Đề cương thi học kì 1 Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Năm học 2022-2023

docx 10 trang Hàn Vy 02/03/2023 2330
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương thi học kì 1 Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_thi_hoc_ki_1_giao_duc_quoc_phong_lop_12_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề cương thi học kì 1 Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Năm học 2022-2023

  1. ĐÊ CƯƠNG THI HỌC KỲ I KHỐI 12 NĂM 2022-2023 MÔN: GDQP Câu 1: Tổ chức cao nhất trong hệ thống tổ chức quân đội là cơ quan nào? A. Bộ Quốc phòng B. Bộ Tổng Tham mưu C. Tổng cục Chính trị D. Quân khu, Quân đoàn Câu 2: Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào? A. Bộ đội chủ lực; Bộ đội địa phương; Bộ đội Biên phòng B. Bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương C. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ D. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội quân khu Câu 3: Quân đội nhân dân Việt Nam có hệ thống chặt chẽ như thế nào? A. Từ Trung ương đến cơ sở B. Từ Bộ Quốc phòng đến các đơn vị trực thuộc C. Từ Bộ đội chủ lực đến bộ đội địa phương ở các địa phương D. Từ đơn vị chủ lực đến các đơn vị bộ đội địa phương Câu 4: Quân đội nhân dân Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào? A. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam B. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của dân tộc Việt Nam C. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của nhân dân Việt Nam D. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt của giai cấp công nhân Câu 5: Người chỉ huy và điều hành cao nhất trong quân đội là ai ? A. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng B. Cục trưởng Cục Tác chiến C. Tư lệnh các đơn vị chiến đấu của quân đội D. Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Câu 6: Quân đội có lực lượng nào? A. Lực lượng thường trực và lực lượng dự bị B. Lực lượng chủ lực và lực lượng địa phương C. Lực lượng chiến đấu và lực lượng sẵn sàng chiến đấu D. Lực lượng chính quy và lực lượng dự bị Câu 7: Một trong chức năng của cơ quan Bộ Tổng Tham mưu trong quân đội là: A. Là cơ quan chỉ huy lực lượng vũ trang quốc gia B. Là cơ quan chiến đấu bảo vệ quốc gia C. Thuộc cơ quan tham mưu cho phòng thủ quốc gia D. Là cơ quan tổ chức ra lực lượng vũ trang quốc gia Câu 8: Một trong chức năng của cơ quan Tổng Cục Chính trị trong quân đội là gì? A. Đảm nhiệm công tác Đảng – Công tác chính trị trong quân đội B. Đảm nhiệm công tác tổ chức giáo dục chính trị trong quân đội C. Đảm nhiệm công tác chính trị trong quân đội D. Đảm nhiệm công tác tuyên truyền chính trị trong quân đội Câu 9: Một trong chức năng của cơ quan Tổng Cục Hậu cần trong quân đội là gì? A. Là cơ quan có chức năng đảm bảo hậu cần, vật chất, quân y, vận tải cho quân đội B. Là cơ quan có chức năng đảm bảo hoạt động kinh tế và vận tải cho quân đội C. Là cơ quan có chức năng đảm bảo chế độ ăn uống cho bộ đội D. Là cơ quan có chức năng đảm bảo vật chất, kĩ thuật cho quân đội Câu 10: Sĩ quan trong quân đội nhân dân Việt nam có mấy cấp, bậc và mỗi cấp có mấy bậc? A. 3 cấp 12 bậc: Cấp tướng có 4 bậc, cấp tá có 4 bậc, cấp úy có 4 bậc B. 3 cấp 12 bậc: Cấp tướng có 4 bậc, cấp tá có 4 bậc, chiến sĩ có 4 bậc C. 3 cấp 12 bậc: Cấp tướng có 4 bậc, sĩ quan có 4 bậc, cấp úy có 4 bậc D. 3 cấp 12 bậc: Cấp tướng có 4 bậc, cấp tá có 3 bậc, chiến sĩ có 5 bậc Câu 11: Trong quân đội nhân dân Việt Nam có ngạch Sĩ quan nào? A. Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị B. Sĩ quan chỉ huy và sĩ quan dự bị C. Sĩ quan thường trực và sĩ quan không thường trực
