Đề cương Sinh học Lớp 11 - Chuyên đề 02: Nguyên tố khoáng, dinh dưỡng Nitơ ở thực vật

pdf 17 trang thaodu 16643
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Sinh học Lớp 11 - Chuyên đề 02: Nguyên tố khoáng, dinh dưỡng Nitơ ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_sinh_hoc_lop_11_chuyen_de_02_nguyen_to_khoang_dinh.pdf

Nội dung text: Đề cương Sinh học Lớp 11 - Chuyên đề 02: Nguyên tố khoáng, dinh dưỡng Nitơ ở thực vật

  1. Chuyên đề 02: NGUYÊN TỐ KHOÁNG, DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT A. KIẾN THỨC CẦN NẮM I. Trao đổi khoáng ở thực vật 1. Sự hấp thụ các nguyên tố khoáng: Các nguyên tố khoáng được hấp thụ vào cây dưới dạng ion qua hệ thống rễ là chủ yếu. Có hai cách hấp thụ ion khoáng ở rễ: thụ động, chủ động. 1.1. Hấp thụ thụ động - Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. - Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. - Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ. Trao đổi nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất. Cách này gọi là hút bám trao đổi. 1.2. Hấp thụ chủ động - Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động thể hiện ở tính thấm chọn lọc của màng sinh chất và các chất khoáng cần thiết cho cây đều được vận chuyển trái với qui luật khuếch tán. - Vì cách hấp thụ này mang tính chọn lọc và ngược với gradien nồng độ nên cần thiết phải có năng lượng ATP và chất mang. II. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật 1. Nguồn nitơ cho cây Cây chủ yếu hấp thụ nitơ dưới hai dạng: Nitơ nitrat (NO3 ) và nitơ amôn (NH4 ) trong đất. (I- vi khuẩn nốt sần trong rễ cây họ đậu (vi khuẩn cố định nitơ), II- vi khuẩn cố định nitơ, III- vi khuẩn nitrat hóa, IV- vi khuẩn amon hóa, V- vi khuẩn phản nitrat) - Trong các cơn giông có sấm sét và mưa một lượng nhỏ N 2 trong không khí bị oxi hoá dưới điều kiện nhiệt độ cao và áp suất cao thành dạng nitơ NO3 theo phản ứng: N2 + O2 → NO + O2 → NO2 + H2O → HNO3 → H NO3 - Quá trình cố định ni tơ khí quyển: 2H 2H 2H N  N  NH NH  NH2 NH2  2NH3 - Quá trình phân giải của các vi sinh vật trong đất
  2. + Xác động vật, thực vật, vi sinh vật trong đất sau khi bị phân giải thành dạng protein sẽ bị một nhóm vi sinh vật phân giải tiếp tục thành NH3. + Protein → Peptit → Axit amin → NH2 → NH3. - Nguồn phân bón dưới dạng nitơ amôn và nitrat 2. Vai trò của nitơ đối với thực vật: Nitơ vừa có vai trò cấu trúc, vừa tham gia vào các quá trình trao đổi chất và năng lượng. Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lí của cây trồng. 3. Quá trình cố định nitơ khí quyển 3.1. Các nhóm vi khuẩn có khả năng cố định nitơ khí quyển: + Vi khuẩn tự do: Azôtôbacter, Clostridium, Anabaena, Nostoc, + Vi khuẩn cộng sinh: Rhizôbium, Anabaena azollae, 3.2. Tóm tắt quá trình: 3.3. Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra: + Có các lực khử mạnh. + Được cung cấp năng lượng ATP. + Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza. + Thực hiện trong điều kiện kị khí. * Lực khử và năng lượng ATP do vi khuẩn có khả năng cố định nitơ tự tạo ra hoặc lấy ra từ quá trình quang hợp, hô hấp, lên men của cơ thể cộng sinh. 4. Quá trình biến đổi nitơ trong cây (Lưu ý giảm tải của BGD ở SGK: Quá trình đồng hoá NH 3 trong mô thực vật / thuộc mục II trang 26 của bài 5) 4.1. Quá trình khử NO3 - Cây hút được từ đất cả hai dạng nitơ oxi hoá (NO )3 và nitơ khử (NH )4 nhưng cây chỉ có NH mới4 tham gia hình thành các axit amin nên phải có quá trình biến đổi dạng NO3 thành dạng NH4 trong mô thực vật. - Quá trình khử NO3 : NO3 NO2 NH4 nhờ có enzim khử reductaza + NO3 NAD(P)H H 2e NO2 NAD(P) H2O + NO2 6 Feredoxin khử 8H 6e NH4 2H2O 4.2. Quá trình đồng hoá NH3 trong mô thực vật (giảm tải, chỉ sử dụng cho HSG) a. Amin hoá trực tiếp: Quá trình hô hấp của cây tạo ra các axit (R-COOH) và nhờ quá trình trao đổi nitơ các axit này có thêm gốc NH2 để hình thành các axit amin. + Axit piruvic AlaninNH3 +2 H 2O
  3. + Axit α xêtôglutaric GlutaminNH3 2 H+ H 2O + Axit fumaric + NH3 = Aspactic + Axit oxaloaxêtic AspaticNH3 +2H H 2O b. Chuyển vị axit amin: Thông qua quá trình chuyển hoá 20 axit amin sẽ được hình thành trong mô thực vật. c. Hình thành amit: Các axit amin được hình thành có thể kết hợp với nhóm NH 3 để hình thành amit: axit amin đicabôxilic + NH3 → amit. Ví dụ: axit glutamic + NH3 → glutamin. * Hình thành amit là con đường khử độc khỏi NH 3 dư thừa, đồng thời là nguồn dự trữ cung cấp NH 3 cho quá trình tổng hợp protêin khi cần thiết. B. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO Câu 1: Rễ cây có thể hấp thụ ion khoáng theo cơ chế bị động, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. II. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. III. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp, không tiêu tốn năng lượng. IV. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao, không tiêu tốn năng lượng. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 2: Liên quan đến sự hấp thụ ion khoáng chủ động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nhờ tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất. II. Các chất khoáng cần thiết cho cây đều có khả năng được vận chuyển trái với qui luật khuyếch tán. III. Quá trình này cần cung cấp năng lượng ATP. IV. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 3: Đặc điểm nào thể hiện sự hút khoáng bị động của cây? A. Mang tính chọn lọc. B. Ngược chiều gradien nồng độ. C. Mang tính chọn lọc và ngược chiều gradien nồng độ. D. Khuyếch tán theo chiều gradien nồng độ. Câu 4: Đặc điểm nào thể hiện sự hút khoáng chủ động của cây? A. Khuyếch tán theo chiều gradien nồng độ. B. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. C. Mang tính chọn lọc và ngược chiều gradien nồng độ. D. Theo qui luật hút bám trao đổi. Câu 5: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cơ chế nào?
