Đề cương ôn thi Vật lý 10 - Chuyên đề 1: Động học chất điểm - Võ Đình Bảo

doc 6 trang thaodu 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi Vật lý 10 - Chuyên đề 1: Động học chất điểm - Võ Đình Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_vat_ly_10_chuyen_de_1_dong_hoc_chat_diem_vo.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi Vật lý 10 - Chuyên đề 1: Động học chất điểm - Võ Đình Bảo

  1. CHỦ ĐỀ 1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM GV.Th.S: VÕ ĐÌNH BẢO DĐ: 0976012034 THẦY CÔ GIÁO CẦN ĐẦY ĐỦ CHUYÊN ĐỀ LIÊN HỆ 0976012034 CHUYÊN ĐỀ 01. CHUYỂN ĐỘNG CƠ- CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I – CHUYỂN ĐỘNG CƠ  Chuyển động cơ: Là sự thay đổi vị trí của vật so với các vật khác theo thời gian.  Chất điểm: Một vật có kích thước rất nhỏ so với đaộ dài của đường đi được xem là một chất điểm có khối lượng bằng khối lượng của vật.  Quỹ đạo: Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó được gọi là quỹ đạo của chuyển động.  Xác định vị trí của vật trong không gian: Cần chọn 1 vật làm mốc, 1 hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc và xác định các tọa độ của vật đó.  Xác định thời gian trong chuyển động: Cần chọn một mốc thời gian và dùng đồng hồ.  Hệ qui chiếu: vật làm mốc, hệ trục tọa độ, thước đo, mốc thời gian và đồng hồ. Chuyển động có tính tương đối tùy thuộc hệ qui chiếu. II – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU  Định nghĩa: Chuyển động thẳng đều là chuyển động trên một đường thẳng, trong đó vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.  Vận tốc của chuyển động thẳng đều - Tốc độ trung bình: bằng thương số giữa độ dời và khoảng thời gian thực hiện độ dời đó. x x Công thức: v 0 t - Vận tốc trung bình Vận tốc của chuyển động thẳng đều là đại lượng véctơ đặc trưng cho sự chuyển động nhanh hay chậm của chuyển động và được đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian dùng để đi hết quãng đường đó. s v1t1 v2t2 vn tn vtb hay vtb t t1 t2 tn Phương trình và đồ thị của chuyển động thẳng đều a/ Đường đi của chuyển động thẳng đều: s v.t b/ Phương trình của chuyển động thẳng đều x x0 v(t t0 ) Nếu chọn gốc thời gian lúc vật xuất phát (t0=0), lúc đó: x x0 vt Dấu của x0 Dấu của v  x0 > 0: tại thời điểm ban đầu chất điểm ở vị trí dương v > 0 Nếu v cùng chiều 0x  x0 0 : đồ thị có dạng dốc lên (hình a) + Nếu v < 0 : đồ thị có dạng dốc xuống (hình b) 1
  2. CHỦ ĐỀ 1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM GV.Th.S: VÕ ĐÌNH BẢO DĐ: 0976012034 - Đồ thị vận tốc (tOv) Vận tốc là hằng => đồ thị vận tốc là một đoạn thẳng song song với trục thời gian t (h.c) Hình a Hình b Hình c v x x v x o α α s = x-xo xo O t O v > 0 t O v < 0 t O t Lưu ý: Độ dời (x – x0) bằng diện tích hình chữ nhật có hai cạnh là v và t trên đồ thị vOt I. BÀI TẬP TỰ LUẬN Dạng toán 1. Vận tốc trung bình – Quãng đường – Thời điểm và thời gian Bài 1:Chất điểm chuyển động trên đường thẳng có vị trí phụ thuộc vào thời gian theo bảng số liệu: t (s) 0 1 2 3 4 5 x (m) 0 2,5 9,4 21,1 37,2 57,9 Dựa vào bảng số liệu trong: a)Tính vận tốc trung bình của chất điểm Hai giây đầu tiên. b) Tính vận tốc trung bình của chất điểm từ giây thứ hai đến hết giây thứ 4. c) Tính vận tốc trung bình của chất điểm Cả thời gian chuyển động. Bài 2: Một người đi xe máy từ A đến B hết 