  2. D. Sĩ quan chỉ huy và sĩ quan chuyên môn kĩ thuật Câu 12: Đơn vị quân đội nào sau đây không thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân? A. Sư đoàn Pháo binh B. Trung đoàn Ra đa, tên lửa C. Sư đoàn Pháo phòng không D. Sư đoàn Không quân Câu 13: Lực lượng Bộ đội Biên phòng trong tổ chức quân đội có chức năng gì? A. Làm nòng cốt, chuyên trách quản lí, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh B. Làm nòng cốt, chuyên trách quản lí, bảo vệ chủ quyền khu vực biển đảo của tổ quốc C. Chuyên trách trong chiến đấu bảo vệ an ninh vùng biên giới D. Chuyên trách làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ an ninh biên giới Câu 14: Cơ quan nào sau đây không nằm trong tổ chức các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng? A. Viện kiểm sát nhân dân các cấp B. Các xí nghiệp quốc phòng C. Các nhà máy quốc phòng D. Các đơn vị làm nhiệm vụ kinh tế Câu 15: Lực lượng nào sau đây không nằm trong tổ chức quân đội? A. Lực lượng cảnh sát cơ động B. Cơ quan Bộ Quốc phòng C. Lực lượng cảnh sát biển D. Các đơn vị thuộc BQP Câu 16: Có bao nhiêu học viện, trường đại học Công an nhân dân? A. 03 Học viện, 03 trường Đại học B. 04 Học viện, 02 trường Đại học C. 05 Học viện, 01 trường Đại học D. 06 Học viện, 04 trường Đại học Câu 17: Trong hệ thống nhà trường Công an nhân dân , có bao nhiêu trường trung cấp An ninh? A. 01 trường B. 02 trường C. 03 trường D. 04 trường Câu 18: Mục tiêu tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường Công an nhân dân như thế nào? A. Tuyển chọn phải đảm bảo đúng quy trình, đối tượng, chỉ tiêu, tiêu chuẩn, đúng quy chế dân chủ B. Tuyển chọn phải đảm bảo đúng đối tượng ưu tiên, vượt chỉ tiêu, tiêu chuẩn C. Tuyển chọn phải đảm bảo đúng đối tượng, hạn chế chỉ tiêu, đủ tiêu chuẩn D. Tuyển chọn phải đảm bảo ưu tiên một số đối tượng theo quy định Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường Công an nhân dân? A. Không tuyển sinh từ nguồn thanh niên, học sinh B. Hàng năm, căn cứ vào tổng biên chế đã được phê duyệt C. Bộ trưởng Bộ Công an phân bổ chỉ tiêu D. Có hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục tuyển chọn Câu 20: Khi dự thi vào các nhà trường Công an, thí sinh phải qua sơ tuyển ở đâu? A. Tại công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú B. Tại công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi đăng kí hộ khẩu tạm trú C. Tại công an tỉnh, nơi đang học tập, công tác D. Tại công an xã, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú Câu 21: Khi dự thi vào các nhà trường Công an, nếu không trúng tuyển, thí sinh có quyền lợi gì? A. Được lấy kết quả thi để xét duyệt vào các trường đại học, cao đẳng khối dân sự theo quy định B. Không được lấy kết quả thi tuyển để xét duyệt vào các trường đại học, cao đẳng khối dân sự C. Được lấy kết quả thi tuyển để xét duyệt vào các trường sĩ quan quân đội D. Được bảo lưu kết quả thi tuyển để xét duyệt vào năm sau Câu 22: Khi dự thi vào các nhà trường Công an, nếu không trúng tuyển, thí sinh được sử dụng kết quả thi tuyển vào việc gì? A. Được lấy kết quả thi tuyển để đăng kí xét NV2, NV3 B. Bảo lưu kết quả thi để xét duyệt vào các trường đó ở năm sau C. Được lấy kết quả thi để xét duyệt vào các trường sĩ quan quân đội
  3. D. Không được sử dụng kết quả thi tuyển để đăng kí NV2, NV3 Câu 23: Học viên Học viện Cảnh sát nhân dân thuộc lực lượng nào của Công an nhân dân? A. Lực lượng Cảnh sát B. Lực lượng cơ động C. Lực lượng đặc biệt D. Lực lượng An ninh Câu 24: Khi tuyển chọn học sinh, sinh viên để đào tạo, bổ sung vào Công an, có tiêu chuẩn ưu tiên nào? A. Tốt nghiệp Xuất sắc ở các học viện nhà trường dân sự, có đủ điều kiện B. Tốt nghiệp Khá ở các học viện nhà trường dân sự, có đủ điều kiện C. Tốt nghiệp Giỏi ở các học viện nhà trường dân sự, có đủ điều kiện D. Đã tốt nghiệp ở các học viện nhà trường dân sự Câu 25: Đối tượng tuyển sinh Công an nhân dân có nữ thanh niên tham gia thi tuyển không? A. Có B. Không có C. Có, nhưng hạn chế số lượng D. Có ở thời bình Câu 26: Học viên sau khi tốt nghiệp tại các nhà trường Công an được Bộ Công an sử dụng điều động công tác không? A. Chấp hành sự phân công công tác của Bộ Công an B. Tốt nghiệp loại Giỏi mới được phân công công tác C. Nhận công tác tại Bộ Công an D. Nhận công tác tại các trường đại học dân sự Câu 27: Yêu cầu về văn hóa với đối tượng tham gia tuyển sinh vào các nhà trường Công an như thế nào? A. Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc trung học phổ thông B. Tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc đang học trung học phổ thông C. Tốt nghiệp đại học, cao đẳng D. Tốt nghiệp các trường quân sự E. tiêu có vòng tính điểm Câu 28: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở nước ta nhằm mục đích gì? A. Sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. B. Sẵn sàng đánh bại "thù trong giặc ngoài" chống phá cách mạng nước ta. C. Sẵn sàng đánh bại thủ đoạn tạo dựng, tập hợp lực lượng của kẻ thù. D. Sẵn sàng đánh bại lực lượng trong và ngoài nước của các thế lực phản động. Câu 29: Một trong những đặc điểm của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là: A. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của dân, do dân và vì dân. B. Lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân làm nòng cốt. C. Quốc phòng phát triển theo hướng độc lập, tự cường và hiện đại. D. Nền quốc phòng Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm nòng cốt Câu 30: Một trong những đặc điểm của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân là: A. Được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại B. Lấy quân đội nhân dân làm nòng cốt trong xây dựng. C. Nền an ninh nhân dân hỗ trợ cho nền quốc phòng toàn dân. D. Được xây dựng dựa vào vũ khí và phương tiện hiện đại. Câu 31: Một trong những tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là: A. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. B. Kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân. C. Kết hợp phân vùng kinh tế với phân vùng chiến lược quốc phòng, an ninh. D. Xây dựng quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Câu 32: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân gồm có những tiềm lực gì? A. Chính trị tinh thần; kinh tế; khoa học công nghệ; quân sự B. Chính trị tinh thần; kinh tế; khoa học quân sự; quốc phòng C. Chính trị tư tưởng; quân sự; khoa học; quốc phòng, an ninh D. Tinh thần; kinh tế; khoa học; quốc phòng, an ninh
  4. Câu 33: Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là gì? A. Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. B. Làm tốt công tác quốc phòng, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh. C. Làm tốt công tác giáo dục quốc phòng và chấp hành tốt chính sách quân sự. D. Làm tốt công tác quốc phòng an ninh và chấp hành tốt chính sách của Đảng. Câu 34:Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là gì? A. Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ. B. Xây dựng tiềm lực nền công nghiệp hiện đại. C. Xây dựng công nghiệp hóa nông nghiệp. D. Xây dựng công nghiệp hóa quốc phòng. Câu 35: Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là gì? A. Xây dựng tình yêu quê hương đất nước, niềm tin đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN. B. Xây dựng nguồn sức mạnh tinh thần của nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. C. Gắn phát triển nền văn hóa truyền thống với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh D. Xây dựng tốt về tinh thần chiến đấu cho các lực lượng vũ trang nhân dân. Câu 36: Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân? A. Xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng an ninh. B. Xây dựng và huy động vật chất, tài chính của nhân dân cho quốc phòng. C. Xây dựng tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc cho quân đội. D. Xây dựng quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Câu 37: Một trong những đặc điểm của nền quốc phòng toàn dân và an ninh A. Có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng. B. Nền an ninh nhân dân phụ thuộc vào nền quốc phòng toàn dân. C. Sức mạnh dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh. D. Được xây dựng để chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Câu 38: Mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân của nước ta là gì? A. Giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN. B. Tạo sức mạnh tổng lực về chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, văn