  4. A. Khuyếch tán bị động, nhờ chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. B. Chủ động, cần tiêu tốn năng lượng. C. Hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. D. Hút bám trao đổi. Câu 6: Quá trình nào sau đây liên quan chặt chẽ với hấp thụ nước và các chất khoáng ở thực vật? A. Quá trình quang hợp.B. Quá trình hô hấp của rễ. C. Vận động cảm ứng ở thực vật.D. Các chất điều hoà sinh trưởng. Câu 7: Quá trình hấp thụ ion khoáng chủ động liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ, giải thích nào sau đây hợp lý? A. Quá trình hô hấp tạo ra sản phẩm là CO2. B. Quá trình hô hấp tạo ra năng lượng ATP, chất mang. C. Quá trình hô hấp tạo ra sản phẩm là H2O. D. Quá trình hô hấp tạo nhiều sản phẩm trung gian. Câu 8: Đối với thực vật, các nguyên tố đa lượng có vai trò chung nào sau đây? A. Là thành phần của các xitôcrôm. B. Tạo hợp chất vô cơ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. C. Là thành phần không thể thiếu của các enzim. D. Đóng vai trò cấu trúc tế bào. Câu 9: Đối với thực vật, các nguyên tố vi lượng có vai trò chung nào sau đây? A. Là thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzim. B. Qui định độ ngậm nước, độ nhớt, độ bền vững của hệ thống keo. C. Đóng vai trò cấu trúc tế bào. D. Là thành phần của các đại phân tử trong tế bào. Câu 10: Cây có lá màu vàng do thiếu dinh dưỡng, để lá xanh lại cần đưa vào gốc hoặc phun trên lá ion nào sau đây? 3 2 2 2 A. Fe B. C. M g D. Fe SO4 Câu 11: Nguyên tố hoá học nào sau đây không cần đối với thực vật? A. MgB. KC. Pb D. Ca Câu 12: Ở thực vật, nguyên tố vi lượng chỉ cần có với một lượng rất nhỏ đối sinh trưởng, nhưng không thể thiếu được, giải thích nào sau đây đúng? A. Các nguyên tố vi lượng không có vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất. B. Các nguyên tố vi lượng có rất ít trong tự nhiên. C. Các nguyên tố vi lượng có vai trò cấu trúc tế bào. D. Các nguyên tố vi lượng không có vai trò cấu trúc tế bào mà chỉ có vai trò chủ yếu là hoạt hoá enzim trong quá trình trao đổi chất.
  5. Câu 13: Cây có triệu chứng lá nhỏ có màu lục đậm, màu thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. Cần cung cấp cho cây ion nào? 2 3 2 A. NO3 , NH4 B. C. Ca D. PO4 , H2PO4 SO4 Câu 14: Triệu chứng cây lá có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm là dấu hiệu trong đất thiếu ion nào? 2 2 2 A. Ca B. C. SO4 D. Cl Cu Câu 15: Nguyên tố hoá học nào sau đây khi thiếu trong cây sẽ làm cho gân lá có màu vàng không bình thường? A. MgB. FeC. Cl D. N Câu 16: Ở thực vật trên cạn, kali có vai trò gì? A. Thành phần của axit nuclêic, prôtêin. B. Thành phần của ATP, giúp cho sự nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. C. Làm biến đổi thế nước trong tế bào bảo vệ. D. Hình thành bản giữa ở thành tế bào. Câu 17: Ở thực vật, kali không có vai trò nào? A. Làm biến đổi thế nước trong tế bào bảo vệ. B. Là nhân tố phụ gia của enzim. C. Hình thành bản giữa ở thành tế bào. D. Ảnh hưởng đến cơ chế mở khí khổng. Câu 18: Ở thực vật, triệu chứng nào không phải do thiếu phôtpho? A. Lá nhỏ có màu lục đậm.B. Màu thân không bình thường. C. Sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.D. Gân lá có màu vàng. Câu 19: Ở thực vật, nitơ có vai trò nào? A. Thành phần của diệp lục. B. Thành phần của prôtêin, axit nuclêic. C. Duy trì cân bằng ion, tham gia quang hợp. D. Thành phần của xitôcrôm, nhân tố phụ gia của enzim. Câu 20: Ở thực vật, nitơ không có vai trò nào? A. Thành phần của prôtêin. B. Thành phần của axit nuclêic. C. Thành phần của hợp chất giàu năng lượng ATP. D. Làm biến đổi thế nước trong tế bào bảo vệ. Câu 21: Nhóm các nguyên tố đa lượng gồm: A. N, P, CuB. N, P, SC. Mo, P, K D. N, K, Fe Câu 22: Triệu chứng nào sau đây mà không phải do thiếu kali? A. Sinh trưởng bị còi cọc.B. Lá màu vàng lưu huỳnh. C. Sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.D. Mép lá hoá nâu.
