Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử Lớp 6

docx 5 trang Hoài Anh 4513
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_6.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử Lớp 6

  1. TIẾT 19 KIỂM TRA GIỮA KÌ II I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Kể tên được các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. - Những nét chính của cuộc đấu tranh về văn hoá và bảo vệ bản sắc văn hoá của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc. 2. Năng lực - Nêu, trình bày, nhận xét và đánh giá một vấn đề. - Biết trình bày một bài lịch sử. 3. Phẩm chất - Giáo dục học sinh tính tự học, tự rèn, tính trung thực và tự giác trong kiểm tra II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Đề bài, ma trận. * Ma trận đề: Cấp Vận độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng Tổng cao TNK TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TL Q Chủ đề Các Thời Kể tên - Hiểu Ý ý nghĩa Đánh Đánh cuộc gian, các được nghĩa của cuộc giá giá khởi địa cuộc nguyên của khởi được được nghĩa điểm khởi nhân cuộc nghĩa việc cuộc tiêu biểu khởi nghĩa sâu xa khởi Hai Bà lập khởi giành nghĩa, tiêu khởi nghĩa Trưng đền nghĩa độc lập tên biểu nghĩa tiêu thờ nào trước triều trước Hai Bà biểu Hai tiêu thế kỉ X đại thế kỉ Trưng. nhất Bà biểu thống X Trưng nhất? nước ta thời Hai bà Trưng. Địa điểm đóng đô của Hai bà Trưng.
  2. Số câu: Số Số Số Số Số câu:1 Số Số Số Số điểm: câu:4 câu:1a câu:1 câu:1c Số điểm: câu:1 câu:1b câu:8 Tỷ lệ: % Số Số Số Số 0,25 Số Số Số điểm:1 điểm:1, điểm:0, điểm: Tỷ lệ: điểm: điểm:0 điểm:4, Tỷ lệ: 5 25 1 2,5% 0,25 ,5 75 10% Tỷ lệ: Tỷ lệ: Tỷ lệ: Tỷ lệ: Tỷ lệ: Tỷ lệ: 15% 2,5% 10% 2,5% 2,5% 47,5% Cuộc Biết kể tên Hiểu Phân biệt Cảm đấu được những được được: nét nhận tranh yếu tố phong mục văn hóa gì về bảo tồn kĩ thuật tục, tín đích của của những và phát nào của ngưỡng chính người phong triển Trung và lễ sách Việt tục, tín văn hóa Quốc hội đồng được giữ ngưỡn dân tộc mới điển hóa về gìn và g này của được du hình ở văn hóa phát người nhập địa đối với triển Việt. vào phương nhân trong Việt em dân ta thời kì Nam Bắc dưới thuộc? thời phong Bắc tục cổ thuộc của người Việt được lưu giữ đến ngày nay, nội dung khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc
  3. Số câu: Số Số Số Số câu:3 Số Số Số điểm: câu:1 câu:2a câu:1 Số câu:2b câu:7 Tỷ lệ: % Số Số Số điểm:0,7 Số Số điểm:0, điểm:2 điểm:0, 5 điểm:2 điểm:5, 25 Tỷ lệ: 25 Tỷ lệ:7,5 Tỷ 25 Tỷ lệ: 20% Tỷ % lệ:20 Tỷ lệ: 2,5% lệ:2,5 % % 52,5% Số câu: Số Số Số Số câu:2 Số Số Số Số điểm: câu:5 câu:1a câu:4 Số câu:1 câu:1 câu:14 Tỷ lệ: % Số +2a Số điểm:0,5 Số Số Số điểm:1, Số điểm:1 Tỷ lệ: điểm: điểm:3 điểm:10 25 điểm:4 Tỷ lệ: 5% 0,25 Tỷ lệ: Tỷ lệ: Tỷ lệ: Tỷ lệ: 10% Tỷ lệ: 30% 100% 12,5% 40% 2,5% • Biên soạn đề Câu 1. Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam? A. Hai Bà Trưng kháng chiến chống quân Hán xâm lược. B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa. C. Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa. D. Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa. Câu 2. Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống quân A. Lương. B. Ngô. C. Hán. D. Đường. Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 không xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây? A. Chế độ cai trị hà khắc của nhà Hán. B. Thi Sách (chồng Trưng Trắc) bị Tô Định giết. C. Đời sống nhân dân lầm than. D. Tô Định tham lam, tàn bạo, bóc lột. Câu 4. Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội). B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa). D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay). Câu 5. Nội dung nào không phải ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? A. Củng cố vững mạnh chính quyền tự chủ của nhân dân ta. B. Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt. C. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam. D. Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên trong thời kì Bắc thuộc. Câu 6. Sau khi giành thắng lợi, Hai Bà Trưng đóng đô ở đâu? A. Luy Lâu. B. Cổ Loa. C. Mê Linh. D. Hát Môn.
