Đề khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8.docx
Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8
- PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI oOo Môn: Sinh học 8 Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề) (Đề này gồm 01 trang) Câu 1.(2 điểm) a, Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa? b, Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa? Câu 2.(1 điểm) Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu. Câu 3.( 1 điểm) a) Thực chất của quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở đâu? b) Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá với dị hoá? Câu 4.(2 điểm) Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15 gam/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi a. Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu ml ô xi trong máu b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? Vì sao c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? vì sao? Câu 5.(1,5 điểm) Một học sinh độ tuổi THCS nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2200 kcalo, trong số năng lượng đó prôtêin chiếm 19%, lipit chiếm 13% còn lại là gluxit. Tính tổng số gam prôtêin, lipit, gluxit cung cấp cho cơ thể trong một ngày. Biết rằng: 1gam prôtêin ô xi hóa hoàn toàn, giải phóng 4,1 kcal, 1 gam lipit 9,3 kcal, 1 gam gluxit 4,3 kcal. Câu 6. (1,5 điểm) a.Tại sao thức ăn tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt với lượng nhỏ ? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này ? b.Hãy giải thích vì sao tế bào hồng cầu ở người không có nhân còn tế bào bạch cầu thì có nhân? 1
- Đề 2 PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 120 phút Đề thi này gồm 01 trang Câu 1. (2,0 điểm) a) Các hệ cơ quan: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết có mối liên hệ về chức năng với nhau như thế nào trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa? b) Những đặc điểm nào trong thành phần hoá học và cấu trúc của xương bảo đảm cho xương có độ vững chắc cao mà lại tương đối nhẹ? Câu 2. (2,0 điểm) a) Lấy lòng trắng của một quả trứng gà hòa với 500 ml nước, khuấy đều và đun nóng ở 90oC, sau đó lọc ta thu được dung dịch vởn lòng trắng trứng, đổ vào 4 ống nghiệm, mỗi ống 2ml. Cho thêm vào ống nghiệm 1; 3: mỗi ống 1ml dung dịch enzim pepsin. Cho vào ống nghiệm 2: 1ml dung dịch enzim pepsin đã đun sôi. Thêm vào các ống nghiệm 2; 3; 4: mỗi ống 3 giọt dung dịch HCl loãng. Đặt cả 4 ống nghiệm trên vào cốc nước ấm 35 - 37oC trong 15 – 20 phút. Hỏi ở ống nghiệm nào vởn lòng trắng trứng bị biến đổi làm cho dung dịch trở nên trong? Giải thích? Mục đích của thí nghiệm trên là gì? Qua thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì? b) Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút thưa hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì? Có thể giải thích điều này thế nào khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu oxi của cơ thể vẫn được đảm bảo? Câu 3. (1,5 điểm) a) Khi gặp người bị đuối nước vừa bị gián đoạn hô hấp, để cấp cứu nạn nhân theo em cần tiến hành những bước nào? b) Nêu đặc điểm cấu tạo của động mạch và tĩnh mạch máu ở người? Tại sao khi tiêm thuốc kháng sinh, bác sĩ thường tiêm vào tĩnh mạch mà không tiêm vào động mạch của bệnh nhân? Câu 4. (1,5 điểm) a) Mỗi ngày, trung bình ở một người trưởng thành có khoảng 170 lít nước tiểu đầu được tạo ra. Biết tỉ lệ % giữa lượng huyết tương lọt qua màng lọc của tất cả các cầu thận so với lượng huyết tương qua 2 thận trong mỗi phút chiếm khoảng 21%. Hỏi lượng huyết tương qua 2 thận trung bình trong 5 giờ của một người trưởng thành là bao nhiêu? b) Khi em chạy nhịp tim và nhịp thở của em thay đổi như thế nào so với trước khi chạy? Hãy giải thích cơ chế. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 2