  6. Câu 23: Phôtpho có vai trò như thế nào đối với cây xanh? A. Duy trì cân bằng ion, tham gia quá trình quang hợp. B. Thành phần của diệp lục, ATP, cần cho sự nở hoa, phát triển rễ. C. Thành phần của prôtêin. D. Thành phần của axit nuclêic, ATP, cần cho sự nở hoa đậu quả, phát triển rễ. Câu 24: Phôtpho không có vai trò nào sau đây? A. Là thành phần của axit nuclêic.B. Hoạt hoá enzim. C. Là thành phần của ATP.D. Cần cho sự nở hoa đậu quả, phát triển rễ. Câu 25: Vì sao các nguyên tố vi lượng cần cho cây với một lượng rất nhỏ, nhưng không thể thiếu? A. Phần lớn chúng tham gia cấu tạo tế bào, protein. B. Phần lớn chúng tham gia cấu tạo tế bào, protein, lipit, acid nucleic, phopholipit. C. Phần lớn chỉ tham gia hoạt hoá các enzim mà không tham gia cấu tạo. D. Chúng chỉ cần ở một số pha sinh trưởng nhất định. Câu 26: Trong cây xanh, Đồng (Cu) là thành phần cấu tạo của A. một số xitôcrôm.B. prôtêin.C. ATP. D. diệp lục. Câu 27: Ở thực vật trên cạn, vì sao trên đất nhiều mùn cây sinh trưởng tốt? A. Đất mùn có chứa nhiều ôxi.B. Trong mùn có chứa nhiều khoáng. C. Trong mùn có chứa nhiều nitơ.D. Đất mùn tơi xốp giúp cây hút nước dễ hơn. Câu 28: Ở cây trồng, có bao nhiêu triệu chứng nào mà không phải do thiếu canxi? I. Lá nhỏ. II. Lá mềm. III. Mầm đỉnh bị chết. IV. Lá non có màu lục đậm không bình thường. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 29: Trong trồng trọt, vì sao cần cung cấp khoáng cho cây thường xuyên cho cây? A. Chất khoáng là thành phần dinh dưỡng chủ yếu nhất của cây. B. Chất khoáng tham gia vào thành phần cấu tạo và hoạt động hệ enzim. C. Chất khoáng là thành phần chính của gluxit và lipit. D. Cung cấp đầy đủ khoáng cho cây giúp cây hút nước tốt. Câu 30: Áp suất thẩm thấu của dịch tế bào rễ cây lớn nhất thuộc loài nào sau đây? A. Bèo hoa dâu.B. Rong đuôi chó.C. Sú vẹt. D. Bí ngô. Câu 31: Khi nói đến quá trình cố định nitơ, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quá trình liên kết N2 với H2 để hình thành NH4 nhờ vi sinh vật. B. Quá trình liên kết N2 với O2 để hình thành NO3 nhờ vi sinh vật. C. Quá trình liên kết N2 với O2 để hình thànhNO2 nhờ vi sinh vật.
  7. D. Chuyển hoáNO3 → N2. Câu 32: Vi khuẩn cố định nitơ, có khả năng liên kết N 2 với H2 để hình thành nên NH4 , khả năng hình thành NH4 là nhờ A. vi khuẩn cố định nitơ có enzim xenlulaza.B. vi khuẩn cố định nitơ có enzim nitrôgenaza. C. vi khuẩn có cấu trúc tế bào nhân sơ điển hình.D. vi khuẩn có khả năng oxi hóa và năng lượng. Câu 33: Khi nói đến quá trình cố định nitơ khí quyển theo con đường sinh học, sản phẩm của con đường này là gì? A. NH4 B. NO3 C. NO2 D. N2 Câu 34: Điều kiện cần thiết cho quá trình cố định nitơ phân tử theo con đường hoá học là gì? A. Lực khử mạnh.B. Enzim nitrôgenaza. C. Nhiệt độ và áp suất cao.D. Thực hiện trong điều kiện kị khí. Câu 35: Điều kiện cần thiết cho cố định nitơ phân tử theo con đường sinh học là gì? A. Nhiệt độ cao khoảng 200C , điều kiện kị khí. B. Áp suất 200 atm, lực khử mạnh, điều kiện kị khí. C. Có enzim nitrôgenaza, lực khử mạnh, ATP, điều kiện kị khí. D. Có enzim nitrôgenaza, lực khử mạnh, ATP, điều kiện hiếu khí. Câu 36: Vi khuẩn cố định nitơ trong đất đã biến đổi nitơ diễn ra theo trình tự nào sau đây? A. Dạng NO3 thành dạng N2.B. Dạng NO2 thành dạng NO3 . C. Dạng N2 thành dạng NH4 . D. Dạng NH4 thành dạng NO3 . Câu 37: Khi nói đến quá trình khử NO3 trong cơ thể thực vật, trình tự nào sau đây đúng? A. Thực hiện nhờ enzim nitrôgenaza.B. Là phản ứng khử NO2 → NO3 . C. Là phản ứng khử NO3 → NO2 → NH4 . D. Là phản ứng khử N2 → NO3 . Câu 38: Cây trồng hấp thu nitơ trong đất dưới dạng nào? A. Nitơ phân tử.B. NO và NO 2. C. NO2 và NH3.D. và NO .3 NH4 Câu 39: Trong đất có thể xảy ra quá trình chuyển hóa nitơ phân tử (NO3 → N2), quá trình này gọi là gì? A. Đồng hóa nitơ.B. Cố định nitơ.C. Amoni hóa. D. Phản nitrat. Câu 40: Quá trình chuyển hóa N2 thành NH4 , được thực hiện trong điều kiện bình thường, được gọi là quá trình gì? A. Đồng hóa nitơ.B. Cố định nitơ.C. Amoni hóa. D. Phản nitrat. Câu 41: Khi nói đến nitơ đối với cây trồng, phát biểu nào sau đây sai? A. Nguồn cung cấp nitơ chủ yếu cho cây là đất. B. Nitơ trong đất tồn tại 2 dạng là nitơ khoáng và nitơ hữu cơ. C. Rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4 và NO3 .
