Đề kiểm tra định kì cuối năm học môn Tiếng Việt (Viết) Lớp 4 - Năm học 2021-2022

docx 8 trang Hoài Anh 26/05/2022 6151
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối năm học môn Tiếng Việt (Viết) Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_nam_hoc_mon_tieng_viet_viet_lop_4_n.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối năm học môn Tiếng Việt (Viết) Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ KTĐK CUỐI NĂM HỌC 2021 – 2022 TRẦN QUANG KHẢI BÁO DANH Môn: TIẾNG VIỆT (viết) - LỚP 4 Ngày / 5/ 2021 Họ tên: . (Thời gian: 55 phút) Giám thị 1 Giám thị 2 Lớp: .  Điểm Nhận xét Giám khảo 1 Giám khảo 2 /5 điểm I. CHÍNH TẢ (Nghe - viết) Thời gian: 15 phút Phần ghi lỗi
  2. /5 điểm II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút Đề bài: Thế giới động vật thật phong phú và đa dạng. Em hãy tả một con vật mà em có dịp quan sát và yêu thích. Bài làm Phần ghi lỗi
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ KTĐK CUỐI NĂM HỌC 2020 – 2021 TRẦN QUANG KHẢI BÁO DANH Môn: TIẾNG VIỆT (ĐTT) - LỚP 4 Ngày / 5/ 2021 Họ tên: . (Thời gian: 1 phút) Giám thị 1 Giám thị 2 Lớp: .  Điểm Nhận xét Giám khảo 1 Giám khảo 2 I. ĐỌC THÀNH TIẾNG Thời gian: 1 phút Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu. 1. Trăng ơi từ đâu đến? (Năm khổ thơ cuối, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 107, 108) 2. Ăng-co Vát (Đoạn từ “Ăng-co Vát cổ đại.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123) 3. Vương quốc vắng nụ cười (Đoạn từ “Ngày xửa ngày xưa mái nhà.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2 - trang 132) 4. Con chim chiền chiện (Cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2 - trang 148) BÀI ĐỌC THẦM PHỐ CỔ HỘI AN Nhắc tới Quảng Nam chúng ta sẽ nhớ ngay tới Phố cổ Hội An, một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.Vào thế kỷ 16 và 17, Hội An là một thương cảng quốc tế. Đây là nơi gặp gỡ, giao lưu, buôn bán của các thương lái Trung Quốc, Nhật Bản và cả các nước phương Tây. Đến với Hội An, chúng ta như bước vào một thế giới tĩnh lặng và yên ả. Những mái nhà rêu phong cũ kỹ. Những ngôi nhà gỗ từ xa xưa, cổ kính. Đặc biệt là những chiếc đèn hoa đăng trên những cây cao và cả ở mỗi ngôi nhà. Ban đêm, Phố cổ Hội An đẹp nhất. Khắp mọi nẻo đường, người ta thắp sáng những chiếc đèn hoa đăng. Lúc này, phố cổ trở nên lung linh, huyền ảo. Phố cổ Hội An nổi tiếng với kiến trúc độc đáo. Đó là chùa Cầu và những hội quán được xây dựng từ nghìn năm trước Thêm vào đó, Hội An cũng là nơi có nền ẩm thực độc đáo với những món ăn tiêu biểu như món cao lầu, bánh bao và bánh vạc, mì Quảng. Mì Quảng xuất hiện ở trong những nhà hàng sang trọng, những quán ăn bình dân và đặc biệt là cả những quán ăn vỉa hè. Tất cả những điều ấy hòa quyện vào nhau tạo nên nét riêng biệt ở Hội An mà không nơi nào có được. Sưu tầm trên Internet
  4. TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ KTĐK CUỐI NĂM HỌC 2021 – 2022 TRẦN QUANG KHẢI BÁO DANH Môn: TIẾNG VIỆT (ĐT) - LỚP 4 Ngày / 5/ 2022 Họ tên: (Thời gian: 25 phút) Giám thị 1 Giám thị 2 Lớp:  Điểm Nhận xét Giám khảo 1 Giám khảo 2 II. ĐỌC THẦM Thời gian: 25 phút Em đọc thầm bài “Phố cổ Hội An” rồi làm các bài tập sau: Khoanh tròn vào ý đúng câu 1 và câu 2 Câu1: (0.5đ) Phố cổ Hội An thuộc tỉnh nào?:M1 a . Quảng Ngãi b . Quảng Bình c . Quảng Trị d . Quảng Nam Câu 2: (0.5đ) Vào thế kỉ 16 – 17, Hội An là gì?M1 a . thủ đô của nước ta b . thương cảng lớn quốc tế c . trung tâm văn hóa của nước ta d . trung tâm chính trị của cả nước Câu 3: (0.5đ) Tìm những chi tiết trong bài choa thấy Hội An tĩnh lặng và yên ả?M2 Câu 4: (0.5đ) Theo tác giả, phố cổ Hội An đẹp nhất lúc nào trong ngày? Vì sao? M2 . .
