 Năm Khách du lịch (nghìn lượt) Doanh thu ( tỉ đồng) 1990 1.250 65 1995 6.858 8.000 2000 13.430 17.400 2005 19.577 30.000 1.Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình phát triển du lịch giai đoạn 1990 - 2005? 2. Nhận xét và giải thích nguyên nhân? 1. Vẽ biểu đồ: 13
  14. BiÓu ®å thÓ hiÖn t×nh h×nh ph¸t triÓn du lÞch ë Ngh×n l­ît n­íc ta giai ®o¹n 1990 - 2005 TØ ®ång 25 35000 30000 30000 20 19.577 25000 15 13.43 20000 17400 15000 10 6.858 10000 5 8000 5000 1.25 65 0 0 N¨m 1990 1995 2000 2005 Kh¸ch du lÞch (ngh×n l­ît) Doanh thu ( tØ ®ång) 2. Nhận xét và giải thích nguyên nhân: * Nhận xét: - Lượng khách du lịch và doanh thu du lịch ở nước ta tăng nhanh trong thời gian 1990 – 2005. + Khách du lịch tăng: 15,6 lần + Doanh thu du lịch tăng 461,5 lần * Giải thích: - Du lịch phát triển mạnh đặc biệt từ năm 1990 nhờ chính sách đổi mới mở của nhà nước. - Nước ta có tiềm năng du lịch to lớn và đang được khai thác. - Nhu cầu du lịch tăng mạnh do mức sống ngày càng cao. 14