40 phút. Trong 10 phút đầu, xe máy chuyển động với vận tốc 42km/h, trong 20 phút tiếp theo chuyển động với vận tốc 10m/s, trong 10 phút sau cùng chuyển động với vận tốc 30km/h. Tính: a) Chiều dài đoạn đường AB. b) vận tốc trung bình trên đoạn đường AB. Bài 3: Một người đi xe máy trên quãng đường AB. Trên nửa đoạn đường đầu đi với vận tốc 40km/h, nửa đoạn đường sau đi với vận tốc 60km/h. a)Tính vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường AB. b) Tính độ dài đoạn đường AB biết tổng thời gian đi từ A đến B là 2h. Bài 4: Trong nửa thời gian chuyển động đầu xe đạp có vận tốc 4m/s, trong nửa thời gian chuyển động sau, xe có vận tốc 6m/s. Tính vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động. Dạng toán 2. Phương trình chuyển động thẳng đều – Bài toán gặp nhau_ Đồ thị CĐ 1. Một ô tô khởi hành lúc 6h tại bến A cách trung tâm thành phố 4km chuyển động thẳng đều về B với vận tốc 40km/h. a) Lập phương trình chuyển động của ô tô trường hợp chọn: - Gốc tọa độ tại trung tâm TP, chiều dương cùng chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 6h. - Gốc tọa độ tại bến A, chiều dương cùng chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 6h. - Gốc tọa độ tại bến A, chiều dương cùng chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 0h. b) Lúc 8h30 phút ô tô cách trung tâm thành phố bao nhiêu km? 2
  3. CHỦ ĐỀ 1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM GV.Th.S: VÕ ĐÌNH BẢO DĐ: 0976012034 2.Một ô tô xuất phát từ A vào lúc 7h đi về B cách A 100km với vận tốc không đổi là 40km/h. Lúc 8h, một xe khác xuất phát từ B chuyển động về A với vận tốc không đổi là 25km/h. a) Viết phương trình chuyển động của hai xe. b) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe. c) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau 3. Hai ô tô cùng khởi hành cùng một lúc ở hai địa điểm A và B cách nhau 54km và đi theo cùng chiều. Xe đi từ A có vận tốc là 54km/h, vận tốc của xe đi từ B là 72km/h. a) Viết phương trình chuyển động của mỗi xe. Chọn gốc tọa độ tại A. b) Xác định thời gian và vị trí hai xe gặp nhau. c) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một hình vẽ. Bài 4: lúc 8 giờ một ôtô khởi hành đi từ A về B với vận tốc 20m/s. Chuyển động thẳng đều. a. Lập phương trình chuyển động. b. Lúc 11h thì người đó ở vị trí nào.? c. Người đó cách A 40km lúc mấy giờ? Bài 5: Hai thành phố A và B cách nhau 250km. Lúc 7h sáng,2 ô tô khởi hành từ hai thành phố đó hướng về nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 60km/h, xe kia có vận tốc v2 = 40 km/h. Hỏi 2 ô tô sẽ gặp nhau lúc mấy giờ? tại vị trí cách B bao nhiêu km? A. 9h30ph; 100km B. 9h30ph; 150km C. 2h30ph; 100km D. 2h30ph; 150km Bài 6: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10km có hai ôtô chạy cùng chiều trên đoạn đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ôtô chạy từ A là 54km/h và của ôtô chạy từ B là 48km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai ôtô làm chiều dương. a. Viết phương trình chuyển động của hai ôtô trên. b. xác định thời điểm và vị trí của hai xe khi gặp nhau. Đs: a. xA = 54t, xB = 48t + 10; b. sau giờ, cách A 90km về phía B Bài 7: Lúc 6 giờ một ôtô xuất phát đi từ A về B với vận tốc 60Km/h và cùng lúc một ôtô khác xuất phát từ B về A với vận tốc 50km/h. A và B cách nhau 220km. a. Lấy