- Đề: 3 Câu 1 (1,0 điểm). Xương lớn lên về bề ngang và xương dài ra là do đâu? Khi ta làm việc quá sức và kéo dài dẫn tới hiện tượng gì? Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đó? Câu 2 (1,0 điểm). Iốt là thành phần của hoocmôn nào trong cơ thể người? Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày thì sẽ dẫn đến hậu quả gì đối với con người? Câu 3 (1,5 điểm). Người ta đã làm 4 thí nghiệm để xem vai trò và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động của enzim như bảng sau: Thí nghiệm Vật liệu Nhiệt độ pH 1 Enzim amilaza Hồ tinh bột 370C 7,2 2 Enzim amilaza đã đun sôi Hồ tinh bột 370C 7,2 3 Enzim amilaza Hồ tinh bột 370C 2 4 Enzim pepsin Lòng trắng trứng 370C 2 Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm trên. Giải thích? Qua 4 thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì về hoạt động của enzim. (biết rằng, lòng trắng trứng là loại thực phẩm giàu Prôtêin). Câu 4 (2,5 điểm). Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng cộng thêm việc lao động nặng nhọc dẫn đến chúng ta cảm thấy rất khát nước. a. Khi lao động nặng như vậy, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào? Lượng nước tiểu ở người ngày lao động nặng đó tăng hay giảm? Vì sao khi trời nóng ta nhanh khát nước hơn? b. Tuy nhiên, vào ngày thời tiết mát mẻ nhưng nếu ta ăn mặn hơn thường ngày thì ngày hôm đó ta vẫn khát nước nhanh hơn? Tại sao? Lượng nước tiểu ở người ngày hôm đó tăng hay giảm? c. Theo các bác sĩ khuyến cáo nếu ta thường xuyên ăn mặn sẽ dẫn đến bệnh lý về tim mạch. Theo em, ăn mặn thường xuyên có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch nào? Tại sao? d. Chính nhờ khuyến cáo đó của bác sĩ mà nhiều người đã từ bỏ thói quen ăn mặn để có thói quen tốt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Theo em, đó là kết quả của quá trình nào trong hoạt động thần kinh cấp cao ở người? Ý nhĩa của quá trình đó trong đời sống con người? Câu 5 (1,0 điểm). Trong một gia đình có 4 người thì có tới 3 người hút thuốc lá. Trong một lần đi khám sức khỏe định kỳ thì người phụ nữ duy nhất trong gia đình không hút thuốc lá đã bị kết luận bị bệnh ung thư do các chất độc hại có trong khói thuốc lá gây lên. Các chất độc hại đó là những chất nào? Người phụ nữ này bị bệnh ung thư gì? Theo y học ngày nay thì người phụ nữ này cũng được coi là một hình thức hút thuốc lá khi sống chung với người hút thuốc lá. Theo em, đó là hình thức hút thuốc lá chủ động hay thụ động? Vì sao? Câu 6 (1,0 điểm). Chức năng cơ bản của nơron là gì? Khi ta chạm tay vào vật nóng ta rụt tay lại. Để có được phản xạ đó đã có sự tham gia của những loại nơron nào? Cung phản xạ là gì? Một cung phản xạ gồm những yếu tố nào? Câu 7 (1,0 điểm). Tổng chiều dài của các mạch máu não trong cơ thể người dài tới 560km và mỗi phút não được cung cấp 750ml máu. Giả