hoá, xã hội cho đất nước. C. Tạo thế trận chủ động cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. D. Bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của công dân. Câu 39: Mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hiện A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. B. Để đất nước không bị các nước khác trong khu vực xâm lược. C. Thực hiện thắng lợi công cuộc hiện đại hóa đất nước. D. Bảo vệ quốc gia, dân tộc trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Câu 40: Nội dung xây dựng thế trận của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân gì? A. Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vững chắc. B. Xây dựng khối đại đoàn kết vững mạnh để bảo đảm công tác quốc phòng. C. Tổ chức, bố trí lực lượng nhân dân bảo vệ Tổ quốc. D. Phân vùng chiến lược về dân cư ở từng địa phương. Câu 41: Tiềm lực chính trị tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là gì? A. Là khả năng về chính trị, tinh thần có thể huy động nhằm tạo thành sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng B. Là chính trị, tinh thần của toàn xã hội trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. C. Là khả năng về chính trị tinh thần của nhân dân trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. D. Là khả năng về chính trị tinh thần được phát huy trong chiến đấu của lực lượng vũ trang. Câu 42: Tiềm lực chính trị, tinh thần trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân có vị trí như thế nào? A. Là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh quốc phòng, an ninh. B. Là yếu tố chủ yếu tạo nên sức mạnh quân sự của nhà nước. C. Là nhân tố quyết định tới sức mạnh quân sự của quốc phòng. D. Là nhân tố bảo đảm cho sức mạnh quốc phòng toàn dân. Câu 43: Một nội dung của khái niệm quốc phòng là: A. Công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp. B. Xây dựng các lực lượng an ninh vững mạnh.
  5. C. Toàn dân tham gia bảo vệ tổ quốc. D. Huy động khả năng chiến đấu chống kẻ thù xâm lược của nhân dân. Câu 44: Trong nội dung xây dựng tiềm lực QPTD, an ninh nhân dân, tiềm lực kinh tế có vị trí gì? A. Là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác và nến quốc phòng, an ninh. B. Là tiềm lực quyết định sức mạnh của nền quốc phòng, an ninh. C. Là cơ sở vật chất trang bị chủ yếu cho nền quốc phòng hiện đại. D. Là cơ sở vật chất bảo đảm cho xây dựng quân đội mạnh. Câu 45: Vì sao phải kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân? A. Các thế lực thù địch trong nước và ngoài nước tìm mọi cách để câu kết với nhau chống phá cách mạng nước ta. B. Vì kẻ thù luôn có âm mưu chống phá quyết liệt và xâm lược nước ta. C. Do các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá cách mạng nước ta. D. Các thế lực thù địch chống phá ta toàn diện trên tất cả các mặt. Câu 46: Bảo vệ an ninh quốc gia là gì? A. Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia B. Là phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia C. Là phòng ngừa, phát hiện, làm thất bại hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia D. Là đấu tranh làm thất bại hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia Câu 47: Một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là gì? A. Bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc B. Bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ biển đảo Tổ quốc C. Bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc D. Bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Câu 48: Một trong những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia là gì? A. Bảo vệ an ninh thông tin B. Bảo vệ các đường dây thông tin C. Bảo đảm thông tin thông suốt D. Bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác Câu 49: Nội dung Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ có vị trí như thế nào? A. Trọng yếu hàng đầu, thường xuyên và cấp bách hiện nay B. Là việc làm thường xuyên của mỗi quốc gia, dân tộc C. Là việc làm vô cùng cần thiết hiện nay của đất nước D. Trọng yếu hàng đầu khi đất nước có chiến tranh Câu 50: Lựa chọn nào sau đây không phải là nội dung Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ? A. Phải quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân. B. Gữi gìn sự trong sạch, vững mạnh của các tổ chức Đảng, Nhà nước C. Bảo vệ chế độ chính trị, Đảng, Nhà nước D. Bảo vệ cơ quan và những người Việt Nam đang học tập và làm việc tại nước ngoài Câu 51: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh dân tộc là: A. Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc B. Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng giữa các dân tộc C. Bảo vệ quyền bình đẳng của từng dân tộc D. Bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ giữa các dân tộc với nhau Câu 52: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh biên giới là: A. Chống các hành vi xâm phạm chủ quyền biên giới quốc gia B. Chống các hành động xâm phạm, vượt biên giới quốc gia C. Chống các hành động xâm nhập biên giới quốc gia D. Kiên quyết trấn áp các hành động xâm nhập đường biên giới quốc gia Câu 53: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh biên giới là: A. Bảo vệ nền an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, trên đất liền, trên biển B. Bảo vệ nền an ninh, trật tự ở trên biển C. Bảo vệ nền an ninh, trật tự chủ yếu ở khu vực trên đất liền D. Bảo vệ trật tự ở khu vực biên giới, chợ biên giới Câu 54: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh thông tin là: A. Chống làm lộ, lọt những thông tin bí mật của Nhà nước B. Bảo đảm kịp thời thông tin của Nhà nước đến nhân dân C. Xây dựng hệ thống thông tin an toàn
  6. D. Chống mọi hành động phá hoại đường dây thông tin Câu 55: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh thông tin là: A. Ngăn chặn các hoạt động khai thác thông tin trái phép B. Phát hiện các hoạt động khai thác thông tin trái phép C. Cấm các hoạt động khai thác thông tin D. Xử lí, ngăn chặn các hoạt động khai thác thông tin Câu 56: Bảo vệ an ninh Tổ quốc là: A. Nhiệm vụ của toàn xã hội, trách nhiệm của mọi công dân B. Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, trách nhiệm của quân đội C. Nhiệm vụ của lực lượng công an, trách nhiệm của công an D. Nhiệm vụ của toàn Đảng, trách nhiệm của toàn xã hội Câu 57: Trách nhiệm của học sinh với bảo vệ an ninh tổ quốc? A. Tích cực học tập nâng cao kiến thức về Hiến pháp, pháp luật B. Tích cực học tập nâng cao chất lượng về quốc phòng, an ninh C. Tích cực học tập, tham gia xây dựng sự nghiệp quốc phòng D. Tích cực cùng công an bảo vệ Hiến pháp, pháp luật Câu 58: Trách nhiệm của học sinh với bảo vệ an ninh tổ quốc? A. Tích cực học tập để hiếu được những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia B. Tích cực tham gia phong trào đến ơn, đáp nghĩa của địa phương C. Tham gia phong trào toàn dân xây dựng nếp sống văn hóa D. Tích cực tham gia phong trào vì môi trường xanh, sạch, đẹp Câu 59: Trách nhiệm của học sinh với bảo vệ an ninh tổ quốc? A. Tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc B. Tham gia phong trào hiến máu nhân đạo C. Tham gia phong trào thi đua dạy hay, học giỏi của nhà trường D. Tích cực cùng lực lượng an ninh tuần tra giữ gìn an ninh, trật tự Câu 60: Với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc, học sinh phải làm tốt nội dung gì? A. Thực hiện tốt phương châm “3 không” B. Thực hiện tốt phương châm “1 không” C. Thực hiện tốt phương châm “2 không” D. Thực hiện tốt phương châm “4 không” Câu 61: Với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc, học sinh phải làm tốt một trong những nội dung nào sau đây? A. Không xem, đọc, lưu truyền các văn hóa phẩm phản động, đồi trụy B. Xem nhưng không lưu truyền các sản phẩm văn hóa nước ngoài C. Đọc nhưng không lưu giữ các tác phẩm văn hóa nước ngoài D. Nói không với tất cả các sản phẩm văn hóa nước ngoài Câu 62: Với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc, học sinh phải làm tốt một trong những nội dung nào sau đây? A. Không xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước B. Chấp hành tốt