  8. D. Cây có khả năng hấp thụ nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Câu 42: Quá trình cố định nitơ khí quyển bằng con đường sinh học là do A. vi sinh vật thực hiện.B. virut thực hiện. C. thực vật thực hiện.D. động vật nguyên sinh thực hiện. Câu 43: Nhóm vi sinh vật cố định nitơ gồm A. vi khuẩn lam và vi khuẩn nốt sần ở rễ cây họ đậu B. vi khuẩn lam và vi khuẩn E.coli. C. vi khuẩn E.coli và vi khuẩn nốt sần ở rễ cây họ đậu. D. nấm vi sinh và vi khuẩn nốt sần ở rễ cây họ đậu. Câu 44: Con đường chuyển hoá nitơ hữu cơ trong xác thực vật thành dạng nitơ khoáng NH4 và NO3 theo trình tự nào sau đây? A. Vật chất hữu cơ + vi khuẩn nitrat hoá → NO3 + vi khuẩn nitrit hoá → NO2 . B. Vật chất hữu cơ + vi khuẩn amôn hoá → NH4 + vi khuẩn nitrat hoá → NO3 . C. Vật chất hữu cơ + vi khuẩn nitrat hoá → NO3 + vi khuẩn amôn hoá → NH4 . D. Vật chất hữu cơ + vi khuẩn nitrit hoá → NO2 + vi khuẩn amôn hoá → NH4 . Câu 45: Ở vi khuẩn Rhizobium có loại enzim có khả năng phá vỡ liên kết 3 rất bền của phân tử nitơ, enzim đó là gì? A. Nitrogenaza.B. Amilaza.C. Nitro Amilaza. D. Proteaza. Câu 46: Ở thực vật, nitơ từ môi trường đất hấp thu vào cây dưới dạng nào? A. N2, NH4 B. N2, NO3 C. NH4 , NO3 D. NH3, N2 Câu 47: Vi khuẩn nào cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ đậu? A. Azôtôbacter.B. Clostridium.C. Rhizôbium. D. Anabaena arelleae. Câu 48: Khi nói đến điều kiện quá trình cố định nitơ khí quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Có lực khử mạnh, được cung cấp năng lượng ATP. II. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza. III. Thực hiện trong điều kiện kị khí. IV. Có sự tham gia của CO2 và nước. V. Không có sự tham gia của O2. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 49: Cây thiếu nitơ có triệu chứng nào? A. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng. B. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu xanh đậm. C. Lá nhỏ có màu lục đậm, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. D. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. Câu 50: Khi nói đến quá trình amôn hoá trong cây, trình tự nào sau đây đúng?
  9. A. NO3 → NO2 → NH4 B. NO2 → NO3 → NH4 C. NO3 → N2 → D.NH 4 → N NO2 2 → NH4 Câu 51: Quá trình amôn hoá trong cây có vai trò gì? A. Tạo NH4 để hình thành các nuclêôtit.B. Tạo để hìnhNH4 thành các bazơnitơ. C. Tạo NH4 để hình thành các axit amin.D. Tạo NH 3 tích luỹ trong cây. Câu 52: Để xác định lượng phân bón phải căn cứ vào đâu? I. Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. II. Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất. III. Hệ số sử dụng phân bón. IV. Chế độ chăm sóc. A. I-II-IIIB. I-II-IVC. I-II-III-IV D. II-III-IV Câu 53: Khi đến quá trình dinh dưỡng nitơ ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quá trình cố định nitơ khí quyển là nguồn cung cấp nitơ chủ yếu cho thực vật. II. Hai quá trình hình thành hợp chất chứa nitơ trong cây là: Amôn hoá và hình thành axit amin. III. Nitơ chỉ có vai trò cấu trúc, không tham gia vào quá trình trao đổi chất và năng lượng. IV. Hình thành amit là con đường khử độc NH3 tốt nhất đối với cây trồng. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 54: Nguyên tố có vai trò quyết định đến toàn bộ quá trình sinh lí của cây trồng là gì? A. Phôtpho.B. Magiê.C. Lưu huỳnh. D. Nito. Câu 55: Trong các cơn giông có sấm sét và mưa, một lượng nhỏ N 2 của không khí bị ôxi hoá dưới điều kiện nhiệt độ cao và áp suất cao thành dạng nitơ NO3 theo phản ứng: A. N2 + O2 → NO + O2 → NO2 + H2O → HNO3 → H NO3 . B. N2 + O2 → NO + O2 → HNO3 → H NO3 . C. N2 + O2 → HNO3 → NO2 + H2O → H NO3 . D. N2 + O2 → HNO3 → H NO3 . Câu 56: Nguồn cung cấp nitơ cho đất lớn nhất từ đâu? A. Các cơn giông có sấm và mưa.B. Quá trình cố định nitơ khí quyển. C. Quá trình phân giải của vi sinh vật trong đất.D. Nguồn phân bón dưới dạng nitơ amôn và nitrat. Câu 57: Vì sao trong mô thực vật luôn diễn ra quá trình khử nitrat? A. Lượng NO3 mà cây hút được quá lớn, NO3 sẽ được đồng hoá thành axit amin. B. Trong cơ thể thực vật nitơ chỉ tồn tại ở dạng oxi hoá. C. NO3 hấp thu nhưng không được sử dụng tổng hợp axit amin, để hình axit amin cây phải biến đổi dạng NO3 thành NH4 .