sử các mạch máu não có chiều dài bằng nhau và 1 mạch máu não dài 0,28m. Hãy cho biết: a. Mỗi ngày não được cung cấp bao nhiêu lít máu. b. Số mạch máu não là bao nhiêu? c. Mỗi mạch máu não trong 1 phút được cung cấp bao nhiêu ml máu? Câu 8 (1,0 điểm). Một người đàn ông nặng 65kg đi tham gia hiến máu nhân đạo. Theo quy định về hiến máu nhân đạo thì lượng máu cho không quá 1/10 lượng máu của cơ thể. a. Lượng máu trong cơ thể người đàn ông này là bao nhiêu lít? b. Lượng máu tối đa người đàn ông này có thể cho theo quy định hiến máu nhân đạo là bao nhiêu ml? 3
- c. Số lượng hồng cầu của người đàn ông này là bao nhiêu? Hồng cầu có màu đỏ là nhờ có chứa chất nào? Biết rằng ở nam giới có 80ml máu/kg cơ thể và mỗi ml máu có 4,5 triệu hồng cầu. Đề: 4 Câu 1 (2.0 điểm): Chứng minh tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể người ? Câu 2 (2.75 điểm): 1. Em hãy vẽ sơ đồ truyền máu, nêu các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi truyền máu cho bệnh nhân? 2. Anh Nam và anh Ba cùng đi tiếp máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Ba mà không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích? (Biết rằng anh Nam có nhóm máu A, anh Ba có nhóm máu B) Câu 3 (3.0 điểm): Giải thích những đặc điểm cấu tạo của tim phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm? Câu 4 (2.5 điểm): 1. Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra như thế nào? 2. Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên hàm lượng hêmôglôbin trong máu của họ thường cao hơn so với những người sống ở vùng đồng bằng? Câu 5 (2.5 điểm): 1. Trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng? 2. Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa? Câu 6 (3.0 điểm): 1. Phản xạ là gì? Phân biệt tính chất phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? 2. Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi ta động vào có phải là một phản xạ không? Hiện tượng đó có điểm gì giống và khác hiện tượng “khi chạm tay vào lửa ta rụt tay lại”? Câu 7 (1.25 điểm): Trình bày chức năng tuyến tụy? Tại sao nói tuyến tụy là tuyến pha? Câu 8 (3.0 điểm): Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong 1 ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian pha dãn chung bằng ½ chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 pha co tâm thất. Hỏi: a. Số lần mạch đập trong một phút? b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim? c. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung? Hết 4
- Đề: 5 C©u 1: ( 2,0 ®iÓm) So s¸nh cÊu t¹o tÕ bµo ®éng vËt vµ tÕ bµo thùc vËt. C©u 2: ( 3,0 ®iÓm) a) ChÊt dinh dìng ®îc hÊp thô tõ d¹ dµy vµ ruét chuyÓn vÒ nu«i c¸c bé phËn tay ph¶i cña ngêi ph¶i ®i qua nh÷ng c¬ quan nµo? b) ë løa tuæi häc sinh cã nªn uèng rîu bia hay kh«ng? V× sao ngêi say rîu khi ®Þnh bíc ®i mét bíc l¹i ph¶i bíc tiÕp theo mét bíc n÷a? C©u 3: ( 3,0 ®iÓm) MiÔn dÞch nh©n t¹o lµ g×? H·y nªu tõng lo¹i miÔn dÞch nh©n t¹o. T¹i sao con ngêi kh«ng miÔn dÞch ®îc víi vi rót HIV. H·y nªu c¸ch phßng chèng HIV. C©u 4: (4,0 ®iÓm) Tr×nh bµy cÊu t¹o cña tim ngêi phï hîp víi chøc n¨ng mµ nã ®¶m nhËn. C©u 5: ( 3,0 ®iÓm) a) Thùc chÊt cña qu¸ tr×nh trao ®æi chÊt vµ n¨ng lîng diÔn ra ë ®©u? b) Nªu mèi quan hÖ gi÷a ®ång ho¸ víi dÞ ho¸. C©u 6: ( 4,0 ®iÓm) Em h·y tr×nh bµy sù ®iÒu hoµ ho¹t ®éng cña c¸c tuyÕn néi tiÕt trong viÖc æn ®Þnh hµm lîng ®êng trong m¸u. C©u 7: (1,0 ®iÓm) T¹i sao nh÷ng ngêi lµm viÖc ë n¬i kh«ng khÝ cã nhiÒu khÝ cacbon «xit ( khÝ CO) l¹i bÞ ngé ®éc. 5
