Đề kiểm tra giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6_nam_hoc_2.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2021-2022
- TRƯỜNG THCS HOÀ SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK II NĂM HỌC 2021- 2022 TỔ KHTN MÔN : KHTN 6 , Tiết 54 Thời gian làm bài: 60 phút I/ MỤCTIÊU: - Đánh giá một số kiến thức, kĩ năng đã học trong chương trình khoa học tự nhiên 6 học kì II . - Phát hiện lệch lạc của HS trong nhận thức để điều chỉnh PPD- H cho phù hợp . - Giáo dục ý thức tự giác, trung thực trong thi cử. - Hình thức : 100% trắc nghiệm – 40 câu . II/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề 1.Chủ đề 8 Vi khuẩn Câu 1,2,3 Câu 5,6,7 Câu 8 Câu 20 (15 tiết ) Nguyên sinh vật Câu 4 , 11 Câu 15 Câu 17 Câu 9,10 Nấm Thực vật Câu 12,13 Câu 14,16 Câu 18 Câu 19 2. Chủ đề 9 Lực và biểu diễn Câu 22,23,33 Câu 21 Lực lực (tiết ) Tác dụng của lực Câu 34 Câu 25 Lực hấp dẫn và Câu 26,27 Câu 28,31 Câu 29,30 trọng lượng Lực tiếp xúc và Câu 32,35 lực không tiếp xúc Biến dạng của lò Câu 36 Câu 24 Câu 37,40 xo. Phép đo lực Lực ma sát Câu 38 Câu 39 Tổng số câu 16 câu – 4 điểm12 câu – 3điểm 8 câu -2điểm 4 câu -1điểm Tổng số điểm 40% 30% 20% 10% Tổ duyêt GV tổng hợp ma trận Trần Thế Nhường Nguyễn Thị Hằng
- TRƯỜNG THCS HOÀ SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK II NĂM HỌC 2021- 2022 TỔ KHTN MÔN : KHTN 6 , Tiết 54 ( trên Azota ) Thời gian làm bài: 60 phút Hãy chọn 1 phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau : Câu 1. Sinh vật có tế bào nhân sơ là A. vi khuẩn. B. nấm. C. nguyên sinh vật. D. thực khuẩn . Câu 2. Bệnh nào do vi khuẩn gây nên ? A. Bệnh thuỷ đậu. B. Covid – 19. C. Bệnh lao phổi. D. Bệnh quai bị. Câu 3. Sữa được lên men thành sữa chua nhờ A. nguyên sinh vật. B. thực vật . C. Nấm . D. Vi khuẩn. Câu 4. Trong các sinh vật sau, sinh vật nào thuộc nhóm Nguyên sinh vật? A. Phẩy khuẩn tả . B. Liên cầu khuẩn. C.Virut Corona . D. Muỗi Anopheles. Câu 5. Bệnh kiết lị lây truyền qua A. đường máu. B. đường hô hấp. C. đường tiêu hoá. D. đường mẹ sang con. Câu 6. Nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi là A. thực vật. B. nấm. C. vi khuẩn. D. nguyên sinh vật. Câu 7. Tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt là triệu chứng của bệnh A. tiêu chảy. B. kiết lị. C. sốt rét. D. Covid – 19. Câu 8. Ngủ màn là một biện pháp phòng bệnh A. tiêu chảy. B. sốt rét. C. kiết lị. D. Covid – 19. Câu 9. Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, nấm được chia thành 2 nhóm là A. nấm đảm và nấm túi. B. nấm đơn bào và nấm đa bào C. nấm ăn được và nấm độc. D. nấm có lợi và nấm có hại. Câu 10. Nấm được sử dụng để sản xuất thuốc kháng sinh penicilin là A. nấm rơm. B. nấm mốc. C. nấm hương. D. Nấm sò. Câu 11. Nguyên sinh vật nào sau đây có hình dạng không ổn định? A. Trùng roi . B. Trùng sốt rét . C. Trùng giày . D. Trùng biến hình . Câu 12. Nhóm thực vật phát triển nhất là: A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Hạt trần. D. Hạt kín. Câu 13. Nhóm thực vật chưa có mạch dẫn là A. nhóm rêu. B. nhóm dương xỉ. C. nhóm thực vật. D. nhóm cây lương thực. Câu 14. Đặc điểm bên ngoài giúp nhận ra cây dương xỉ là A. thân cao to. B. lá cứng. C. có mạch dẫn. D. lá non thường cuộn lại ở đầu Câu 