Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Kim (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 3980
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Kim (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017_t.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Kim (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TP VINH KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS NGHI KIM HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (3 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.” (“Bài học đầu cho con” – Đỗ Trung Quân) a. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên. b. Chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. c. Viết đoạn văn (không quá 15 dòng) cảm nhận về đoạn thơ trên. Câu 2: (7 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM: Câu 1: (3 điểm) a. PTBĐ chính trong đoạn thơ: biểu cảm. (0,5 đ) b. - Biện pháp tu từ: + So sánh ở hình ảnh: “Quê hương mỗi người chỉ một – Như là chỉ một mẹ thôi” (HS có thể chỉ là: quê hương như là mẹ) (0,5đ) + Điệp từ: “chỉ”, “một” (0,5đ) - Tác dụng (HS có thể nói gộp tác dụng của cả hai biện pháp tu từ trên): nhấn mạnh, khẳng định quê hương gần gũi, thân thuộc, quan trọng với mỗi người như chính người mẹ của mình. Do đó phải biết yêu quê hương. (0,5đ) c. Viết đoạn văn (1 đ). Yêu cầu: - Hình thức: đúng hình thức của một đoạn văn, độ dài không quá 15 dòng. - Nội dung: HS trình bày được cảm nhận về đoạn thơ với nội dung cơ bản sau: + Quê hương gắn bó, thân thuộc với mỗi người như người mẹ. + Mỗi người phải biết nhớ, yêu quê hương bởi quê hương là cội nguồn, đã nuôi dưỡng ta lớn khôn. 1
  2. + Đoạn thơ bộc lộc tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ và đó cũng là bức thông điệp nhắc nhở mọi người. GV căn cứ bài làm của HS để cho điểm. Câu 2: (7 điểm) Yêu cầu: - Kiểu bài: nghị luận văn học. - Nội dung: phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong tình huống nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. - Bài làm của HS có bố cục 3 phần rõ ràng với các ý cơ bản sau: * Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật, vấn đề nghị luận. * Thân bài: - Ý 1: Giới thiệu chung về nhân vật ông Hai và tình huống: + Ông Hai là người dân làng chợ Dầu, ông rất yêu làng. + Do chiến tranh, gia đình ông phải đi tản cư. Xa làng, ông rất nhớ làng, mong được về làng. + Tại nơi ở mới, ông nghe được tin làng chợ Dầu theo giặc. - Ý 2: Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai: + Khi vừa nghe tin, ông bàng hoàng, sửng sốt đến chết lặng đi. Rồi ông cố trấn tĩnh lại để hỏi với hi vọng mình nghe nhầm. + Nghe rõ lời khẳng định của người đàn bà tản cư, ông thất vọng, đau đớn, tủi hổ, đánh trống lảng rồi cúi gằm mặt xuống đi về. + Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nước mắt giàn dụa. Nhìn lũ con, ông tủi thân thương xót cho chúng. + Mấy ngày sau, ông không dám đi đâu, luôn nơm nớp lo sợ, nhất là khi mụ chủ nhà có tiếng đuổi gia đình ông đi. + Lúc này, trong ông diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt để trả lời câu hỏi: “Hay là quay về làng?”. Rồi ông đã lựa chọn dứt khoát: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” Đó là một nhận thức đúng đắn, tiến bộ của người nông dân: tình yêu nước, yêu kháng chiến còn lớn hơn, bao trùm và chi phối cả tình yêu làng. + Ông đã trút lòng mình vào lời thủ thỉ với con. Đó cũng là để khẳng định cho tấm lòng của ông, thủy chung với cách mạng: “Chết thì chết, có bao giờ đơn sai”. - Đánh giá về nghệ thuật: + Xây dựng tình huống truyện độc đáo. + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc. * Kết bài: Qua tình huống đó, ta cảm nhận được tấm lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai. Đó cũng là vẻ đẹp của người nông dân trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, luôn đặt tình cảm chung lên tình cảm riêng tư, quyền lợi dân tộc lên tình cảm cá nhân. Biểu điểm: - Điểm 6 – 7: Bài làm có bố cục 3 phần rõ ràng, đầy đủ các ý, phân tích sâu sắc, diễn đạt trôi chảy. - Điểm 4 – 5: Bài làm có bố cục 3 phần rõ ràng, đầy đủ các ý chính, phân tích có thể chưa sâu hoặc còn vài lỗi diễn đạt. 2
  3. - Điểm 2 – 3: Bài làm có bố cục 3 phần rõ ràng, nội dung đạt được 1/3 các ý trên, còn lỗi diễn đạt. - Điểm 1 – 2: Bố cục chưa rõ ràng, ý còn quá sơ sài, lỗi diễn đạt nhiều. - HS viết được phần Mở bài hoặc kết bài khá tốt có thể cho 0,5 điểm mỗi phần. - Các điểm khác, GV chấm linh hoạt. Duyệt của CM Người ra đề Bùi Thị Ngân 3