  10. D. NO3 sẽ được đồng hoá thành axit amin, amit và prôtêin. Câu 58: Để hạn chế việc mất nitơ cần đảm bảo độ thoáng cho đất, giải thích nào hợp lý? A. Đất thoáng khí sẽ tăng khả năng giữ NO3 của keo đất. B. Đất thoáng khí sẽ tăng khả năng hô hấp của rễ do đó tăng khả năng hấp thụ NO3 . C. Trong môi trường đất yếm khí NO3 dễ bị rửa trôi. D. Đất yếm khí là yếu tố thuận lợi cho quá trình phản nitrat hoá. Câu 59: Xác động, thực vật, vi sinh vật trong đất sau sẽ bị một số nhóm vi sinh vật phân giải thành NH 3 theo trình tự: A. Prôtêin → pôlipeptit → NH2 → NH3. B. Prôtêin → axit amin → peptit → NH2 → NH3. C. Prôtêin → peptit → axit amin → NH2 → NH3. D. Prôtêin → peptit → pôlipeptit → axit amin → NH3. Câu 60: Khi nói đến quá trình phản nitrat, điều kiện nào để diễn ra quá trình này? A. Môi trường hiếu khí, pH thấp.B. Môi trường yếm khí, pH thấp. C. Môi trường yếm khí, pH cao.D. Môi trường hiếu khí, pH cao. Câu 61: Sự chuyển hóa nitơ được tóm tắt theo sơ đồ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Các nhóm vi sinh vật cố định nitơ gồm (I, II) và nhóm vi sinh vật amon hóa (IV). (2) Nhóm vi sinh vật cố định nitơ cộng sinh với rễ cây họ đậu là (I). (3) Nhóm vi khuẩn amon hóa (IV), chuyển hóa xác hữu cơ thành NO3 . (4) Cây trồng hấp thụ NO3 và NH4 . (5) Nhóm vi khuẩn phản nitrat, chuyển hóa nitrat thành N2 trả lại cho khí quyển. A. 5B. 2C. 3 D. 4 Câu 62: Khi nói cân bằng nước trong cây và hình minh họa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra. (2) Khi lượng nước hút vào (A) lớn hơn lượng nước thoát ra (B), mô cây thừa nước, cây phát triển bình thường.
  11. (3) Khi lượng nước hút vào (A) nhỏ hơn lượng nước thoát ra (B), mất cân bằng nước, lá héo, sau đó cây tự điều chỉnh cân bằng lại để tồn tại. (4) Khi lượng nước hút vào (A) bằng lượng nước thoát ra (B), mô tế bào đủ nước, cây phát triển bình thường. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 63: Quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật, được tóm tắt theo sơ đồ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Cây trồng hấp thu nitơ dưới 2 dạng NO3 và NH4 . (2) Trong mô thực vật, chỉ có NO3 mới tham gia tổng hợp acid amin. (3) Khi trong mô thực vật dư thừa NH3 thì nó sẽ được hình thành amit nhằm mục đích giải độc và tích lũy NH3. (4) NO3 khi vào mô thực vật sẽ được chuyển hóa thành NH3 rồi mới tham gia các quá trình đồng hóa. (5) Trong mô thực vật tồn tại 3 con đường liên kết NH3 với các hợp chất vô cơ khác. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 64: Ở các nhóm vi khuẩn sống tự do, nhóm nào sau đây có khả năng cố định nitơ trong khí quyển? A. Azôtôbacter, Clostridium, Anabaena.B. Azôtôbacter, Clostridium, Rhizôbium. C. Clostridium, Anabaena, Rhizôbium.D. Azôtôbacter, Anabaena, Rhizôbium. Câu 65: Ở các nhóm vi khuẩn cộng sinh, nhóm nào sau đây có khả năng cố định nitơ trong khí quyển? A. Rhizôbium, Azôtôbacter, Azôlla.B. Rhizôbium, Anabaena azôlla. C. Rhizôbium, Clostridium, Azôlla.D. Azôtôbacter, Clostridium, Azôlla. Câu 66: Khi nói đến các quá trình biến đổi nitơ trong cây bao, phát biểu nào sau đây đúng? A. Gồm quá trình amôn hoá và nitrat hoá. B. Gồm quá trình amôn hoá và nitrit hoá. C. Gồm quá trình amôn hoá và hình thành axit amin. D. Gồm quá trình nitrat hoá và hình thành nitrit. Câu 67: Quá trình hình thành axit amin trong cây có vai trò gì? A. Là cơ sở để hình thành các pôlisaccaric và các hợp chất khác của thực vật. B. Là cơ sở để hình thành vô số các prôtêin và các hợp chất thứ cấp khác của thực vật. C. Là cơ sở để hình thành các nhóm amin và các hợp chất protein khác của thực vật.
