Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Hoài Anh 5530
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN HỒNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học 2021 – 2022 Thời gian làm bài 80 phút (Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + phần B) Họ và tên: Lớp: Nhận xét: Điểm đọc: Điểm Giáo viên coi viết Điểm Giáo viên chung: chấm PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC ( 10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) 1 – Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do GV chuẩn bị) để chọn bài đọc. 2 - Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 80 – 90 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần10 đến tuần 17, sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Bầu trời ngoài cửa sổ. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay
  2. vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Trích Nguyễn Quỳnh Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu của đề. Câu 1: Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì ? a. Đầy ánh sáng . b. Đầy màu sắc . c. Đầy ánh sáng, đầy màu sắc . Câu 2: Từ “búp vàng” trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.” chỉ gì ? a. Chỉ vàng anh. b. Ngọn bạch đàn. c. Ánh nắng trời. Câu 3: Vì sao nói đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót như “đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ” ? a. Vì tiếng hót còn ngân nga mãi trong không gian . b. Vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà . c. Vì tiếng hót còn lưu luyến mãi với cửa sổ của bé Hà . Câu 4: Câu hỏi “ Sao chú vàng anh này đẹp thế ?” dùng để thể hiện điều gì? a. Thái độ khen ngợi . b. Sự khẳng định. c. Yêu cầu, mong muốn . Câu 5: Trong các dòng dưới đây, dòng nào có 2 tính từ . a. Óng ánh, bầu trời b. Rực rỡ, cao c. Hót, bay Câu 6: Trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Bộ phận nào là vị ngữ ? a. Bỗng chốc đâm những “búp vàng” b. Đâm những “búp vàng” c. Cao vút ấy Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? a. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. b. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. c. Tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Câu 8: Câu “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà .” a. Hai động từ (là các từ ) b. Ba động từ (là các từ ) c. Bốn động từ (là các từ )
  3. Câu 9: Gạch chân dưới từ ngữ có nghĩa của tiếng tiên khác với nghĩa của tiếng tiên trong từ đầu tiên: tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên, tiên quyết. Câu 10: Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với những dấu nào? Hãy lấy ví dụ cho mỗi trường hợp đó. . PhÇn B: KiÓm tra viÕt (10 ®iÓm) 1. ChÝnh t¶ (4 ®iÓm): Gi¸o viªn ®äc cho häc sinh viÕt bµi “Người tìm đường lên các vì sao” - đoạn “Từ đầu . đến hàng trăm lần” sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1, trang 125. 2. TËp lµm v¨n (6 ®iÓm): Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích Bài làm
  4. Đáp án đề thi A – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm (Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
  5. b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm) c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm (Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) * Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Khoanh đúng c a b a b a c c Điểm 0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm1 điểm1 điểm0,5 điểm1 điểm Câu 9: (0,5 đ) tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên, tiên quyết. Câu 10: (1 đ) Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với dấu hai chấm và dấu ngoặc kép hoặc dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng. Ví dụ: Cách 1: Bà tiên nói: “Con thật hiếu thảo.” Cách 2: Bà tiên nói: - Con thật hiếu thảo. B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết: (4 điểm) (15 phút) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài kh oảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (6 điểm) (25 phút) 1. YÊU CẦU: a. Thể loại: Tả đồ vật b. Nội dung:
  6. - Trình bày đầy đủ dàn ý miêu tả đồ vật mà em đã chọn theo yêu cầu của đề bài. - Viết được đoạn kết bài mở rộng. c. Hình thức: - Trình bày được dàn ý chi tiết gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. - Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả. 2. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 4,5 - 5: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể. - Điểm 7đ – 8đ: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 4 lỗi chung. - Điểm 5đ – 6.5đ: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 6 lỗi chung. - Điểm 3đ – 4.5đ: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung. - Điểm 1đ – 2.5đ: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang. Lưu ý: Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm dàn ý và viết kết bài mở rộng cho bài văn tả đồ vật. Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.