  5. . Câu 5: (0.5đ) Phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới, chúng ta cần làm gì để bảo vệ Phố cổ Hội An? M4 Câu 6: (0.5đ) Em hãy tìm trong câu sau: M1 Hội An trở nên lung linh, huyền ảo. - Một động từ: - Một tính từ: Câu 7: (0.5đ) Em hãy chuyển câu sau thành câu cảm.M1 Những mái nhà rêu phong cũ kỹ. . Câu 8: (0.5đ) Tìm trong bài đọc thầm và ghi lại một câu văn có bộ phận trạng ngữ chỉ nơi chốn. M3 Câu 9: (0.5đ) Nối câu ở cột A với kiểu câu tương ứng ở cột B M2 A B Vào thế kỉ 16 – 17, Hội An là thương cảng quốc tế. • • Ai làm gì? Phố cổ Hội An nổi tiếng với kiến trúc độc đáo. • • Ai thế nào? Người ta thắp sáng những chiếc đèn hoa đăng. • • Ai là gì? Câu 10: (0.5đ) Em hãy đặt câu khiến để nói với các bạn khi đi du lịch đến Hội An hay nơi nào khác trong mùa dịch Covid này. M3 .
  6. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 4 KTĐK CUỐI NĂM HỌC 2021 – 2022 I. ĐỌC THẦM (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm 1. d. Quảng Nam 2. b 3. Những mái nhà rêu phong cũ kỹ. Những ngôi nhà gỗ từ xa xưa, cổ kính. 4. Ban đêm, Phố cổ Hội An đẹp nhất. Khắp mọi nẻo đường, người ta thắp sáng những chiếc đèn hoa đăng. Phố cổ trở nên lung linh, huyền ảo. 5. Học sinh tự bày tỏ: Ví dụ Chúng ta giữ lấy những công trình xây dựng cổ xưa độc đáo như Hoặc chúng ta giữ lấy những món ngon xưa nay tại phố cổ Hội An như HS có thể nêu ý: Chúng ta phải giữ vệ sinh môi trường tại Hội An 6. Một danh từ: người ta Một động từ: thắp Một tính từ: sáng 7. Học sinh chuyển đổi câu: Những mái nhà rêu phong cũ kĩ quá! 8. Khắp mọi nẻo đường, người ta thắp sáng những chiếc đèn hoa đăng. 9. A B Vào thế kỉ 16 – 17, Hội An là thương cảng quốc tế. • • Ai làm gì? Phố cổ Hội An nổi tiếng với kiến trúc độc đáo. • • Ai thế nào? Người ta thắp sáng những chiếc đèn hoa đăng. • • Ai là gì? Học sinh nối đúng cả 3 ý được 0,5 điểm. 10. Học sinh đặt được câu khiến đúng yêu cầu được 0,5 điểm.
  7. II. CHÍNH TẢ (5 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm. III. TẬP LÀM VĂN (5 điểm) 1. YÊU CẦU: a. Thể loại: Miêu tả (con vật) b. Nội dung: Học sinh viết được bài văn tả một con vật mà em có dịp quan sát và yêu thích. Các chi tiết miêu tả phải phù hợp với đặc điểm của con vật, thể hiện rõ kĩ năng quan sát, miêu tả, lời văn sinh động, tự nhiên. c. Hình thức: - Bố cục rõ ràng, cân đối, đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. - Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, biết dùng từ gợi tả, từ ngữ sinh động. - Diễn đạt thành câu lưu loát. - Trình bày bài làm rõ ràng, sạch sẽ. 2. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 4,5 - 5: Bài làm hay, lời văn sinh động, giàu cảm xúc, thể hiện rõ kĩ năng quan sát, chọn lọc chi tiết làm nổi bật đặc điểm của con vật. Hành văn tự nhiên, câu văn mạch lạc, trôi chảy, lỗi chung không đáng kể. - Điểm 3,5 - 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung. - Điểm 2,5 - 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, viết văn dưới dạng liệt kê các ý, câu văn chưa gọn gàng, ý lủng củng, nội dung sơ sài hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung. - Điểm 1,5 - 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, bố cục chưa đầy đủ, sắp xếp ý còn lộn xộn, diễn đạt lủng củng, vụng về, dùng từ không chính xác. - Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang. Lưu ý: Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn tả con vật.
  8. Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo. 1. Trăng ơi từ đâu đến? (Năm khổ thơ cuối, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 107, 108) 2. Ăng-co Vát (Đoạn từ “Ăng-co Vát cổ đại.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123) 3. Vương quốc vắng nụ cười (Đoạn từ “Ngày xửa ngày xưa mái nhà.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2 - trang 132) 4. Con chim chiền chiện (Cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2 - trang 148)