  12. D. Là cơ sở để hình thành gliêrin và axit béo. Câu 68: Để tế bào không bị dư lượng NH3 đầu độc, thực vật đã hình thành đặc điểm thích nghi nào? A. Có sự hình thành amit.B. Loại bỏ NH 3 ra khỏi tế bào. C. Diễn ra phản ứng nitrit hoá trong tế bào.D. Diễn ra phản ứng nitrat hoá trong tế bào. Câu 69: Quá hình thành amit có ý nghĩa sinh học gì? A. Dự trữ nguồn nitơ trong cây dưới dạng NO3 . B. Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất và dự trữ NH3. C. Giải độc NH3 bằng cách loại bỏ NH3 ra khỏi tế bào. D. Tạo nguồn NH3 dự trữ cho quá trình tổng hợp axit nuclêic. Câu 70: NH3 tích luỹ nhiều trong mô sẽ gây độc cho tế bào, nhưng khi quá trình sinh trưởng mạnh lại thiếu hụt NH3, thực vật đã giải quyết mâu thuẫn đó bằng cách nào? A. Axit amin hóa trực tiếp axit xeto, bằng cách liên kết NH3 vào một axit xêtô để tạo axit amin. B. Chuyển vị axit amin → tạo ra loại axit amin mới. C. Liên kết phân tử NH3 vào một axit amin đicacboxilic để hình thành amit. D. Oxi hoá NH3 NO3 . Câu 71: Khi nói đến quá trình hình thành axit amin trong cây, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sự phân huỷ prôtêin thành axit amin. B. Sự liên kết các chất vô cơ hình thành axit amin. C. Pôlipeptit → peptit → axit amin. D. Sự liên kết các axit (R - COOH) với gốc NH2 để hình thành các axit amin.
  13. C. ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT 01. D 02. D 03. D 04. C 05. B 06. B 07. B 08. D 09. A 10. B 11. C 12. D 13. C 14. B 15. B 16. C 17. C 18. D 19. B 20. D 21. B 22. C 23. D 24. B 25. C 26. A 27. C 28. A 29. B 30. C 31. A 32. B 33. A 34. C 35. C 36. C 37. C 38. D 39. D 40. B 41. D 42. A 43. A 44. B 45. A 46. C 47. C 48. D 49. A 50. A 51. C 52. A 53. C 54. D 55. A 56. B 57. C 58. D 59. C 60. B 61. D 62. C 63. C 64. A 65. B 66. C 67. B 68. A 69. B 70. C 71. D Câu 1: Cây hấp thụ khoáng bị động bằng cách: + Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. + Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. + Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất. + Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có thế nước thấp (áp suất thẩm thấu cao) đến nơi có thế nước cao (áp suất thẩm thấu thấp), không tiêu tốn năng lượng. Chọn D Câu 2: Cây hấp thụ khoáng chủ động thể hiện ở: tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất và các chất khoáng cần thiết cho cây đều được vận chuyển trái với qui luật khuyếch tán, quá trình này cần cung cấp năng lượng ATP. Chọn D. Câu 3: Đặc điểm hút khoáng bị động của cây là: khuyếch tán theo chiều gradien nồng độ. Chọn D. Câu 4: Đặc điểm hút khoáng chủ động của cây là: mang tính chọn lọc và ngược chiều gradien nồng độ. Chọn C. Câu 5: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động nghĩa là chất khoáng được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao cần tiêu tốn năng lượng. Chọn B. Câu 6: Quá trình hấp thụ nước và các chất khoáng liên quan chặt chẽ với: quá trình hô hấp của rễ. Vì tại rễ diễn ra quá trình hô hấp tạo ra nhiều sản phẩm trung gian, ATP → tăng áp suất thẩm thấu. Chọn B. Câu 7: Quá trình hấp thụ nước và các chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ vì: quá trình hô hấp tạo ra năng lượng ATP và các chất trung gian với vai trò là chất mang giúp cây hút khoáng chủ động. Chọn B. Câu 8: Vai trò chung của các nguyên tố đa lượng: đóng vai trò cấu trúc tế bào. Chọn D. Câu 9: Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng: là thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzim. Chọn A. Câu 10: Cây có lá màu vàng do thiếu Mg2 , để lá xanh lại cần đưa vào gốc hoặc phun trên lá ion: Mg2 . Vì Mg tham gia tạo nên nhân của phân tử diệp lục. Chọn B.
