Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học 7 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Hoài Anh 17/05/2022 3770
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_7_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học 7 - Năm học 2021-2022

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I- MÔN SINH HỌC 7 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ( TRỰC TUYẾN) NĂM HỌC 2021-2022 MÃ ĐỀ 01 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 20/12/2021 ĐỀ BÀI ( Thi trắc nghiệm) Em hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ bào quan nào? A. Sắc tố ở màng cơ thểB. Màu sắc của hạt diệp lục C. Màu sắc của điểm mắtD. Sự trong suốt của màng cơ thể Câu 2: Thủy tức là đại diện thuộc ngành động vật nào? A. Ngành động vật nguyên sinhB. Ngành ruột khoang C. Ngành thân mềm D. Ngành chân khớp Câu 3: Sán bã trầu sống kí sinh trong cơ thể vật chủ nào? A. LợnB. Gà, vịtC. Ốc ruộngD. Trâu, bò Câu 4: Ấu trùng sán dây kí sinh trong cơ thể của lợn gây ra bệnh gì? A. Lợn gạoB. Nhiễm trùng máuC. Xơ ganD. Teo cơ Câu 5: Giun đũa kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người? A. MáuB. Ruột nonC. Cơ bắpD. Gan Câu 6: Cơ thể giun đũa trưởng thành có độ dài bao nhiêu? A. 5cmB. 15cmC. 25cmD. 35cm Câu 7: Giun đất có hình thức sinh sản như thế nào? A. Phân tínhB. Lưỡng tínhC. Vô tínhD. Hữu tính Câu 8: Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất? A. Hô hấpB. Tiêu hóaC. Lấy thức ănD. Tìm nhau giao phối Câu 9: Vỏ trai sông cấu tạo gồm mấy lớp? A. 2 lớp là lớp đá vôi và lớp sừng B. 2 lớp là lớp xà cừ và lớp đá vôi C. 3 lớp là lớp sừng, lớp biểu bì và lớp đá vôi D. 3 lớp là lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ Câu 10: Động vật thân mềm nào dưới đây sống trên cạn? A. Bạch tuộcB. MựcC. Ốc sênD. Sò Câu 11: Động vật nào sau đây không thuộc Lớp giáp xác? A. Tôm sôngB. NhệnC. CuaD. Rận nước Câu 12: Cơ quan hô hấp của tôm sông là gì? A. PhổiB. DaC. MangD. Da và phổi Câu 13: Cơ thể nhện có cấu tạo gồm bao nhiêu phần? A. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng B. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng C. Có 2 phần là thân và các chi D. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi Câu 14: Nhện bắt mồi và tự vệ được là nhờ có bộ phận cấu tạo nào? A. Đôi chân xúc giác B. Đôi kìmC. 4 đôi chân bòD. Núm tuyến tơ Câu 15: Châu chấu là đại diện thuộc lớp nào? A. Giáp xác B. Thân mềmC. Sâu bọD. Hình nhện
  2. Câu 16: Châu chấu di chuyển bằng cách nào? A. Bò bằng cả 3 đôi chân B. Nhảy bằng đôi chân sau (càng) C. Nhảy bằng đôi chân sau và bay bằng cánh D. Bò, nhảy, bay Câu 17: Trùng biến hình di chuyển được nhờ cơ quan nào dưới đây? A. Các lông bơiB. Roi dàiC. Chân giảD. Không bào co bóp Câu 18: Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào? A. Qua đường hô hấp B. Qua đường tiêu hóa C. Qua đường máu D. Cách khác Câu 19: Loài ruột khoang nào dưới đây sống ở môi trường nước ngọt? A. SứaB. San hôC. Thủy tứcD. Hải quỳ Câu 20: Sứa di chuyển bằng cách nào? A. Di chuyển lộn đầu B. Di chuyển sâu đo C. Co bóp dù D. Không