- Đề 6 a. Một bạn học sinh lớp 8 đã làm thí nghiệm để tìm hiểu thành phàn hóa học của xương: bạn ngâm một xương đùi ếch trưởng thành vào dung dịch HCl 10% trong thời gian là 20 phút, sau đó vớt ra uốn thử rồi đem xương đó đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Bằng kiến thức đã học em hãy nêu kêt quả thí nghiệm và giải thích hiện tượng? b. Tại sao xương người già dễ gãy và khi gãy lại chậm phục hồi? Câu 2 (1,0 điểm). Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15 gam/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ôxi a. Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu ml ôxi trong máu? b. Khi người đó sống ở vùng núi cao, độ cao 4000m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? vì sao? c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? vì sao? Câu 3 (2 điểm). Bảng dưới đây là kết quả đo thành phần của khí hít vào và thở ra của bạn Dũng học sinh lớp 8. O2 CO2 N2 Hơi nước Khi hít vào 20,96% 0,03% 79,01 ít Khi thở ra 16,04% 4,10% 79,50 Bão hòa a. Biết rằng số nhịp hô hấp của học sinh này là 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 480 ml. Hãy cho biết trong một ngày bạn học sinh này đã lấy từ môi trường bao nhiêu lít khí O2 và thải ra môi trường bao nhiêu lít khí CO2 qua con đường hô hấp? b. Trong khẩu phần ăn của Dũng gồm có: 350 gam gluxit, 100 gam lipit, 200 gam prôtêin và nhiều loại vitamin, muối khoáng khác. Em hãy cho biết khẩu phần của Dũng đã hợp lí chưa, giải thích rõ vì sao? Biết rằng hiệu suất hấp thụ đối với gluxit là 90%, đối với lipit là 80%, đối 6
- với prôtêin là 60% và “theo Viện dinh dưỡng, Bộ Y tế Việt Nam: nhu cầu dinh dưỡng của nam tuổi từ 13-15 khoảng 2500-2600kcal/ngày”. Câu 4 (1 điểm). Cho biết trị số huyết áp và vận tốc máu trong mạch như sau: Tên mạch máu Huyết áp (mmHg) Vận tốc máu (mm/s) Động mạch chủ 120-140 500-550 thương bạn Bắc ở động mạch tay. a. Em phải làm thế nào để băng bó vết thương cho bạn Bắc? b. Em hãy giải thích cho các bạn trên vết thương xảy ra quá trình, hiện tượng gì? Quá trình đó có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể? Phân biệt huyết tương huyết thanh trên vết thương đó? Câu 6 (1,5 điểm). a. Căn cứ vào đâu mà khẳng định ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? b. Cho tập hợp các chất có trong thức ăn gồm: Gluxit (tinh bột), lipit (mỡ), Prôtêin, Axit nuclêic, Vitamin, muối khoáng và nước. Em hãy cho biết các chất này được biến đổi hóa học như thế nào qua hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng, dạ dày và ruột non? Câu 7 (1,5 điểm). Vào ngày 23/03/2018 vụ cháy tại chung cư Carina Plaza đã làm 13 người chết, 48 người bị thương và gây thiệt hại nặng nề về tài sản ( nguồn vnexpress.net). Vụ cháy đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về ý thức con người trong việc phòng chữa cháy. a. Vụ cháy tại chung cư Carina Plaza có thể sinh ra những tác nhân chủ yếu nào gây hại cho hệ hô hấp, nêu tác hại chính của các tác nhân đó? b. Theo em những hành động cần thiết thường làm để thoát khỏi đám cháy là gì? Giải thích ý nghĩa của những hành động đó? Đề 7dêdđ Dd 7