AB làm trục tọa độ, A là gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B và gốc thời gian là lúc 6giờ, lập phương trình chuyển động của mỗi xe. b. Xác định vị trí và thời gian hai xe gặp nhau. Đs: a. x1 = 60t, x2 = 220 - 50t; b. cách A 120 km về phía B Bài 8: Hai vật chuyển động ngược chiều qua A và B cùng lúc, ngược chiều để gặp nhau. Vật qua A có vận tốc v1 = 10m/s, qua B có vận tốc v2 = 15m/s. AB = 100m. a. Lấy trục tọa độ là đường thẳng AB, gốc tọa độ ở B, có chiều dương từ A sang B, gốc thời gian là lúc chúng cùng qua A và B. Hãy lập phương trình chuyển động của mỗi vật. b. Xác định vị trí và thời điểm chúng gặp nhau. c. Xác định vị trí và thời điểm chúng cách nhau 25m Đs: a. x1 = -100+ 10t, x2 = -15t; b. t = 4s và x = -60m Dạng 3. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường nếu biết thời gian vật đi được trên nhiều phần đoạn đường 1. Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều trên một quãng đường dài 40m. Nửa quãng đường đầu vật đi hết thời gian 5s, nửa thời gian sau vật đi hết thời gian 2s. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là A. 7m/s. B. 5,71m/s. C. 2,85 m/s. D. 0,7m/s. 2. Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều. Trên quãng đường AB, vật đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 20m/s, nửa quãng đường sau vật đi với vận tốc 5m/s. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là A. 12,5 m/s. B. 8m/s. C. 4m/s. D. 0,2 m/s. 3.Một xe chuyển động không đổi chiều, 2h đầu xe chạy với vận tốc trung bình 60km/hgiờ sau xe chạy với vận tốc trung bình 40km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là A. 50 km/h. B. 48km/h. C. 44km/h. D. 34km/h. 3
  4. CHỦ ĐỀ 1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM GV.Th.S: VÕ ĐÌNH BẢO DĐ: 0976012034 4.Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều có vận tốc trung bình là 20km/h trên 1/4 đoạn đường đầu và 40km/h trên 3/4 đoạn đường còn lại. Vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường: A. 28 km/h. B. 30km/h. C. 32km/h. D. 40km/h. 5.Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, trong nửa thời gian đầu xe chạy với vận tốc 12km/h. Trong nửa thời gian sau xe chạy với vận tốc 18km/h. Vận tốc trung bình trong suốt thời gian đi là A. 15 km/h. B. 14,5km/h. C. 7,25km/h. D. 26km/h. 6 Một người đi xe đạp trên 2/3 đoạn đường đầu với vận tốc trung bình 10km/h và 1/3 đoạn đường sau với vận tốc trung bình 20km/h. Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường là A. 12km/h. B. 15km/h. C. 17km/h. D. 13,3km/h. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1.Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động cơ : A. Chuyển động cơ là sự di chuyển của vật này so với vật khác. B. Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật từ nơi này sang nơi khác. C. Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. D. Chuyển động cơ chuyển động của một vật. 2. Điều nào sau đây coi là đúng khi nói về chất điểm ? A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ. B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ. C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài của quỹ đạo của vật. D. Chất điểm là một điểm. 3. Trường hợp nào sau đây có thể xem vật là chất điểm ? A. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó. B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau. C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước. D. Giọt nước mưa lúc đang rơi. 4. Trong chuyển động nào sau đây không thể coi vật như là một chất điểm A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời. B. Viên bi rơi từ tầng 6 xuống đất. C. Chuyển động của ô tô trên đường từ Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh. D. Trái Đất quay quanh trục của nó. 5. Có hai vật : (1) là vật mốc; (2) là vật chuyển động tròn đối với (1). Nếu thay đổi và chọn (2) làm vật mốc thì có thể phát biểu như thế nào sau đây về quỹ đạo của (1) ? A. Là đường tròn cùng bán kính. B. Là đường tròn khác bán kính. C. Là đường cong (không là đường tròn). D. Không có quỹ đạo vì (1) nằm yên. 6. Một người chỉ đường cho một khách du lịch như sau : " Ông hãy đi dọc theo phố này đến bờ một hồ lớn. Đứng tại đó, nhìn theo bên kia hồ theo hướng Tây – Bắc, ông sẽ thấy tòa nhà của khách sạn S ". Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào ? A. Cách dùng đường đi và vật làm mốc. B. Cách dùng các trục tọa độ. C. Dùng cả hai cách A và B. D. Không dùng cả hai cách A và B. 7. Một chuyển động thẳng đều có phương trình: x = -4( t -2 ) +10 (t >0). Một học sinh thực hiện biến đổi và viết lại phương trình dưới dạng: x = -4t +18. Trị số 18 có ý nghĩa vật lí nào kể sau đây A. Thời điểm lúc vật ở tại gốc tọa độ. B. Tọa độ của vật ở thời điểm gốc (t0 = 0). C. Không có ý nghĩa vật lí mà chỉ do biến đổi toán học. D. Một ý khác A, B, C. 8. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x =5 +60t (km;h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ? C. Từ điểm M cách O 5km, với vận tốc 60km/h. B. Từ điểm O với vận tốc 60km/h. 4
  5. CHỦ ĐỀ 1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM GV.Th.S: VÕ ĐÌNH BẢO DĐ: 0976012034 D. Từ điểm M cách O 5km, với vận tốc 5km/h. A. Từ điểm O với vận tốc 5km/h. 9.Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 2m/s, và lúc 2s thì vật có tọa độ 5m. Phương trình tọa độ của vật là A. x = 2t +5 (m;s) B. x = -2t + 5 (m;s) C. x = 2t + 1 (m;s). D. x = -2t + (m;s). 10.Phương trình của vật chuyển động thẳng : x = -3t + 4 (m;s). Kết luận nào sau đây đúng ? A. Vật đổi chiều chuyển động từ âm sang dương tại tọa độ x = 4m. B. Vật chuyển động theo chiều âm trong suốt thời gian chuyển động. C. Vật đổi chiều chuyển động từ dương sang âm tại thời điểm t = 1,333s. D. Vật chuyển động theo chiều dương trong suốt thời gian chuyển động. 11.Trên hình là đồ thị tọa độ – thời gian của một vật chuyển động thẳng. Cho biết kết luận nào sau đây là sai ? A. Tọa độ ban đầu của vật x0 = 10m. B. Trong 5 giây đầu tiên vật đi được 25m. x(m) C. Vật đi theo chiều dương của trục tọa độ. 25 D. Tọa độ của vật ở thời điểm gốc (t0 = 0). 10 O t(s) 12. Một chuyển động thẳng đều có phương trình: x = -4( t -2 ) +10 (t >0). Một học sinh thực hiện biến đổi và viết lại phương trình dưới dạng: x = -4t +18. Trị số 18 có ý nghĩa vật lí nào kể sau đây A. Thời điểm lúc vật ở tại gốc tọa độ. B. Tọa độ của vật ở thời điểm gốc (t0 = 0). C. Không có ý nghĩa vật lí mà chỉ do biến đổi toán học. D. Một ý khác A, B, C. 13. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x =5 +60t (km;h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ? C. Từ điểm M cách O 5km, với vận tốc 60km/h. B. Từ điểm O với vận tốc 60km/h. D. Từ điểm M cách O 5km, với vận tốc 5km/h. A. Từ điểm O với vận tốc 5km/h. 14.Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 2m/s, và lúc 2s thì vật có tọa độ 5m. Phương trình tọa độ của vật là A. x = 2t +5 (m;s) B. x = -2t + 5 (m;s) C. x = 2t + 1 (m;s). D. x = -2t + (m;s). 15.Phương trình của vật chuyển động thẳng : x = -3t + 4 (m;s). Kết luận nào sau đây đúng ? A. Vật đổi chiều chuyển động từ âm sang dương tại tọa độ x = 4m. B. Vật chuyển động theo chiều âm trong suốt thời gian chuyển động. C. Vật đổi chiều chuyển động từ dương sang âm tại thời điểm t = 1,333s. D. Vật chuyển động theo chiều dương trong suốt thời gian chuyển động. 16.Trên hình là đồ thị tọa độ – thời gian của một vật chuyển động thẳng. Cho biết kết luận nào sau đây là sai ? A. Tọa độ ban đầu của vật x0 = 10m. B. Trong 5 giây đầu tiên vật đi được 25m. x(m) C. Vật đi theo chiều dương của trục tọa độ. 25 D. Gốc thời gian được chọn là thời điểm vật cách gốc tọa độ 10m. 10 O t(s) 17 Trong các phương trình chuyển động thẳng đều sau đây, phương trình nào biểu diễn chuyển động không xuất phát từ gốc tọa độ và ban đầu hướng về gốc tọa độ ? A. xA = 15 +40t. B. x = 80-30t. C. x = -60t. D. x = -60 -20t. 18.Một vật chuyển động thẳng đều có đồ thị vận tốc – thời gian như hình vẽ bên dưới. Từ đồ thị này, có thể suy ra được phương trình chuyển động nào dưới đây ? A. x = -10t (m;s). B. x = -10t + 5 (m;s). C. x = -10(t -5) (m;s). D. x = -10t + x0(m;s). (xo không xác định) 5
  6. CHỦ ĐỀ 1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM GV.Th.S: VÕ ĐÌNH BẢO DĐ: 0976012034 19.Trong các đồ thị sau đây, đồ thị nào có dạng của vật chuyển động thẳng đều ? A. Đồ thị (1). B. Đồ thị (2) và (4). C. Đồ thị (1) và (3). D. Đồ thị (1); (2) và (3) x x v x 20.Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường thẳng và có vận tốc luôn bằng 80km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn thẳng và Oxe ô tô xuất phát từ tmộtO điểm cách bến xe 3km.t O Chọn bến xe làm vậtt làmO mốc, chọn thời điểmt ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của ô tô trên đoạn đường thẳng này là    A. x = 3 - 80t (km/h). B. x = 3 + 80t (km/h). C. x = 80 - 3t (km/h). D. x = 80 t (km/h). Câu 21: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, trong nửa thời gian đầu xe chạy với vận tốc 12km/h. Trong nửa thời gian sau xe chạy với vận tốc 18km/h. Vận tốc trung bình trong suốt thời gian đi là: A. 15km/h B. 14,5km/h C. 7,25km/h D. 26km/h Câu 22: Một ngừơi đi xe đạp trên 2/3 đoạn đừơng đầu với vận tốc trung bình 10km/h và 1/3 đoạn đừơng sau với vận tốc trung bình 20km/h. Vận tốc trung bình của ngừơi đi xe đạp trên cả quãng đừơng là A. 12km/h B. 15km/h C. 17km/h D. 13,3km/h Câu 23: Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường thẳng và có vận tốc luôn luôn bằng 80 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn thẳng và xe ô tô xuất phát từ một điểm cách bến xe 3 km. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này là: A. x = 3 + 80t. B. x = 80 – 3t. C. x = 3 – 80t. D. x = 80t. Câu 24: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai xe làm chiều dương. Phương trình chuyển động của các ô tô chạy từ A và từ B lần lượt là? A. xA = 54t;xB = 48t + 10. B. xA = 54t + 10; xB = 48t. C. xA = 54t; xB = 48t – 10. D. xA = -54t, xB = 48t. 6