Đề kiểm tra 45 phút học kỳ 2 môn Lịch sử Lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút học kỳ 2 môn Lịch sử Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_45_phut_hoc_ky_2_mon_lich_su_lop_6.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút học kỳ 2 môn Lịch sử Lớp 6
- HỆ THỐNG BÀI SỐ 2 I. Trắc nghiệm: Chọn phương án đúng trong các câu sau: Câu 1: Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng năm 1858 ? A. Hoàng Diệu B. Nguyễn Tri Phương C. Nguyễn Trung Trực D. Trương Định Câu 2: Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công nhằm thực hiện kế hoạch A. đánh nhanh thắng nhanh. B. chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế. C. buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng. D. chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung. Câu 3: Lấy nguyên cớ trực tiếp nào tư bản Pháp xâm lược Việt Nam? A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa. B. Bảo vệ đạo Gia - tô. C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế. D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước. Câu 4: Ngày 17/02/1859, Pháp tấn công A. Đại đồn Chí Hòa. B. Định Tường. C. Vĩnh Long. D. Gia Định. Câu 5: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là cuộc khởi nghĩa A. khởi nghĩa Ba Đình. B. khởi nghĩa Bãi Sậy. C. cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế. D. khởi nghĩa Hương Khê. Câu 6: Chiếu Cần vương được ban hành vào A. 13/7/1885 B. 14/7/1885 C. 17/3/1885 D. 3/7/1885 Câu 7: Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” của A. Trương Định B. Trương Quyền C. Nguyễn Trung Trực D. Nguyễn Tri Phương Câu 8. Ngoài đấu tranh vũ trang, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị đã dùng hình thức nào để chống thực dân Pháp ? A. Thương lượng với thực dân Pháp B. Dùng văn thơ để đấu tranh C. Đấu tranh bằng kinh tế D. Kêu gọi quốc tế ủng hộ mình Câu 9. Điểm chung của các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta trong giai đoạn 1858 - 1873 là gì? A. Đều giành thắng lợi. B. Đều do Trương Định lãnh đạo. C. Đều bị đàn áp và thất bại. D. Đều nổ ra ở Gia Định. .Câu 10: Theo hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn thừa nhận Pháp được cai quản: A. ba tỉnh miền Đông Nam Kì. B. ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. C. sáu tỉnh Nam Kì.
- D. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. Câu 11: Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là ai? A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu. C. Nguyễn Lân. D. Hoàng Tá Viêm. Câu 12: Nội dung cơ bản của Chiếu Cần vương là gì? A. Kêu gọi văn thân, sỹ phu đứng lên cứu nước. B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. C. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa. D. Kêu gọi văn thân, sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến. Câu 13: Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong Phong trào Cần vương là A. văn thân, sĩ phu yêu nước. B. những võ quan triều đình. C. nông dân D. địa chủ các địa phương. Câu 14: Nguyên nhân thực dân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) năm 1867 mà không tốn một viên đạn? A.Triều đình đứng về phía Pháp đàn áp phong trào nông dân B.Triều đình ủng hộ Pháp ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì C.Triều đình Huế bạc nhược, ngăn cản các phong trào đấu tranh của nhân dân, thương lượng với Pháp D.Triều đình Huế không chăm lo việc nước. Câu 15: Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi nhất ở A. Bắc kì và Nam kì. B. Trung kì và Nam kì. C. Nam kì, Trung kì và Bắc kì. D. Trung kì và Bắc kì. II. Tự luận: Câu 1 Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862? Câu 2 Khởi nghĩa Hương Khê chia thành những giai đoạn nào?Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?