Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2021_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022
- PHÒNG GD&ĐT BUÔN ĐÔN ĐỀ KTĐG GIỮA HK II TRƯỜNG PT DTNT THCS BUÔN ĐÔN Năm học: 2021-2022 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6-KNTT&CS Các mức độ Thông Vận Nội dung Nhận biết hiểu Vận dụng dụng Cộng cao Ngữ liệu: - Biết được Hiểu Chỉ ra và văn bản : tên, thể loại , được nội phân tích Thánh phương thức dung được tác I. Đọc hiểu Gióng. biểu đạt của của đoạn dụng của văn bản. trích. yếu tố kì - Giải thích ảo trong nghĩa của từ. đoạn trích Số câu 2.0 1 1 4 Tổng số Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% Kể lại một Xác định Đảm bảo Diễn đạt Diễn truyện cổ đúng kiểu bài được các trôi chảy, đạt rõ tích bằng , đúng ngôi sự kiện kể theo ràng, II. Làm văn lời văn của kể yêu cầu. chính trình tự mạch em. của phù hợp. lạc khi truyện . làm bài. Số câu 1 Tổng số Số điểm 1.0 2.0 1.0 1.0 5.0 Tỉ lệ 10% 20% 10% 10% 50% Số câu 5 Tổng cộng Số điểm 4.0 3.0 2.0 1.0 10.0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% ĐỀ PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử
- để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy ” (SGK Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1: (1.5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 2: (1.0 điểm) Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Câu 3: (1.5 điểm) Hãy cho biết từ “xuân” trong câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “xuân’’ trong các câu đó. Mùa xuân (1) là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2) (Hồ Chí Minh) Câu 4: (1.0 điểm) Chỉ ra yếu tố kì ảo trong đoạn trích trên? Tác dụng của yếu tố kì ảo ấy là gì? PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Hóa thân thành nhân vật và kể lại một truyện cổ tích mà em thích nhất. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Bản hướng dẫn chấm chỉ định hướng các yêu cầu cơ bản cần đạt của đề, giáo viên cần nắm vững đáp án, biểu điểm để đánh giá hợp lí các mức độ năng lực của học sinh. Chấp nhận cách giải khác với hướng dẫn chấm nhưng hợp lí, thuyết phục, thể hiện được chính kiến riêng. - Cần đánh giá cao tính sáng tạo và năng khiếu bộ môn của học sinh, chú ý tính phân hóa trong khi định mức điểm ở từng câu. - Giáo viên có thể chi tiết hóa và thống nhất một số thang điểm ở các phần (nếu cần), nhưng không được thay đổi biểu điểm từng câu/phần của hướng dẫn chấm. - Tổng điểm toàn bài là 10.0, điểm lẻ nhỏ nhất là 0.25. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I. 1 - Đoạn văn được trích trong tác phẩm: “ Thánh Gióng ”. 0,5 - Thể loại: Truyện truyền thuyết. 0,5 ĐỌC - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự . 0,5 HIỂU (Học sinh diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn đạt điểm tối đa). 2 Nội dung chính của đoạn văn: Kể về sự ra đời vừa kì lạ, 1,0 vừa bình thường của Thánh Gióng.
- (Học sinh diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn đạt điểm tối đa). 3 - Từ “xuân” trong câu thơ: “Mùa xuân là tết trồng cây” 1,5 được dùng theo nghĩa gốc (Mùa xuân chỉ một loại mùa đặc trưng, để phân biệt thời tiết trong năm). - Từ “xuân” trong câu thơ: “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” được dùng theo nghĩa chuyển (ý nói đất nước mãi tươi trẻ, tràn đầy sức sống). 4 -Yếu tố kì ảo: 1,0 + Mang thai do ướm vào vết chân to. + Mang thai 12 tháng. - Tác dụng: Nói về sự ra đời một cách kì lạ của Thánh Gióng. II. * Yêu cầu chung: LÀM 1. Thể loại: Tự sự. VĂN 2. Nội dung: Truyện cổ tích. 3. Hình thức: - Bố cục bài văn chặt chẽ, rõ ràng. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp - Trình bày sạch đẹp. * Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể có cấu trúc bài làm theo nhiều cách nhưng cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: * Mở bài: Nhập vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể. * Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện. - Xuất thân của các nhân vật. - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. - Diễn biến chính: + Sự việc 1: + Sự việc 2: + Sự việc 3: (- Yêu cầu: + Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; nội dung được kể không làm sai lạc nội dung vốn có của truyện. + Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Có thể khai thác, nhấn mạnh nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. + Có thể bổ sung các yêu tố miêu tả, biểu cảm để tả người , tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.) * Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện. * Hướng dẫn cách chấm điểm:
- - Điểm 5: Bài làm có đầy đủ nội dung như dàn ý, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả. - Điểm 4: Bài làm có thể thiếu một vài ý nhỏ trong nội dung dàn ý, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, trình bày sạch đẹp, sai một vài lỗi chính tả. - Điểm 3: Bài làm chỉ thể hiện 50% nội dung trong dàn ý, bố cục rõ ràng, diễn đạt một số chỗ còn vụng, sai một vài lỗi chính tả. - Điểm 1- 2: Bài làm còn sơ sài, chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, dùng từ, đặt câu còn lủng củng hoặc không biết diễn đạt, sai quá nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Bài làm lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng. * Lưu ý: Giáo viên cần linh hoạt dựa vào bài viết của học sinh để chấm điểm cho phù hợp. Tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích bài viết có sự sáng tạo, giàu cảm xúc, tình cảm chân thành. Giáo viên Nguyễn Xuân Vinh