Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_4.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4
- PHÒNG GD- ĐT ĐAN PHƯỢNG KIỂM TRA CUỐI NĂM TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN HỘI B MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 4 Thời gian làm bài: 80 phút (Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + Phần B) Họ và tên: Nam( Nữ) Lớp: Điểm đọc: . Điểm viết: . Giáo viên coi và chấm (Họ tên, chữ kí) Điểm chung: . Nhận xét : . . . . PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I- Đọc thành tiếng: (3 điểm ) Yêu cầu học sinh bắt thăm phiếu rồi đọc 1 đoạn văn hoặc thơ khoảng 110 tiếng trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 35 ; sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II- Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm ) GIA ĐÌNH NGHÈO Gia đình nghèo có bố, mẹ và con trai. Họ sống bình lặng ở một làng quê. Một trưa hè nắng nóng, trên đường đi làm về, người mẹ được một người tặng cho trái cam. Cơn khát và mệt nhọc dường như tiêu tan, khi bà nghĩ đến miếng cam ngọt lịm và mọng nước. Nhưng nghĩ đến đứa con, chẳng mấy khi được ăn hoa trái thơm ngon, người mẹ liền cất trái cam vào túi. Bước chân vào nhà, bà gọi: - Con trai ngoan của mẹ, nhìn xem mẹ cho con gì đây này! Đang học bài, cậu bé ngước đôi mắt trong veo nhìn trái cam: - Ôi, mẹ mua cho con ạ? Trái cam ngon quá, con cám ơn mẹ. Cậu bé, vừa hít hà hương thơm dịu dịu, vừa ngắm nghía màu sắc vàng tươi của trái cam, cậu nghĩ: Mẹ thương mình biết bao khi mua trái cam ngon, mình phải vâng lời mẹ. Chợt nhớ đến bố đang vất vả làm việc, cậu ngập ngừng đôi chút rồi nhẹ nhàng lấy tờ giấy trắng, vụng về nét bút: “Bố ơi, con yêu bố, chắc bố đang làm việc mệt lắm phải không ạ, bố ăn trái cam này cho đỡ mệt nhé.” Thế rồi, cậu gói trái cam, đặt ở nơi bố thường để đồ lúc đi làm về . Chiều tối, người đàn ông bước chân vào ngôi nhà ấm áp, cởi áo khoác ngoài, đặt mũ xuống, bỗng bàn tay chạm vào một vật gì tròn tròn được gói trong tờ giấy. Mắt ông nhòa lệ khi đọc dòng chữ ngây thơ của cậu bé, ông hôn cả mảnh giấy và trái cam như muốn cảm ơn đứa con yêu quý. Nhìn xuống bếp, vợ đang lúi húi công việc, ông thấy thương người phụ nữ tảo tần. Nhẹ nhàng đến bên, ông ghé tai nói nhỏ: “Anh cho em này.”Người vợ bật khóc khi nhận ra trái cam mình đã đưa cho cậu con trai. Họ không biết đằng sau cánh cửa có đôi mắt trong sáng và nụ cười hạnh phúc của cậu bé. ( Hạt giống tâm hồn)
- *Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng và làm bài tập sau: 1.Trong lúc mệt nhọc, được một người tặng trái cam, người mẹ đã làm gì? A. Người mẹ cất trái cam vào túi, mang về cho con trai. B. Người mẹ ăn trái cam đó cho đỡ mệt. C. Người mẹ mang trái cam về cho bố cậu bé. 2. Trong bài, trái cam được miêu tả như thế nào ? A. Trái cam màu xanh đậm, hương thơm sực nức. B .Trái cam tròn tròn, hương thơm dịu dịu, màu sắc vàng tươi, ngọt lịm và mọng nước. C. Trái cam xanh bóng, hương thơm quyến rũ, vị chua dễ chịu. 3. Cậu bé đã làm gì với trái cam mẹ cho mình? A. Cậu bé nói: “ Mẹ ăn trái cam này cho đỡ mệt.” B. Cậu bé liền ăn trái cam đó. C. Cậu gói trái cam, đặt ở nơi bố thường để đồ lúc đi làm về. 4. Chiều tối, người cha đi làm về, thấy trái cam cùng mảnh giấy, ông đã làm gì? A. Hôn mảnh giấy cùng trái cam, rồi mang trái cam đó cho người vợ. B. Đưa trái cam cho con trai. C. Bổ trái cam cả nhà cùng thưởng thức 5. Theo em, vì sao mắt người cha nhòa lệ khi đọc dòng chữ ngây thơ của cậu bé ? 6. Cho câu văn sau, dấu hai chấm có tác dụng gì? Bước chân vào nhà, bà gọi: - Con trai ngoan của mẹ, nhìn xem mẹ cho con gì đây này! A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê các sự vật hiện tượng. 7. Tiếng “ thương” gồm những bộ phận cấu tạo nào? A. vần và thanh B. âm đầu, vần và thanh C. âm đầu và vần 8. Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ có trong câu văn sau: Trên đường đi làm về, người mẹ được một người tặng trái cam. 9.Trong câu văn: “Cậu bé gói trái cam, đặt ở nơi bố thường để đồ lúc đi làm về.” có chủ ngữ là: A. Cậu bé B. Trái cam C. Bố
- 10. Em có cảm nghĩ gì về các nhân vật trong câu chuyện gia đình nghèo? PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm) I. Chính tả: (nghe - viết) (4 điểm) Bài: Đàn ngan mới nở. (Đoạn Những con ngan nhỏ hai con ngươi bóng mỡ.) ( SGK TV4- Tập 2- trang 120) II. Tập làm văn (6 điểm) Đề bài: Hãy tả một con vật nuôi trong nhà.