- Đề: 7 Câu 1 (3,75 điểm) Phản xạ là gì? Hiện tượng tay chạm phải vật nóng thì rụt lại và hiện tượng chạm tay vào cây trinh nữ thì lá của nó cụp lại có phải là phản xạ không, giải thích? Câu 2 (1,5 điểm) Hãy nghiên cứu kỹ từng phát biểu dưới đây và cho biết phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai? (1) Khi cơ co thì tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh. (2) Xương gồm hai thành phần chính là cốt giao và muối khoáng. (3) Xương dài ra là nhờ sự phân chia của các tế bào ở lớp sụn đầu xương. (4) Khớp giữa xương cánh tay và xương cẳng tay là khớp động. (5) Cốt giao làm cho xương cứng rắn, chất khoáng làm cho xương mềm dẻo. (6) Xương của người già có tỉ lệ cốt giao/chất khoáng cao hơn xương ở trẻ em. Câu 3 (3,5 điểm) a) Huyết áp là gì? Hãy giải thích vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ nhưng máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch để trở về tim? b) Khi nghiên cứu hoạt động của tim ở một học sinh nữ lớp 8, các bác sĩ thấy: Tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 mililít (ml) máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít (l) máu, thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 thời gian của chu kì tim, thời gian pha nhĩ co bằng 1/3 thời gian pha thất co. Em hãy tính giúp các bác sĩ số chu kì tim trong một phút và thời gian diễn ra mỗi pha trong một chu kì tim của bạn học sinh nói trên. Câu 4 (2,25 điểm) a. Nhịp hô hấp là gì? Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào được thực hiện theo cơ chế nào? 8
- b. Tổng dung tích của phổi ở một người là 5400ml, khi thở ra gắng sức thì trong phổi vẫn còn 1000ml khí cặn.Thể tích khí bổ sung bằng 2400ml và gấp đôi thể tích dự trữ. Tính thể tích khí lưu thông? Câu 5 (1,25 điểm) a. Vai trò của gan trong quá trình tiêu hóa thức ăn? b. Cho các cơ quan và bộ phận trong ống tiêu hóa: dạ dày, thực quản, ruột già, họng, ruột non, miệng, hậu môn. Hãy sắp xếp các cơ quan trên theo đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa? Câu 6 (2,25 điểm) a. Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng? b. Trong ống tiêu hóa, thức ăn chứa Protein được biến đổi như thế nào? Câu 7 (3,0 điểm) a. Thân nhiệt là gì? Kể tên 2 cơ quan hoặc hệ cơ quan của cơ thể và hoạt động của chúng tham gia quá trình điều hòa thân nhiệt ở người? b. Phân biệt đồng hóa và dị hóa? Đề 8 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1. (3,5 điểm) a) Cho các cơ quan: Miệng, tim, gan, dạ dày, tủy sống, khí quản, phổi, não bộ, ruột non, mũi, túi mật. Hãy sắp xếp các cơ quan trên vào các hệ cơ quan tương ứng trong cơ thể? b) Các bộ phận khác nhau của tế bào thực hiện các chức năng khác nhau như giúp tế bào thực hiện trao đổi chất, thực hiện các hoạt động sống của tế bào, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Hãy cho biết bộ phận nào của tế bào thực hiện từng chức năng trên? c) Cho 5 yếu tố của một cung phản xạ là nơron trung gian, nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan phản ứng và cơ quan thụ cảm. - Hãy sắp xếp các yếu tố trên theo thứ tự đường đi của xung thần kinh đi trong một cung phản xạ? - Trên đối tượng là ếch đồng và có đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm cần thiết, em hãy thiết kế một thí nghiệm chứng minh: Một phản xạ chỉ xảy ra khi có đầy đủ 5 yếu tố của một cung phản xạ. Câu 2 (2,0 