Đề kiểm tra 15 phút học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 (Ban nâng cao) - Mã đề 485 - Trường THPT Lê Lợi

doc 1 trang thaodu 7190
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 (Ban nâng cao) - Mã đề 485 - Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_15_phut_hoc_ky_ii_mon_sinh_lop_10_ban_nang_cao_m.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 (Ban nâng cao) - Mã đề 485 - Trường THPT Lê Lợi

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: Sinh 10 NC – Kì II Trường THPT Lê Lợi Thời gian làm bài: 15 phút Họ, tên học sinh: Lớp: Mã đề thi: 485 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Câu 1: Thời gian tính từ lúc vi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là: A. Pha luỹ thừa. B. Pha tiềm phát. C. Pha suy vong. D. Pha cân bằng động. Câu 2: Giống nhau giữa hô hấp, và lên men là: A. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi B. Đều xảy ra trong môi trường không có ôxi C. Đều xảy ra trong môi trường có ít ôxi D. Đều là sự phân giải chất hữu cơ Câu 3: Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu? A. 16. B. 8. C. 64. D. 32. Câu 4: Vi khuẩn axêtic là tác nhân của quá trình nào sau đây ? A. Chuyển hóa glucôzơ thành rượu. B. Chuyển hóa rượu thành axit axêtic. C. Chuyển hóa glucôzơ thành axit axêtic. D. Biến đổi axit axêtic thành glucôzơ. Câu 5: Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật? A. Phênol. B. Prôtêin. C. Mônôsaccarit. D. Pôlisaccarit. Câu 6: Quá trình nào sau đây không phải là ứng dụng lên men A. Tạo rượu. B. Làm sữa chua. C. Muối dưa, cà. D. Làm dấm Câu 7: Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở: A. Pha tiềm phát. B. Pha suy vong. C. Pha cân bằng. D. Pha luỹ thừa. Câu 8: Trong các hình thức sinh sản sau đây thì hình thức sinh sản đơn giản nhất là: A. Nẩy chồi. B. bào tử vô tính. C. Phân đôi. D. bào tử tiếp hợp. Câu 9: Hiện tượng có ở lên men mà không có ở hô hấp là: A. Không giải phóng ra năng lượng B. Có chất nhận điện tử là ôxi phân tử C. Có chất nhận điện tử là chất vô cơ D. Không có chất nhận điện tử từ bên ngoài. Câu 10: Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là: A. Vi sinh vật trưởng yếu. B. Vi sinh vật trưởng mạnh. C. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng. D. Vi sinh vật thích nghi dần với môi trường nuôi cấy. Câu 11: Sản phẩm nào sau đây được tạo ra từ quá trình lên men lactic? A. rượu gạo. B. Đisaccarit. C. Sữa chua. D. Axit glutamic. Câu 12: Quá trình oxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử, được gọi là: A. Hô hấp hiếu khí. B. Hô hấp C. Hô hấp kị khí D. Lên men Câu 13: Nguồn chất hữu cơ được xem là nguyên liệu trực tiếp của hai quá trình hô hấp và lên men là: A. Cacbonhidrat. B. Prôtêin C. axit béo. D. Photpholipit. Câu 14: Chất sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật khác là: A. Axit amin. B. Alđêhit. C. Chất kháng sinh. D. Các hợp chất cacbonhidrat. Câu 15: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách: A. Nẩy chồi. B. Tiếp hợp. C. Phân đôi. D. Hữu tính. Câu 16: Cho sơ đồ tóm tắt sau đây: (A) → axit lactic. (A) là: A. Glucôzơ. B. Prôtêin. C. Tinh bột. D. Xenlulôzơ. Câu 17: Phát biểu sau đây đúng khi nói về sự sinh sản của vi khuẩn là: A. Chủ yếu bằng hình thức giảm phân. B. Không có sự hình thành thoi phân bào. C. Phổ biến theo lối nguyên phân. D. Có sự hình thành thoi phân bào. Câu 18: Trong hô hấp kị khí, chất nhận điện tử cuối cùng là: A. Một phân tử cacbonhidrat B. Ôxi phân tử. C. Một chất vô cơ như NO2, CO2 D. Một chất hữu cơ. Câu 19: Vi sinh vật nào sau đây có thể sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính? A. Vi khuẩn hình sợi. B. Nấm mốc. C. Vi khuẩn hình que. D. Vi khuẩn hình cầu. Câu 20: Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu ? A. 20 phút B. 60 phút C. 2 giờ D. 40 phút