Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)

doc 2 trang Hoài Anh 25/05/2022 5321
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 LỚP 4 MÔN TIẾNG VIỆT Câu 1: Vì sao cao Bá Quát thường bị điểm kém ? (M1) a. Vì ông là người ham chơi không chịu học bài. b. Vì ông viết chữ rất xấu. c. Vì bài văn ông viết không hay. d. Vì bài viết của ông hay mắc lỗi chính tả. Câu 2: Cao Bá Quát đã hiểu ra điều gì ? (M1) a. Học thật giỏi còn chữ viết thì không quan trọng. b. Chữ viết chỉ cần đọc được chứ không cần đẹp. c. Dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. d. Chỉ cần luyện chữ đẹp là được chứ không cần học giỏi. Câu 3. Thưở nhỏ Nguyễn Hiền ham chơi trò gì? (M1) A. Bắt đom đóm cho vào vỏ trứng. B. Thả diều. C. Thổi sáo trên lưng trâu. D. Đá banh Câu 4. Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền(M1) A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó mà vẫn có thì giờ chơi diều. B. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường. C. Có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. D. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường, thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. Câu 5: Năm 21 tuổi bạch Thái Bưởi làm nghề gì? (M1) a) Làm giám đốc một công ty tư nhân. b) Làm chủ một hãng buôn lớn. c) Làm thư kí cho một hãng buôn. d) Làm công nhân trong một nhà máy. Câu 6. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều” ? (M3) A. Vì chú bé Hiền nhờ thả diều mà đỗ Trạng nguyên. B. Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều. C. Vì chú bé hiền tuy ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi. D. Vì chú thắng trong cuộc thi thả diều. Câu 7: Bạch Thái Bưởi thu hút khách hàng bằng cách nào? (M3) a) Cho người đến các bến tàu chào mời khách. b) Đích thân mình ngày đêm đi đến các bến tàu diễn thuyết.
  2. c) Cho người đến các bến tàu diễn thuyết.Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ “ Người ta thì đi tàu ta”. d) Đích thân mình đứng ra bán vé tàu. Câu 8. Câu chuyện "Vẽ trứng" kể về nhân vật nào? (M1) A. Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi B. A-lếch Xăng Đờ-rốt C. Vê-rô-ki-ô D. Xi-ôn-cốp-xki Câu 9. Ban đầu, thầy giáo dạy cậu bé vẽ gì? (M1) A. Vẽ phong cảnh B. Vẽ người C. Vẽ trứng D. Vẽ chân dung Câu 10. Khi chỉ được thầy dạy vẽ trứng, cậu bé có thái độ như thế nào? (M1) A. Không hợp tác B. Chán nản C. Yêu thích D. Ngoan ngoãn Câu 11. Điều gì xảy ra khi Xi-ôn-cốp-xki nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim? (M3) A. Ông đã bay được như chim. B. Ông trở thành thiên tài. C. Ông khiến đàn chim sợ khiếp vía. D. Ông bị ngã gãy chân. Câu 12. Ông đã đặt ra câu hỏi gì sau khi bị ngã gãy chân? (M2) A.Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? B.Tại sao mình không chế tạo một chiếc máy bay? C.Tại sao mình không bay được như cánh chim? D.Vì sao chim lại bay được trên không trung? Câu 13. Từ nào ca ngợi chú bé Đất? (M1) A. chăm chỉ B. trung thực C. biếng nhát D. can đảm Câu 14: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy ? (M2) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng. A. Che chở B. Yêu thương C. Thong thả D. Mát mẻ Câu 15: Từ “ bình yên” trong câu “Lần nào về với bà Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.” thuộc từ loại nào? (M3) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng. A. Động từ. B. Danh từ. C. Tính từ D. A và C đều đúng.