điểm) a) Xương có thành phần chính là cốt giao và muối khoáng. Người bị gãy, rạn xương thường là do sự va đập mạnh. Tuổi càng cao nguy cơ bị gãy xương càng tăng. Hãy cho biết: - Với thành phần hóa học như trên giúp cho xương có được những tính chất nào? - Vì sao tuổi càng cao nguy cơ bị gãy xương càng tăng? b) Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ thể không được cung cấp đủ ôxi nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ. Khi bị mỏi cơ cần làm gì để cơ hết mỏi? 9
- Câu 3 (2,5 điểm) a) Cho sơ đồ cấu tạo trong của tim như hình bên. Hãy xác định tên của các bộ phấn có đánh số trong hình. b) Trong một vụ tai nạn giao thông, Ông Bình bị mất rất nhiều máu và cần được tiếp máu. Hai con trai ông là Quang và An xin được cho máu. Bác sĩ tiến hành lấy mẫu máu để xét nghiệm xác định nhóm máu của cả 3 bố con ông Bình. Kết quả quan sát thấy, huyết thanh chuẩn chứa kháng thể α không gây kết dính cả ba mẫu máu, huyết thanh chuẩn chứa kháng thể β chỉ gây kết dính mẫu máu của anh Quang. Theo em, bác sĩ sẽ chọn ai trong số 2 người con để lấy máu truyền cho ông Bình? Vì sao? Câu 4 (2,0 điểm) Sử dụng đoạn thông tin sau để trả lời các câu hỏi có nội dung có liên quan ở phía dưới: - Ở người, trung bình có 75 ml máu/kg cơ thể, nữ giới là 70ml/kg và nam giới là 80ml/kg. Mỗi lần hiến máu có thể hiến tối đa khoảng 1/10 lượng máu cơ thể. Nhờ đó, có thể tính lượng máu gần đúng của mỗi cơ thể và số máu có thể lấy cho mỗi lần hiến. - Những người bị bệnh thiếu máu thường không phải do thiếu số lượng máu mà do thiếu số lượng hồng cầu trên đơn vị thể tích máu, làm cho khả năng trao đổi khí của máu kém đi. - Số lượng hồng cầu trung bình của người Việt Nam: + Nam giới : 4,4 – 4,6 triệu/ml máu. + Nữ giới : 4,1 – 4,3 triệu /ml máu. - Máu có màu đỏ là do hồng cầu. Hồng cầu có màu đỏ nhờ có chứa chất hêmôglôbin (Hb), còn gọi là huyết sắc tố. Một thành tố quan trọng tạo nên Hb là sắt. (Theo SGK sinh học 8 & Báo sức khỏe và đời sống) a) Vì sao những người thiếu máu được khuyến cáo uống viên sắt hoặc nên ăn các loại thực phẩm giàu sắt (thịt cá, gan, trứng, các loại đậu )? b) Một nam giới trưởng thành bình thường nặng 60 kg thì người đó có thể hiến tối đa bao nhiêu máu cho mỗi lần hiến máu? Câu 5 (2,5 điểm) a) Hô hấp là gì? Quá trình hô hấp bao gồm những giai đoạn chủ yếu nào? b) Bảng dưới đây là kết quả đo một số thành phần của khí hít vào và thở ra ở một người bình thường: O2 CO2 N2 Hơi nước Khí hít vào 20,96% 0,02% 79,02% Ít Khí thở ra 16,40% 4,10% 79,50% Bão hoà Giả sử người nói trên sống 80 tuổi và hô hấp bình thường là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 450 mililít (ml). Hãy tính: - Lượng khí O2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã lấy từ môi trường bằng con đường hô hấp. - Lượng khí CO2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã thải ra môi trường bằng con đường hô hấp. Câu 6 (3,0 điểm) a) Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột (1) đường mantôzơ(2) đường glucôzơ. Hãy cho biết: - Chặng (1) có thể được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của loại enzim nào? 10
- - Chặng (2) được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của enzim có trong những dịch tiêu hoá nào? b) Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo cho sự tiêu hóa có hiệu quả. 11