đường lối, chính sách về quốc phòng, an ninh C. Tham gia tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước D. Tuyên truyền, vận động học sinh chấp hành quy định của nhà trường Câu 63: Với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc, học sinh phải làm tốt nội dung nào? A. Không truy cập các Website chứa các nội dung không lành mạnh, phản động B. Không truy cập các Website chứa các nội dung của nước ngoài C. Không truy cập các Website chứa các nội dung không chính thống trong nước D. Không truy cập tất các Website hiện có trên mạng Câu 64: Với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc, học sinh phải làm tốt nội dung nào? A. Chủ động đề phòng không để bị kẻ xấu kích động, lôi kéo vào việc xấu B. Kịp thời trấn áp kẻ xấu khi bị kích động, lôi kéo vào việc xấu C. Tấn công kiên quyết khi bị kẻ xấu kích động, lôi kéo vào việc xấu D. Chủ động truy bắt khi bị kẻ xấu kích động, lôi kéo vào việc xấu Câu 65: Với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc, học sinh phải làm tốt nội dung nào? A. Tham gia công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội của nhà trường B. Nòng cốt trong công tác chống tội phạm, tệ nạn xã hội của nhà trường C. Tấn công kiên quyết nếu xuất hiện tội phạm trong nhà trường
  7. D. Tấn công kiên quyết nếu xuất hiện tệ nạn xã hội trong nhà trường Câu 66: Với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc, học sinh phải làm tốt nội dung nào? A. Động viên, gần gũi, giúp đỡ người lầm lỡ sa ngã để giúp họ tiến bộ B. Tốt nhất là cách li ngay với người lầm lỡ sa ngã để không bị lôi kéo C. Không được động viên người lầm lỡ sa ngã, vì sẽ làm cho họ bi quan D. Không nên gần gũi với người lầm lỡ sa ngã để không bị họ lôi kéo Câu 67: Với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc, học sinh phải làm tốt nội dung nào? A.Cảnh giác, tích cực phòng ngừa những âm mưu, thủ đoạn phá hoại cách mạng của các thế lực thù địch B. Tích cực chống phá âm mưu phá hoại cách mạng của các thế lực thù địch C. Kiên quyết tấn công các thế lực thù địch có âm mưu, thủ đoạn phá hoại cách mạng D. Cảnh giác với các thế lực thù địch và thủ đoạn phá hoại cách mạng của chúng Câu 68: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh dân tộc là: A. Ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc để xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội B. Phát hiện các hoạt động xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội C. Phải kiên quyết đấu tranh với các hoạt động xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội D. Chú ý đề phòng với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc để xâm phạm đến an ninh quốc gia Câu 69: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh tôn giáo là: A. Thực hiện đoàn kết, bình đẳng giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các tôn giáo B. Thực hiện đoàn kết, bình đẳng giúp đỡ nhau giữa các dân tộc có tôn giáo C. Thực hiện giúp đỡ nhau giữa các tôn giáo D. Thực hiện đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc Câu 70: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh tôn giáo là: A. Đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân B. Đảm bảo chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế đến với nhân dân C. Đảm bảo các hoạt động tín ngưỡng một cách bình đẳng giữa các dân tộc D. Đảm bảo chính sách tự do bình đẳng của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân Câu 71: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh tôn giáo: A. Đấu tranh với các đối tượng, thế lực lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng B. Kịp thời đấu tranh với các đối tượng, thế lực chống phá cách mạng C. Đấu tranh kiên quyết với các âm mưu chống phá cách mạng D. Nhanh chóng phát hiện các đối tượng, thế lực lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Câu 72: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh kinh tế là: A. Bảo vệ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN B. Bảo vệ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN C. Bảo vệ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần D. Bảo vệ sự phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN Câu 73: “Ngày Hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” là ngày nào trong năm? A. 19/8 B. 30/4 C. 22/12 D. 19/12 Câu 74: Nội dung nào sau đây không có trong khái niệm về sĩ quan, hạ sĩ quan Công an? A. Hạ sĩ quan chuyên nghiệp B. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ C. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật D. Sĩ quan nghiệp vụ Câu 75: Trong lực lượng Công an nhân dân có Công nhân, viên chức không? A. Có B. Có khi cần thiết C. Có trong thời bình D. Có trong thời chiến Câu 76: Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam gồm có: A. Lực lượng An ninh nhân dân và Cảnh sát nhân dân B. Lực lượng An ninh kinh tế và An ninh nhân dân địa phương C. Lực lượng dân phòng và Cảnh sát nhân dân D. Lực lượng An ninh nhân dân và Cảnh sát cơ động
  8. Câu 77: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân? A. Dưới sự thống nhất quản lí của Chính phủ B. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thủ tướng C. Dưới sự thống lĩnh của Chủ tịch nước D. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiệp về mọi mặt Câu 78: Trong hệ thống tổ chức của Công an nhân dân có: A. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương B. Công an xóm, tổ dân phố, xã, phường C. Công an trung ương, tỉnh, xã và thôn D. Công an trung ương, thành phố trực thuộc Trung ương Câu 79: Cấp bậc nào đưới đây không có trong hệ thống cấp bậc của Công an nhân dân? A. Chuẩn tướng, Chuẩn tá B. Thượng tướng, Thượng tá C. Đại tướng, Đại tá D. Đại uý, Thượng úy Câu 80: Người chỉ huy trong Công an nhân dân là: A. Bộ trưởng Bộ Công an B. Tổng Cục trưởng Công an C. Thứ trưởng Bộ Công an D. Thượng tướng Công an Câu 81: Một trong những đối tượng nào sau đây được ưu tiên tuyển chọn vào Công an nhân dân? A. Sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc ở các học viện, trường đại học, cao đẳng B. Học sinh tốt nghiệp xuất sắc ở các trường Trung học cơ sở C. Học sinh tốt nghiệp xuất sắc ở các trường Trung học phổ thông D. Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở các học viện, trường đại học, cao đẳng tại nước ngoài Câu 82: Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không gồm nội dung nào sau đây? A. Luôn luôn sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù xâm lược B. Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của dân, vì dân phục vụ C. Luôn rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt D. Rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỉ luật và thể lực Câu 83: Một trong những trách nhiệm của học sinh với Luật Công an nhân dân là gì? A. Hiểu sâu những nội dung của Luật Công an nhân dân B. Hiểu được những nội dung cơ bản của Luật Công an nhân dân C. Thường xuyên đăng kí tham gia lực lượng Công an D. Hàng năm, tham gia dự tuyển đào tạo để trở thành sĩ quan Công an Câu 84: Một trong những chức năng của Công an nhân dân Việt Nam là: A. Tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội B. Tham mưu cho địa phương về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội C. Tham mưu cho Bộ, ngành về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội D. Tham mưu cho nhân dân về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội Câu 85: Một nội dung của khái niệm về sĩ quan là gì? A. Tất cả quân nhân phục vụ trong LLVT nhân dân Việt Nam B. Là quân nhân phục vụ trong LLVT có quân hàm cấp úy trở lên C. Quân nhân phục vụ trong LLVT có quân hàm cấp tá trở lên D. Quân nhân phục vụ trong LLVT có quân hàm Hạ sĩ quan trở lên Câu 86: Ngày tháng nào là ngày Quốc phòng toàn dân? A. 22 -12 B. 19 -12 C. 20 -12 D. 21 -12 Câu 87: Một quân nhân khi là sĩ quan dự bị thì đăng kí ở đâu và được quản lí như thế nào? A. Đăng kí , quản lí tại địa phương B. Đăng kí , quản lí tại một đơn vị quân đội C. Đăng kí , quản lí tại trung ương D. Đăng kí , quản lí tại cơ quan làm việc Câu 88: Sĩ quan tại ngũ được hiểu như thế nào?
