Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Lịch sử - địa lí 6 - Năm học 2021-2022

docx 8 trang Hoài Anh 16/05/2022 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Lịch sử - địa lí 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_lich_su_dia_li_6_nam_hoc_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Lịch sử - địa lí 6 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 – NH 2021-2022 Môn: Lịch Sử - Địa Lí 6 Thời gian: 60 phút (Đề phụ) Câu 1 Lịch sử là những gì? Em hãy khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất. A. Đang diễn ra. B. Đã diễn ra trong quá khứ. C. Chưa diễn ra. D. Đã và đang diễn ra. Câu 2: Tư liệu hiện vật gồm: A. Những câu truyện cổ. B. Các văn bản ghi chép, sách, báo, nhật kí. C. Những công trình, di tích, đồ vật. D. Truyền thuyết về cuộc sống của người xưa. Câu 3: Để tính thời gian, con người dựa vào điều gì? A. Ánh sáng của Mặt Trời. B. Di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng. C. Mực nước sông hàng năm. D. Thời tiết mỗi mùa. Câu 4: Từ khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm vào năm 179 TCN đến nay (2021) là bao nhiêu năm? A. 1.840. B. 2.021. C. 2.200. D. 2.179. Câu 5: Theo tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm A. Đức Phật ra đời. B. Chúa Giê-su ra đời. C. Chúa Giê-su qua đời. D. Nguyệt thực toàn phần. Câu 6: Người tinh khôn còn được gọi là A. Vượn người. B. Người tối cổ.
  2. C. Người quá khứ. D. Người hiện đại. Câu 7: Tại sao người Ai Cập giỏi về hình học? A. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp. B. Phải phân chia ruộng đất cho nông dân. C. Phải xây dựng các công trình kiến trúc. D. Phải xây dựng các công trình thủy lợi. Câu 8: Chữ viết nào được sử dụng phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại? A. Chữ Phạn. B. Chữ Hán. C. Chữ La-tinh. D. Chữ Ka-na. Câu 9: Vào năm 221 TCN, ai là người thống nhất Trung Quốc? A. Tần Thủy Hoàng. B. Lưu Bang. C. Tư Mã Viêm. D. Lý Uyên Câu 10: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là A. Quý tộc và nô lệ. B. Chủ nô và nô lệ. C. Chủ nô và nông nô. D. Địa chủ và nông dân. Câu 11: Trái đất có dạng hình gì? A. Hình tròn B. Hình vuông C. Hình cầu D. Hình bầu dục Câu 12: Theo quy ước, trên Trái Đất có bao nhiêu múi giờ? A. 21 B. 23 C. 24 D. 22. Câu 13: So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc A. 23027’. B. 66033’.
  3. C. 56027’. D. 32027’. Câu 14: Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là từ theo quỹ đạo dạng hình elip gần tròn. A. Tây sang Đông B. Bắc xuống Nam C. Đông sang Tây D. Nam lên Bắc Câu 15: Trái Đất hoàn thành một vòng, tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian nào sau đây? A. Một ngày, đêm B. Một năm C. Một tháng D. Một mùa Câu 16: Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời mất khoảng Thời gian này gọi là một năm thiên văn. A. 364 ngày 3 giờ. B. 365 ngày 5 giờ. C. 365 ngày 6 giờ. D. 363 ngày 6 giờ. Câu 17: Việt Nam thuộc múi giờ thứ mấy? A. Thứ 4 B. Thứ 5 C. Thứ 6 D. Thứ 7 Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu làm cho mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do A. Ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào. B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục. C. Các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên. D. Trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo. Câu 19: Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm nào sau đây không thay đổi vị trí? A. Hai cực. B. Hai chí tuyến.