  14. Câu 11: Trong 4 nguyên tố Mg, K, Pb, Ca thì Mg, K, Ca đều cần cho thực vật, chỉ có Pb là không cần cho thực vật. Chọn C. Câu 12: Các nguyên tố vi lượng chỉ cần với một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì: các nguyên tố vi lượng không có vai trò cấu trúc tế bào mà chỉ có vai trò chủ yếu là hoạt hoá enzim trong quá trình trao đổi chất. Chọn D. Câu 13: Cây có triệu chứng lá nhỏ có màu lục đậm, màu thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm chứng tỏ cây có triệu chứng thiếu phôtpho mà cây hấp thụ nguyên tố dưới dạng ion → nên cung cấp 3 cho cây ion PO4 , H2PO4 . Chọn C. Câu 14: Triệu chứng cây lá có màu → vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm là dấu hiệu trong đất thiếu ion: 2 SO4 . Chọn B. Câu 15: Cây có gân lá màu vàng không bình thường, chứng tỏ cây thiếu Fe. Chọn B. Câu 16: Vai trò của kali đối với cây xanh: làm biến đổi thế nước trong tế bào bảo vệ, nhân tố phụ gia của enzim. Chọn C. Câu 17: Vai trò không phải của kali là: Hình thành bản giữa ở thành tế bào. Đó là vai trò của canxi. Chọn C. Câu 18: Triệu chứng không phải do thiếu phôt pho là: Gân lá có màu vàng. Đó là triệu chứng khi thiếu Fe. Chọn D. Câu 19: Vai trò của nitơ đối với cây xanh là: thành phần của prôtêin, axit nuclêic. Chọn B. Câu 20: Vai trò không phải của nitơ là: làm biến đổi thế nước trong tế bào bảo vệ. Đó là vai trò của kali. Chọn D. Câu 21: Nhóm các nguyên tố đa lượng gồm: N, P, S. Chọn B. Câu 22: Triệu chứng không phải do thiếu kali là sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. Đó là triệu chứng khi thiếu phôt pho hoặc lưu huỳnh. Chọn C. Câu 23: Vai trò của phôtpho đối với cây xanh: thành phần của axit nuclêic, ATP, cần cho sự nở hoa đậu quả, phát triển rễ. Chọn D. Câu 24: Vai trò không phải của phôt pho là: Hoạt hoá enzim. Chọn B. Câu 25: Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với một lượng rất nhỏ vì: Chức năng chính của chúng là hoạt hoá các enzim trong quá trình trao đổi chất, chúng không tham gia vai trò cấu tạo. Chọn C. Câu 26: Trong cây xanh Cu là thành phần của một số xitôcrôm. Chọn A. Câu 27: Cây mọc tốt trên đất nhiều mùn vì: trong mùn có chứa nhiều nitơ, mà nitơ lại có vai trò quyết định toàn bộ các quá trình sinh lí của cây trồng. Chọn C. Câu 28: Lá non có màu lục đậm không bình thường → đó là triệu chứng khi thiếu Cu. Chọn A. Câu 29: Trong trồng trọt, cần cung cấp khoáng cho cây vì: chất khoáng tham gia vào thành phần cấu tạo và hoạt động hệ enzim. Chọn B. Câu 30: Áp suất thẩm thấu của dịch tế bào lớn nhất thuộc về: sú vẹt vì sú vẹt sống trên đất ngập mặn do đó áp suất thẩm thấu của dịch bào phải lớn nhất mới có thể lấy được nước từ môi trường. Chọn C.
  15. Câu 31: Cố định nitơ là quá trình: liên kết N2 với H2 để hình thành NH4 thực hiện nhờ nhóm vi khuẩn cố định nito tự do và cộng sinh. Chọn A. Câu 32: Vi khuẩn cố định nitơ có khả năng liên kết N 2 với H2 để hình thành nên NH4 là nhờ: trong vi khuẩn cố định nitơ tồn tại enzim nitrôgenaza. Chọn B. Câu 33: Sản phẩm của con đường cố định nitơ phân tử là: NH4 . Chọn A. Câu 34: Điều kiện cần thiết cho cố định nitơ phân tử theo con đường hoá học là nhiệt độ 200C , áp suất 200 atm, tia chớp điện hay trong công nghiệp. Chọn C. Câu 35: Điều kiện cần thiết cho cố định nitơ phân tử theo con đường sinh học là: enzim nitrôgenaza, lực khử mạnh, ATP, trong điều kiện kị khí. Chọn C. Câu 36: Vi khuẩn cố định nitơ trong đất đã biến đổi: dạng N2 tự do thành dạng NH4 . - Tóm tắt quá trình: Chọn C. Câu 37: Quá trình khử NO3 : phản ứng khử NO3 NO2 NH4 . Chọn C. Câu 38: Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4 và NO3 . Trong cây NO3 được khử thành NH4 . Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của thực vật. Chọn D. Câu 39: Trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hoá nitrat thành nitơ phân tử (NO3 → N2) do các VSV kị khí thực hiện, do đó đất phải thoáng để ngăn chặn việc mất nitơ. Chọn D. Câu 40: Chọn B. Câu 41: Cây không có khả năng hấp thụ nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Mà cây chỉ hấp thụ nitơ đó sau khi đã được các vi sinh vật trong đất khoáng hóa tạo ra NH4 và NO3 . Chọn D. Câu 42: * Con đường sinh học: do sinh sinh vật (VSV) thực hiện (có enzim nitrogenaza có khả năng bẻ gãy 3 liên kết cộng hoá trị của nitơ để liên kết với hidro tạo ra NH3), gồm 2 nhóm: + Nhóm VSV sống tự do như như lam có nhiều ở ruộng lúa. + Nhóm VSV sống cộng sinh với thực vật như như nốt sần ở rễ cây họ Đậu. Chọn A. Câu 43: Nhóm vi sinh vật thực hiện cố định nitơ gồm 2 nhóm (các vi khuẩn này có enzim nitrogenaza có khả năng bẻ gãy 3 liên kết cộng hoá trị của nitơ để liên kết với hidro tạo ra NH3): + Nhóm vsv sống tự do như vi khuẩn lam có nhiều ở ruộng lúa. + Nhóm vsv sống cộng sinh với thực vật như vi khuẩn nốt sần ở rễ cây họ Đậu.