  9. A. Gồm những sĩ quan đang phục vụ trong quân đội hoặc biệt phái công tác B. Là những sĩ quan từng phục vụ trong quân đội nay đã về hưu C. Là những quân nhân phục vụ trong quân đội hoặc đã về hưu D. Là những sĩ quan đang công tác ở các đơn vị chiến đấu của quân đội Câu 89: Nội dung nào sai về cơ chế lãnh đạo, chỉ huy và quản lí đội ngũ sĩ quan? A. Nhà nước thống nhất chỉ huy và quản lí trực tiếp B. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ huy, quản lí trực tiếp C. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt D. Sự quản lí thống nhất của Chinh phủ Câu 90: Một trong những nguồn bổ sung cho sĩ quan tại ngũ của quân đội từ đâu? A. Sĩ quan dự bị B. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam C. Dân quân tự vệ D. Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Câu 91: Sĩ quan quân đội có mấy nhóm ngành và những ngành nào? A. 4 nhóm ngành chính: Sĩ quan chỉ huy, sĩ quan chính trị, sĩ quan Hậu cần, sĩ quan kĩ thuật và một ngành khác B. 2 nhóm ngành chính: Sĩ quan quân sự - chính trị, sĩ quan Hậu cần - kĩ thuật và một ngành khác C. 3 nhóm ngành chính: Sĩ quan chỉ huy, sĩ quan chính trị, sĩ quan Hậu cần và một ngành khác D. 2 nhóm ngành chính: Sĩ quan chỉ huy, sĩ quan chính trị và một ngành khác Câu 92: Sĩ quan có chức vụ là Sư đoàn trưởng thuộc nhóm ngành nào của sĩ quan? A. Sĩ quan chỉ huy B. Sĩ quan chính trị C. Sĩ quan hậu cần D. Sĩ quan kĩ thuật Câu 93: Sĩ quan có chức vụ là Chính ủy Sư đoàn thuộc nhóm ngành nào của sĩ quan? A. Sĩ quan chính trị B. Sĩ quan hậu cần C. Sĩ quan kĩ thuật D. Sĩ quan chỉ huy Câu 94: Nội dung nào sau đây không phải là nghĩa vụ của sĩ quan quân đội? A. Luôn chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của mọi người B. Sẵn sàng chiến đấu hi sinh bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN C. Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, giữ gìn bí mật quốc gia, quân sự D. Luôn chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho bộ đội Câu 95: Một trong những trách nhiệm của sĩ quan quân đội là gì? A. Thực hiện tốt nhiệm vụ ngoài chức trách được giao B. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên và cấp dưới thuộc quyền về các mệnh lệnh của mình C. Tổ chức thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao D. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lí đơn vị, làm việc theo chức trách được giao Câu 96: Chức vụ sĩ quan cao nhất đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị của các cấp trong quân đội gọi là gì? A. Chính trị viên, Chính ủy, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị B. Cán bộ chính trị, Đảng viên, Đoàn viên thanh niên C. Chính ủy, Chính trị viên, Đảng viên D. Chỉ huy Chính trị, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Câu 97: Nội dung nào sau đây không đúng với vị trí, chức năng sĩ quan? A. Là lực lượng trực tiếp đảm nhiệm chỉ huy chiến đấu B. Là lực lượng nòng cốt của quân đội C. Là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội D. Thường đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy Câu 98: Chức vụ chỉ huy cao nhất của Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN là gì? A. Tổng Tham mưu trưởng B. Tổng Tư lệnh C. Tổng Quân ủy quân đội D. Tư lệnh Bộ Tổng Tham mưu Câu 99: Chức vụ cao nhất của Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện là gì?
  10. A. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự B. Chỉ huy trưởng Bộ đội huyện C. Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự D. Chỉ huy trưởng Quân sự huyện Câu 100: Người chỉ huy có chức vụ cao nhất của Quân chủng hải quân, QĐNDVN là gì? A. Chuẩn Đô đốc B. Phó Tư lệnh Hải quân C. Đô đốc Hải quân D. Phó Đô đốc Hải quân