Đề kiểm tra chất lượng giữa kỳ I môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022

docx 3 trang Hoài Anh 4400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa kỳ I môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_giua_ky_i_mon_sinh_hoc_8_nam_hoc_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giữa kỳ I môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD & ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ I THÀNH PHỐ NINH BÌNH NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: SINH HỌC 8 Họ và tên: Lớp: Số báo danh: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) (gồm 10 câu, mỗi câu đúng được 0.4 điểm).Ký hiệu phách Câu 1: Tế bào máu có chức năng vận chuyển khí O2 và khí CO2 là A. hồng cầu. B. bạch cầu. C. tiểu cầu. D. limpho B. Câu 2: Khi gặp người bị tai nạn gãy xương ta phải A. nắn lại chỗ xương bị gãy, dùng nẹp cố định. B. đặt nạn nhân nằm ngay tại chỗ, dùng nẹp, gạc sơ cứu. C. dùng nẹp và gạc tạm thời sơ cứu, để nạn nhân nằm thẳng chở ngay đến bệnh viện. D. khiêng người bị nạn lên xe, chở ngay đến bệnh viện. Câu 3: Ở xương dài của trẻ em, bộ phận có chứa tủy đỏ là A. mô xương xốp và khoang xương. B. mô xương cứng và mô xương xốp. C. khoang xương và màng xương. D. màng xương và sụn bọc đầu xương. Câu 4: Trên 1 chiếc chân giò lợn, thành phần nào dưới đây không thuộc loại mô liên kết? A. Mô sụn. B. Da. C. Mô sợi. D. Mô máu. Câu 5: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu? A. Nhóm máu O. B. Nhóm máu AB. C. Nhóm máu A. D. Nhóm máu B. Câu 6: Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là A. chất kháng sinh. B. kháng nguyên. C. chất kháng thể. D. protein độc. Câu 7: Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là A. cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. B. dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin. C. cảm ứng và phân tích các thông tin. D. tiếp nhận và trả lời kích thích. Câu 8: Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh và tích tụ A. axit axêtic. B. axit malic. C. axit acrylic. D. axit lactic. Câu 9: Đơn vị cấu tạo nhỏ nhất và là đơn vị chức năng của cơ thể là A. hệ cơ quan. B. mô. C. cơ quan. D. tế bào. Câu 10. Môi trường trong cơ thể bao gồm A. bạch huyết, hồng cầu và tiểu cầu. B. bạch cầu, máu và nước mô. C. máu, nước mô và bạch huyết. D. máu, nước mô và bạch cầu.
  2. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm). Câu 1 (3,0 điểm). Giải thích vì sao xương động vật hầm (đun sôi lâu) thì bở? Để cơ xương phát triển cân đối, trong lao động và sinh hoạt em cần làm gì? Câu 2 (3,0 điểm). Đông máu là gì? Ý nghĩa và cơ chế của hiện tượng đông máu?
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Mỗi ý đúng cho 0,4 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C A B B B A D D C II. PHẦN II: TỰ LUẬN (6,0 điểm). Câu Đáp án Điểm * Xương động vật hầm (đun sôi lâu) thì bở vì: - Xương gồm hai thành phần là + Chất hữu cơ (cốt giao) làm cho xương mềm dẻo. 0.5 + Chất khoáng mà chủ yếu là Canxi làm cho xương bền chắc. 0.5 - Khi hầm xương (đun sôi lâu), chất hữu cơ tan vào trong nước vì vậy nước 0.5 1 xương thường sánh và ngọt. Phần xương còn lại chỉ là chất khoáng không (3,0 đ) được liên kết bởi chất cốt giao nên bở. * Để cơ xương phát triển cân đối, trong lao động và sinh hoạt em cần: - Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, lao động vừa sức 0.5 - Khi mang vác đều cả hai bên, khi ngồi học tư thế thẳng, ngay ngắn chống 0.5 cong vẹo cột sống. - Ăn uống đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng. 0.5 - Đông máu là hiện tượng khi bị thương đứt mạch máu (vết thương nhỏ, 1,0 vết đứt tay ) máu chảy ra khỏi mạch lúc đầu nhiều sau ít dần rồi ngừng 2 hẳn nhờ hình thành khối máu máu bịt kín vết thương. (3,0 - Ý nghĩa: Đông máu là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, giúp cơ thể tránh 1,0 điểm) mất nhiều máu khi bị thương. - Cơ chế: Các tế bào máu hồng cầu, bạch cầu Tiểu Cầu Khối Vỡ Máu đông Máu lỏng Ezim 1,0 Chất sinh tơ máu Tơ máu Ca2+ Huyết tương Huyết thanh HS vẽ sơ đồ đông máu hoặc trình bày bằng lời đúng đều cho điểm tối đa. Hết