  16. Chọn A. Câu 44: Con đường chuyển hoá nitơ hữu cơ trong xác thực vật thành dạng nitơ khoáng NH4 và NO3 theo trình tự: vật chất hữu cơ + vi khuẩn amôn hoá → NH4 + vi khuẩn nitrat hoá → NO3 . Chọn B. Câu 45: Các vi khuẩn cố định nitơ có enzim nitrogenaza có khả năng bẻ gãy 3 liên kết cộng hoá trị của nitơ để liên kết với hidro tạo ra NH3). Chọn A. Câu 46: Cây hấp thụ nitơ chủ yếu dưới dạng: NH4 , NO3 . Chọn C. Câu 47: Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ đậu là: Rhizôbium. Chọn C. Câu 48: Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra: có các lực khử mạnh, được cung cấp năng lượng ATP, có sự tham gia của enzim nitrôgenaza, thực hiện trong điều kiện kị khí. Chọn D. Câu 49: Cây thiếu nitơ có triệu chứng: sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng. Chọn A. Câu 50: Quá trình amôn hoá trong cây diễn ra theo trình tự: NO3 NO2 NH4 . Chọn A. Câu 51: Quá trình amôn hoá trong cây có vai trò: tạo NH4 để hình thành các axit amin. Chọn C. Câu 52: Để xác định lượng phân bón phải căn cứ vào: nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất, hệ số sử dụng phân bón. Chọn A. Câu 53: I, II, IV → đúng. III → sai. Nitơ vừa có vai trò cấu trúc, vừa có vai trò tham gia vào quá trình trao đổi chất và năng lượng Chọn C. Câu 54: Nguyên tố khoáng có vai trò quyết định đến toàn bộ quá trình sinh lí của cây trồng là nitơ. Chọn D. Câu 55: Trong các cơn giông có sấm sét và mưa, một lượng nhỏ N 2 của không khí bị ôxi hoá dưới điều kiện nhiệt độ cao và áp suất cao thành dạng nitơ NO3 theo phản ứng: N2 + O2 → NO + O2 → NO2 + H2O → HNO3 → H NO3 . Chọn A. Câu 56: Quá trình cố định nitơ khí quyển, các vi khuẩn tự do có thể cố định khoảng chục kg NH4 /ha/năm, vi khuẩn cộng sinh có thể cố định hàng trăm kg NH4 /ha/năm. Chọn B. Câu 57: Trong mô thực vật luôn diễn ra quá trình khử nitrat vì cây cần dạng NH4 để hình thành các axit amin nên trước tiên cây phải biến đổi dạng NO3 thành NH4 . Chọn C. Câu 58: Để ngăn chặn việc mất nitơ cần đảm bảo độ thoáng cho đất vì: Đất yếm khí là yếu tố thuận lợi cho quá trình phản nitrat hoá. (vi sinh vật chuyển hoá →NO N3 2). Chọn D. Câu 59: Xác động thực vật, vi sinh vật trong đất sau sẽ bị một số nhóm vi sinh vật phân giải thành NH 3 theo trình tự: Prôtêin → peptit → axit amin → NH2 → NH3. Chọn C. Câu 60: Quá trình phản nitrat hoá xảy ra trong điều kiện môi trường yếm khí, pH thấp. Chọn B. Câu 61: (1), (2), (4) và (5) → đúng. (3) sai. Vì nhóm vi khuẩn amon hóa (IV), chuyển hóa xác hữu cơ thành NH4 .
  17. Chọn D. Câu 62: (1), (2), (4) → đúng. (3) → sai. Vì khi lượng nước hút vào (A) nhỏ hơn lượng nước thoát ra (B), mất cân bằng nước, lá héo và nếu kéo dài cây có thể chết. Chọn C. Câu 63: (1), (3), (4) → đúng. (2) → sai. Vì trong mô thực vật, chỉ có NH4 mới tham gia tổng hợp acid amin. (5) → sai. Trong mô thực vật tồn tại 3 con đường liên kết NH 3 với các hợp chất vô cơ khác. (NH3 với các hợp chất hữu cơ). Chọn C. Câu 64: Các nhóm vi khuẩn tự do có khả năng cố định nitơ trong khí quyển là: Azôtôbacter, Clostridium, Anabaena. Chọn A. Câu 65: Các nhóm vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định nitơ trong khí quyển là: Rhizôbium, Anabaena azôlla. Chọn B. Câu 66: Các quá trình biến đổi nitơ trong cây bao gồm quá trình amôn hoá và quá trình hình thành axit amin. Chọn C. Câu 67: Quá trình hình thành axit amin trong cây có vai trò: là cơ sở để hình thành vô số các prôtêin và các hợp chất thứ cấp khác của thực vật. Chọn B. Câu 68: Để tế bào khỏi bị dư lượng NH 3 đầu độc, thực vật đã có sự hình thành amit, nghĩa là liên kết phân tử NH3 vào một axit amin đicacboxylic. Chọn A. Câu 69: Ý nghĩa sinh học của sự hình thành amit: đó là cách giải độc NH 3 tốt nhất và là dự trữ NH 3 cho các quá trình tổng hợp axit amin trong cơ thể thực vật khi cần thiết. Chọn B. Câu 70: NH3 tích luỹ nhiều trong mô sẽ gây độc cho tế bào, nhưng khi quá trình sinh trưởng mạnh lại thiếu hụt NH3, thực vật đã giải quyết mâu thuẫn đó bằng cách: liên kết phân tử NH 3 vào một axit amin đicacboxilic, bằng cách này có thể vừa khử độc NH 3 vừa tích luỹ được NH 3 trong amit để cung cấp cho quá trình tổng hợp prôtêin khi cần thiết. Chọn C. Câu 71: Quá trình hình thành axit amin trong cây diễn ra: sự liên kết các axit (R-COOH) với gốc NH 2 để hình thành các axit amin. Chọn D.