  4. C. Xích đạo. D. Vòng cực. Câu 20: Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở: A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây. B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông. C. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông. D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây. Câu 21: Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất được diễn ra như thế nào? A. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người. B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ. C. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn. D. Vượn người, Người tinh khôn, Người hiện đại. Câu 22: Các vương quốc phong kiến lục địa ở Đông Nam Á có ưu thế phát triển kinh tế A. Nông nghiệp. B. Thương nghiệp. C. Hải cảng. D. Dịch vụ. Câu 23: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc ở Đông Nam Á bước vào thời kì A. Phong kiến. B. Chiếm hữu nô lệ. C. Tư bản chủ nghĩa. D. Xã hội chủ nghĩa. Câu 24: Người Chăm, người Khơ-me, người Môn cổ ở Đông Nam Á tiếp thu chữ viết của nước nào? A. Trung Quốc. B. Ấn Độ. C. Hy Lạp. D. Ai Cập. Câu 25: Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, trong quá trình giao lưu thương mại, Đông Nam Á chủ yếu cung cấp mặt hàng gì? A. Sản vật tự nhiên: gỗ quý, hương liệu, ngà voi B. Tài nguyên thiên nhiên: vàng, bạc, kim cương
  5. C. Sản phẩm thủ công: len, dạ, đồ đồng, đồ sứ D. Các đồ dùng sinh hoạt: bình, vò, thạp, mâm Câu 26: Kiểu kiến trúc - đền, núi ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa nào? A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Triều Tiên. Câu 27: Sau khi lên ngôi, vua Hùng chia cả nước làm: A. 15 bộ. B. 15 tỉnh. C. 15 đạo. D. 15 chiềng, chạ. Câu 28: Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang? A. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. C. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp. D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Câu 29: Ai đã lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần xâm lược? A. Hùng Vương. B. Thục Phán. C. Hai Bà Trưng. D. Bà Triệu. Câu 30: Thục Phán lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt đánh quân xâm lược nào? A. Tần. B. Hán. C. Tùy. D. Đường. Câu 31: Khu vực Đông Nam Á nằm ở A. Phía đông bắc của châu Á. B. Phía tây nam của châu Á. C. Phía đông nam của châu Á.
  6. D. Phía đông của châu Á. Câu 32: Đâu không phải tên quốc gia cổ đại ra đời trên lãnh thổ Việt nam ngày nay? A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Chăm-pa. D. Kê-đa. Câu 33: Từ khoảng thế kỉ I, thương nhân quốc gia nào đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á? A. Ấn Độ. B. Hy Lạp. C. Ai Cập. D. Lưỡng Hà. Câu 34: Trong quá trình giao lưu văn hóa từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, tôn giáo nào đã được truyền bá vào Đông Nam Á? A. Hin-đu giáo và Phật giáo. B. Hin-đu giáo và Thiên Chúa giáo. C. Phật giáo và Thiên Chúa giáo. D. Hồi giáo và Phật giáo. Câu 35: Dưới thời Văn Lang, đứng đầu mỗi Bộ là A. Quan lang. B. Lạc tướng. C. Lạc hầu. D. Bồ chính. Câu 36: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là: A. Kinh tuyến Đông. B. Kinh tuyến Tây. C. Kinh tuyến 180o. D. Kinh tuyến gốc. Câu 37: Theo quy ước đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào? A. Tây. B. Đông. C. Bắc. D. Nam.
  7. Câu 38: Nằm giữa hướng Bắc và hướng Tây, ta có thể đọc là hướng A. Tây Bắc. B. Bắc Tây. C. Bắc - Tây Bắc. D. Đông Bắc. Câu 39: Để thể hiện đường giao thông, hướng di chuyển của gió, người ta sẽ sử dụng loại kí hiệu nào? A. Kí hiệu điểm. B. Kí hiệu đường. C. Kí hiệu diện tích. D. Kí hiệu hình học. Câu 40: Năm 201 thuộc thế kỉ thứ mấy? A. TK III. B. TK IV. C. TK II. D. TK. Hết
  8. Đáp án 1.B 2.C 3.B 4.C 5.B 6.D 7.A 8.A 9.A 10.B 11.C 12.C 13.B 14.A 15.A 16.C 17.D 18.B 19.A 20.C 21.C 22.A 23.A 24.B 25.A 26.A 27.A 28.C 29.B 30.A 31.C 32.D 33.A 34.A 35.B 36.D 37.B 38.A 39.B 40.A