Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Sinh học Lớp 11 (Ban nâng cao) - Mã đề 130 - Trường THPT Lê Lợi

doc 2 trang thaodu 3330
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Sinh học Lớp 11 (Ban nâng cao) - Mã đề 130 - Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_11_ban_nang_ca.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Sinh học Lớp 11 (Ban nâng cao) - Mã đề 130 - Trường THPT Lê Lợi

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA 1 tiết Trường THPT Lê Lợi MÔN: SINH HỌC 11 Họ, tên thí sinh: Lớp: Mã đề thi: 130 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Câu 1: Vì sao trong thời kì mang thai không có trứng chín và rụng ? A. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết hoocmôn HCG ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên. B. Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra prôgestêron ức chế sự tiết FSH và LH của tuyến yên. C. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra prôgestêron ức chế sự tiết FSH và LH của tuyến yên. D. Khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra prôgestêrôn ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên. Câu 2: Ơstrôgen có vai trò A. tăng cường quá trình tổng hợp prôtein, do đó tăng cường sự ST của cơ thể. B. kích thích sự ST và phát triển các đặc điểm sinh phụ ở con cái. C. kích thích sự ST và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. D. kích thích chuyển hoá ở tế bào và ST, phát triển bình thường của cơ thể. Câu 3: Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự ST và phát triển của sinh vật ? A. Gia tăng sự phân bào để tạo nên các mô, các cơ quan. B. Làm tăng khả năng thích ứng của cơ thể với môi trường. C. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ. D. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể Câu 4: Tác dụng của phẫu thuật đình sản nam là A. ngăn cản sự làm tổ của phôi ở dạ con. B. ngăn cản tinh trùng vào dạ con. C. diệt tinh trùng. D. không tạo ra tinh trùng. Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không là mối quan hệ giữa ST và phát triển ở động vật ? A. Phát triển làm thay đổi ST B. Hai quá trình độc lập với nhau. C. ST là điều kiện của phát triển D. Là hai quá trình liên quan mật thiết, bổ sung cho nhau. Câu 6: ST và phát triển không qua biến thái là A. trường hợp con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác với con trưởng thành. B. trường hợp con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành. C. trường hợp con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. D. trường hợp con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự con trưởng thành, nhưng khác về sinh lí. Câu 7: Nếu thiếu tirôxin sẽ dẫn đến hậu quả gì đối với trẻ em ? A. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển. B. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ. C. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém D. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển. Câu 8: Quang chu kì là A. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm. B. thời gian chiếu sáng trong một ngày. C. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa. D. thời gian chiếu sáng bằng thời gian bóng tối trong một ngày. Câu 9: Hoocmôn ST (ST) có vai trò A. kích thích sự ST và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái. B. tăng cường quá trình tổng hợp prôtein, do đó kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, tăng cường sự ST của cơ thể. C. kích thích sự ST và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. D. kích thích sự chuyển hoá tế bào và ST, phát triển bình thường của cơ thể. Câu 10: Chu kì kinh nguyệt của người không chịu sự điều hòa bởi hoocmon: A. FSH B. ecđixơn C. prôgestêrôn D. ơstrôgen Câu 11: Biến thái là A. sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng B. sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng C. sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng D. sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng. Câu 12: Nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn nào trong quá trình phát sinh cá thể của người A. giai đoạn sơ sinh. B. giai đoạn trưởng thành. C. giai đoạn phôi thai. D. giai đoạn sau sơ sinh.
  2. Câu 13: Hoocmon sinh dục nam là A. testosteron. B. juvenin. C. ostrogen. D. progesteron. Câu 14: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm A. các quá trình liên quan mật thiết với nhau là ST và phân hoá tế bào. B. các quá trình liên quan mật thiết với nhau là ST và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể C. các quá trình liên quan mật thiết với nhau là phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. D. các quá trình liên quan mật thiết với nhau là ST, phân hoá tế bào, phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. Câu 15: ST và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là A. trường hợp ấu trùng có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành. B. trường hợp ấu trùng có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành. C. trường hợp ấu trùng có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành. D. trường hợp ấu trùng có các đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng rất khác về sinh lí. Câu 16: Tại sao nên xuất chuồng vật nuôi khi đạt khối lượng gần mức tối đa ? A. Tốc độ ST chậm. B. Tốc độ ST nhanh. C. Tốc độ ST bình thường. D. Vật nuôi còn lớn thêm Câu 17: Testostêrôn có vai trò A. kích thích sự ST và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái. B. kích thích sự chuyển hoá tế bào và ST, phát triển bình thường của cơ thể. C. kích thích sự ST và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. D. tăng cường quá trình tổng hợp prôtein, do đó kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào. Câu 18: Hoocmon điều hòa sự biến thái ở ếch là A. ecdixon và juvenin B. ecdixon. C. juvenin. D. tiroxin. Câu 19: Những động vật ST và phát triển qua biến thái hoàn toàn là A. cánh cam, bướm, muỗi. B. bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. C. cá chép, gà, thỏ, khỉ D. châu chấu, ếch, muỗi. Câu 20: Câu nào có nội dung không đúng A. ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cho cây ngày ngắn ra hoa, còn cây ngày dài vẫn ra hoa. B. ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cây ngày dài ra hoa, còn cây ngày ngắn vẫn ra hoa. C. cây ngày ngắn không ra hoa vào ngày dài. D. cây ngày dài không ra hoa vào ngày ngắn. Câu 21: Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi bao gồm A. tăng kích thước, khối lượng và cơ quan. B. lớn lên, ra hoa, tạo quả và hạt. C. ST, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái. D. ST, ra hoa, tạo quả. Câu 22: Những động vật nào sau đây phát triển không qua biến thái A. cánh cam, bọ rùa, bướm, muỗi. B. bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. C. bướm, ếch, muỗi. D. cá chép, gà, rắn, khỉ Câu 23: Tirôxin có tác dụng A. kích thích sự ST và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. B. tăng cường quá trình tổng hợp prôtein, do đó kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy tăng cường sự ST của cơ thể. C. kích thích sự ST và phát triênr các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái. D. kích thích chuyển hoá ở tế bào bào và ST, phát triển bình thường của cơ thể. Câu 24: Mối quan hệ giữa hai dạng phitôcrôm Pđ và Pđx như thế nào ? A. Hai dạng chuyển hóa cho nhau dưới tác dụng của ánh sáng. B. Chỉ có dạng Pđx chuyển hoá thành dạng Pđ dưới tác dụng của ánh sáng. C. Chỉ có dạng Pđ chuyển hoá thành dạng Pđx dưới tác dụng của ánh sáng. D. Hai dạng không chuyển hoá cho nhau dưới tác dụng của ánh sáng. Câu 25: Tuổi của cây một năm được tính theo. A. số lá B. số cánh hoa. C. số lóng D. số chồi nách.