Đề kiểm tra chất lượng Học kì I môn tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngũ Hiệp

doc 4 trang hangtran11 12/03/2022 4970
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng Học kì I môn tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngũ Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng Học kì I môn tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngũ Hiệp

  1. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKI Họ và tên: Năm học: 2019 - 2020 Lớp: . Ngày kiểm tra: 02/01/2020 Trường Tiểu học Ngũ Hiệp, Cai Lậy, Tiền Giang. Môn: Đọc hiểu - Lớp 4 Thời gian làm bài: 20 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm GV chấm bài GVCN kiểm tra GV coi kiểm tra ĐỌC THẦM ĐOẠN VĂN Cậu bé Niu-tơn Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Anh, năm 12 tuổi, cậu bé Niu-tơn mới được ra thành phố đi học. Thoạt đầu, cậu chỉ là một học trò bình thường. Cuối năm học thứ hai thì một chuyện bất thường xảy ra, đánh dấu một bước ngoặt trên con đường học tập của Niu-tơn. Hôm ấy, trong giờ nghỉ, Niu-tơn bị một cậu học sinh giỏi nhất lớp nhưng kiêu căng, ngỗ nghịch chế nhạo. Tức giận, Niu-tơn quyết chí học thật giỏi để chiếm lấy vị trí đứng đầu lớp. bằng cách ấy, cậu sẽ làm cho người bạn xấu tính kia hết kiêu căng, hợm hĩnh. Niu-tơn tự đề ra cho mình một kế hoạch học tập rất tích cực. Cậu miệt mài làm hết các bài tập thầy giáo ra. Bài học nào cậu cũng học thật kĩ, nắm thật chắc. Cậu đọc nhiều sách, mải mê đến quên ăn quên ngủ. Quả nhiên, chỉ mấy tháng sau, cậu đã vượt lên, trở thành học trò xuất sắc nhất lớp, được các bạn nể phục, thầy giáo khen ngợi. Năm 16 tuổi, đang khao khát học hỏi, Niu-tơn buộc phải về nông thôn giúp mẹ lo việc buôn bán. Nhưng Niu-tơn không hứng thú với công việc làm ăn. Cậu thường tìm mua sách rồi say sưa, mải miết đọc. Chú của Niu-tơn thấy cháu có năng khiếu đặc biệt đã khuyên mẹ cậu nên cho con học tiếp. Thế là năm 17 tuổi, Niu-tơn được vào học đại học. Trong trường, cậu đọc hầu hết công trình khoa học của các nhà bác học trước đó. Vì thế, sau này Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị lớn như kính thiên văn nhìn thấu các vì sao, giúp con người nghiên cứu vũ trụ bao la. Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới như thế đấy. TheoTSI-CHI-A-KỐP 1. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất Câu 1. Lúc mới ra thành phố đi học, Niu-tơn là một học trò thế nào? A. Học trò bình thường. B. Học trò giỏi nhất lớp. C. Học trò xuất sắc nhất. 1
  2. D. Học trò nghịch nhất. Câu 2. Lí do nào khiến Niu-tơn quyết học thật giỏi để chiếm vị trí đứng đầu lớp? A. Niu-tơn muốn tất cả các bạn trong lớp phải nể phục mình. B. Niu-tơn muốn được thầy giáo khen ngợi mình trước cả lớp. C. Niu-tơn muốn cậu học sinh giỏi nhất lớp hết kiêu căng, hợm hĩnh. D. Niu-tơn muốn tạo bước ngoặt trên con đường học tập của mình. Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các yếu tố giúp Niu-tơn trở thành người học trò xuất sắc nhất lớp? A. Học tập theo một kế hoạch rất tích cực, say sưa đọc thêm nhiều sách. B. Học tập theo một kế hoạch rất tích cực, học thật kĩ và nắm chắc bài học. C. Học tập có kế hoạch, say sưa đọc sách, học thật kĩ và nắm chắc bài học. D. Học tập có kế hoạch, say sưa đọc sách, nắm chắc bài học, làm hết bài tập. Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện? A. Nhờ được ra thành phố để học tập từ nhỏ, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới. B. Nhờ có ý chí nghị lực và năng khiếu, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới. C. Nhờ chăm chỉ, miệt mài học tập, Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị. D. Nhờ học giỏi và có năng khiếu, Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị. Câu 5. Câu hỏi nào dưới đây được dùng để thể hiện thái độ khen ngợi (dùng câu hỏi với mục đích khác) ? A. Sao chị lại nhường áo đẹp cho em thế? B. Sao bạn không dùng cây bút đẹp để viết? C. Sao chữ viết của mẹ ngày xưa đẹp thế? D. Sao ảnh cưới của bố mẹ lại không có con? Câu 6. Dòng nào dưới đây gồm 2 câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người? A. Lửa thử vàng gian nan thử sức./ Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. B. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo./ Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. C. Thắng không kiêu, bại không nản./ Học thầy không tày học bạn. 2
  3. D. Thua keo này, bày keo khác./ Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li. Câu 7. Đặt một câu kể Ai làm gì? Câu 8. Hãy đặt một câu có một động từ? Câu 9. Tìm hai từ cùng nghĩa với dũng cảm? Câu 10. Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi. Em hãy chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn? II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết (2 điểm) trong thời gian 20 phút Giáo viên đọc đoạn trích cho học sinh nghe, đọc từng câu, từng cụm từ (2-3 lần) cho học sinh viết. Có chí thì nên Đầu năm học, Bắc học kém, có người còn gọi cậu là “ tối dạ”. Bắc không giận, cậu quyết tâm học thật giỏi. Ở lớp, điều gì chưa hiểu cậu xin thầy giảng lại. Ở nhà, cậu học bài, làm bài đầy đủ, chịu khó học hỏi bạn bè. Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu trở thành một học sinh giỏi. Cuối năm học, Bắc đạt danh hiệu học sinh xuất sắc trước niềm vui của mọi người. Theo A-MI-XI 2. Tập làm văn (8 điểm) HS làm trong thời gian 30 phút. 3
  4. Giáo viên viết đề bài trên bảng lớp và đọc đề cho học sinh nghe; học sinh viết đề và ghi bài làm. Đề bài: Tả một đồ chơi mà em yêu thích. 4