Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Mao (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 2450
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Mao (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2016_2017_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Mao (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2016- 2017 Môn Lịch sử: 7 - Thời gian: 45’ Câu 1: (2đ) Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến là gì? Câu 2: (5,5đ) Kể tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý – Trần. Em hãy đánh giá một nhân vật lịch sử mà em yêu thích. Câu 3: (2,5đ) Em có nhận xét gì về cách đánh giặc của Trần Hưng Đạo trong chiến thắng Bạch Đằng năm 1288? Chiến thắng này cho em liên tưởng đến những chiến thắng nào, do ai chỉ huy? Đánh quân xâm lược nào? ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2016- 2017 Môn Lịch sử: 7 - Thời gian: 45’ Câu 1: (2đ) Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến là gì? Câu 2: (5,5đ) Kể tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý – Trần. Em hãy đánh giá một nhân vật lịch sử mà em yêu thích. Câu 3: (2,5đ) Em có nhận xét gì về cách đánh giặc của Trần Hưng Đạo trong chiến thắng Bạch Đằng năm 1288? Chiến thắng này cho em liên tưởng đến những chiến thắng nào, do ai chỉ huy? Đánh quân xâm lược nào?
  2. Đáp án – biểu điểm Câu Đáp án Điểm 1 * Cơ sở kinh tế: - Nông nghiệp kết hợp chăn nuôi, và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp đóng kín trong công xã nông thôn (Phương Đông) hay trong các lãnh địa phong kiến ( Phương Tây). 1 * Cơ sở xã hội: - Có 2 giai cấp: + Phương Đông: Địa chủ - nông dân + Phương Tây: Lãnh chúa – nông nô 0,5 - Mối quan hệ: Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông nô và nông dân lĩnh canh bằng địa tô 0,5 2 * Những nhân vật tiêu biểu: - Thời Ngô: Ngô Quyền, Đinh Công Trứ, Kiều Công Hãn 0,75 - Thời Đinh – Tiền Lê: Đinh Tiên Hoàng, Thái Hậu họ Dương, Lê Đại Hành (Lê Hoàn) 0,75 - Thời Lý: Lý Thái Tổ, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Kế Nguyên, Lý Chiêu Hoàng, Lý Thường Kiệt 0,75 - Thời Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Chu Văn An 0,75 * Đánh giá một nhân vật lịch sử: Ví dụ: - Lý Thường Kiệt là người có chí hướng, ham đọc binh thư và luyện tập võ nghệ. Là người có cốt cách và tài năng phi thường, có tài mưu lược, văn võ song toàn. 0,5 - Luân nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết vì nghĩa cả, nêu cao phẩm giá trung quân ái quốc tốt đẹp của bậc đại thần khi vận nước lâm nguy cũng như khi đất nước thái bình. 0,5 - Góp phần đắc lực cùng vua và triều đình trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đặc biệt góp phần củng cố sức mạnh của bộ máy nhà nước. 0,5 - Vạch kế hoạch chiến lược với những cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo: Tiến công trước để tự vệ, xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chặn giặc đẩy chúng vào thế bị động, chớp thời cơ để mở cuộc phản công, kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa. 0,5 - Đồng thời trực tiếp chỉ huy những trận đánh lừng danh nhất thế kỉ XI, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lăng nguy hiểm và xảo quyệt của quân Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. 0,5 3 * Nhận xét: - Biết kết thừa và phát huy sáng tạo cách đánh giặc của ông cha. 0,5 + Chọn và bố trí trận địa mai phục chứng tỏ nghệ thuật lợi dụng địa hình tài giỏi và ý chí quyết tâm tiêu diệt địch của vị Tổng chỉ huy. 0,5 + Thể hiện sự sáng tạo về nghệ thuật quân sự: biết phát huy cao độ yếu tố chủ quan, tận dụng mọi điều kiện khách quan thuận lợi. 0,5 + Biết tạo ra và lợi dụng chỗ yếu và sai lầm của địch để sáng tạo ra cách đánh giặc hay. 0,5 * Liên tưởng: - Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền chống quân xâm lược Nam Hán năm 938. 0,25 - Chiến thắng Bạch Đằng của Lê Hoàn chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất năm 981. 0,25