  4. Câu 7. Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng thể hiện điều gì? A. Khẳng định tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta. B. Nhân dân kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng. C. Thể hiện sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. D. Thể hiện vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc. Câu 8. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích gì? A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông. B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta. C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa. D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta. Câu 9. Đâu không phải nét văn hóa của người Việt được giữ gìn và phát triển trong thời kì Bắc thuộc? A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. B. Tục ăn trầu. C. Tục nhuộm răng đen. D. Tục xin chữ đầu năm. Câu 10. Đâu không phải phong tục cổ của người Việt được lưu giữ đến ngày nay? A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. B. Tục xăm mình. C. Tục ăn trầu. D. Tổ chức các lễ hội. Câu 11. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc mới được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc? A. Chế tạo đồ thủy tinh. B. Làm đồ gốm. C. Đúc trống đồng. D. Sản xuất muối. Câu 12. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc? A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì. B. Phong tục ăn trầu được truyền từ đời này sang đời khác. C. Người Việt tiếp thu tiếng Hán để thay thế tiếng mẹ đẻ. D. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe – nói bằng tiếng Việt. Tự luận Câu 1: Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trước thế kỉ X? cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? Em hãy cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất? Câu 2: Em hãy nêu sức sống của nền văn hoá bản địa? Hãy kể tên những phong tục, tín ngưỡng và lễ hội điển hình ở địa phương em. Em có cảm nhận gì về những phong tục, tín ngưỡng này? * Đáp án I. Phần trắc nghiệm ( 3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu4 Câu 5 Câu6 Câu7 Câu8 Câu9 Câu10 Câu11 Câu12
  5. B C B A A C B C D D A C II. Tự luận ( 7,0 diểm ) Câu 1 1. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (3,0 - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 3 đ điểm) - KN Bà Triệu. - KN Lý Bí. - KN Mai Thúc Loan. - KN Phùng Hưng. 2. Khởi nghĩa tiêu biểu nhất: Hai Bà Trưng. 3. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Chứng tỏ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, bất khuất của người Việt. - Tạo nền tảng, truyền thống đấu tranh và cổ vũ cho các phong trào khởi nghĩa giành độc lập, tự chủ sau này. - Chứng tỏ khả năng, vai trò của người phụ nữ trong lịch sử. Câu 2. Sức sống của nền văn hóa bản địa 3đ (4,0 - Người Việt giữ được phong tục tập quán của mình điểm) + Sống ở làng quê trong những ngôi nhà giản dị. + Người Việt vẫn nghe - nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ. + Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên tiếp tục được duy trì. + Phong tục, tập quán Việt vẫn được giữ gìn như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy. - Những phong tục tập quán trên cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thất bại: 1đ * những phong tục, tín ngưỡng và lễ hội điển hình ở địa phương. - Tổ chức lễ hội đầu năm mới - Làm bánh chưng vào ngày tết. - Thờ cúng ông bà tổ tiên.