di chuyển Câu 21: Giun dẹp chủ yếu sống ở đâu? A. Tự doB. Kí sinh C. Tự do hay kí sinh D. Hình thức khác Câu 22: Giun kim sống kí sinh ở đâu trong cơ thể người? A. Ruột già trẻ emB. Cơ bắp C. Gan, mật D. Máu Câu 23: Đỉa sống ở đâu? A. Kí sinh trong cơ thể B. Kí sinh ngoàiC. Tự dưỡng như thực vật D. Sống tự do Câu 24: Trai sông tự vệ nhờ cách nào? A. Di chuyển nhanh B. Ẩn nấp trong môi trường bùn C. Có lớp vỏ cứng D. Ẩn nấp trong môi trường bùn và có lớp vỏ cứng Câu 25: Thân mềm nào không có vỏ cứng để bảo vệ ngoài cơ thể? A. SòB. Ốc sênC. Bạch tuộcD. Ốc vặn Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không phải của loài mọt ẩm? A. Có thể bòB. Sống ở biểnC. Sống trên cạnD. Thở bằng mang Câu 27: Loài động vật nào sau đây không thuộc lớp hình nhện? A. NhệnB. Bọ cạpC. Tôm ở nhờD. Cái ghẻ Câu 28: Loài sâu bọ nào phá hoại các loại đồ gỗ? A. Bọ cạpB. Châu chấuC. Mọt hại gỗD. Bọ ngựa Câu 29: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống tự do? A. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi B. Trùng roi, trùng kiết lị, trùng giày C. Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị D. Trùng giày, trùng sốt rét, trùng kiết lị Câu 30: Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có hình thức dinh dưỡng là gì? A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng D. Hoại dưỡng Câu 31: Loài động vật nào sau đây không thuộc ngành Ruột khoang? A. SứaB. Thủy tứcC. Trùng sốt rétD. San hô Câu 32: Lợi ích của các động vật ngành ruột khoang đem lại là gì? A. Làm thức ăn B. Làm đồ trang sức
  3. C. Làm vật liệu xây dựng D. Làm thức ăn, đồ trang sức, vật liệu xây dựng Câu 33: Để bảo vệ cơ thể, chúng ta nên uống thuốc tẩy giun đúng cách mấy lần/ năm? A. 1 lần/nămB. 2 lần/nămC. 3 lần/nămD. 4 lần/năm Câu 34: Giun móc câu xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào? A. DaB. MáuC. Đường tiêu hóaD. Đường hô hấp Câu 35: Các động vật ngành giun đốt mang lại lợi ích gì cho con người? A. Làm thức ăn cho người B. Làm thức ăn cho động vật khác C. Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ D. Làm thức ăn cho người, cho động vật và đất trồng màu mỡ Câu 36: Loài động vật nào có khả năng lọc làm sạch nước? A. Trai, hếnB. Mực, bạch tuộcC. Sò, ốc sênD. Sứa, ngao Câu 37: Giun đất tiến hóa hơn giun dẹp và giun tròn ở hệ cơ quan nào dưới đây? A. Hệ sinh dục phân hóa có đai sinh dục B. Hệ tiêu hóa C. Hệ tuần hoàn D. Hệ thần kinh Câu 38: Loài động vật giáp xác nào là thức ăn chủ yếu cho cá? A. Mọt ẩmB. Tôm ở nhờ C. Cua nhệnD. Rận nước Câu 39: Thức ăn của loài ve bò là gì? A. CỏB. Động vật nhỏ hơn C. Máu động vậtD. Hút nhựa cây Câu 40: Loài động vật chân khớp nào có lợi cho con người? A. Ong mậtB. Nhện đỏ C. Ve bòD. Châu chấu Hết
  4. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH HỌC 7 MÃ ĐỀ 01 Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B B A A B C B A D C B C A B C D C B C C 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 B A B D C B C C A B C D B A D A A D C A BGH duyệt TTCM/NTCM duyệt Người ra đề (Đã duyệt) (Đã kí) (Đã kí) Nguyễn Ngọc Anh Trần Thúy Hồng