15. Đâu là đại diện của nấm đảm ? A. Nấm hương . B. Nấm men . C. Nấm đông trùng hạ thảo . D. Nấm cốc . Câu 16. Đặc điểm bên ngoài giúp nhận ra cây Hạt kín là A. có mạch dẫn hoàn thiện. B. có thân, lá, rễ. C. có hoa. D. có hạt. Câu 17. Nấm được dùng để sản xuất rượu là A. nấm linh chi. B. nấm độc đỏ. C. nấm men. D. nấm đông trùng hạ thảo. Câu 18. Nhóm thực vật có mạch, có hạt, không có hoa là A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Hạt trần. D. Hạt kín. Câu 19. Thực vật góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và trong không khí. Từ thích hợp để điền vào chỗ trống là: A. Carbon dioxide. B. Động vật. C. Nitrogen. D. Hơi nước
- Câu 20. Điểm khác nhau cơ bản giữa virus và vi khuẩn là A. virus có hại, vi khuẩn có lợi. B. virus có lợi, vi khuẩn có hại. C. virus không có tế bào, vi khuẩn có tế bào. D. virus gây bệnh, vi khuẩn không gây bệnh. Câu 21. Một quả cân nặng 100g thì có trọng lượng là 1N, vậy một vật có khối lượng 0,4kg thì lực cần biểu diễn có độ lớn là bao nhiêu N ? A.2N. B. 4N. C. 6N. D. 8N. Câu 22. Đơn vị lực là gì ? A. Niutơn . B.kilôgam . C.mét khối. D. lít. Câu 23. Để biểu diễn một lực tác dụng lên môt vật bằng mũi tên thì cần các yếu tố nào sau đây theo quy ước: A.Lực, gốc , hướng. B. Điểm đặt, gốc, hướng. C. Gốc, hướng và chiều dài biểu diễn độ lớn của lực. D. Phương , chiều và điểm đặt. Câu 24. Thế nào là sự biến dạng ? A. là sự thay đổi theo kiểu hình tròn . B.là hình dạng của vật vẫn giữ nguyên không thay đổi. C. là sự thay đổi theo kiểu hình chữ nhật . D.là sự thay đổi hình dạng của vật. Câu 25. Khi ta đá quả bóng vào bức tường, lực do tường tác dụng lên quả bóng: A.Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng. D. Quả bóng không biến dạng cũng không biến đổi chuyển động. Câu 26. Đâu là khái niệm khối lượng của một vật ? A. Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. B. Khối lượng là cân nặng của vật khi bỏ trong hộp. C. Khối lượng là trọng lượng của một vật. D. Khối lượng là số đo cân nặng của các vật. Câu 27. Khối lượng được kí hiệu bằng chữ gì ? A. gam B.m C. kg D. n Câu 28. Lực hấp dẫn là; A. lực đẩy giữa các vật có khối lượng. B. lực kéo giữa các vật có khối lượng. C. lực kéo và đẩy giữa các vật có khối lượng. D. lực hút giữa các vật có khối lượng. Câu 29. Một xe tải có khối lượng 7 tấn thì xe tải đó có trọng lượng là: A. 70N. B. 700N . C. 7000N. D. 70.000N. Câu 30. Một túi giấy vụn nặng 1kg và một thanh đồng có khối lượng1000g đặt gần nhau trên mặt bàn. Nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Hai vật có cùng trọng lượng. B. Hai vật có cùng thể tích. B. Hai vật có cùng khối lượng. C. Giữa hai vật có lực hấp dẫn. Câu 31. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về trọng lượng của vật: A. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật . B. Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật . C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế . D. Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật. Câu 32. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc ? A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo đang treo trên cành cây. B. Lực của nam châm hút miếng sắt vụn đặt cách nó một đoạn.
- C. Lực hút giữa Trái Đất và mặt trăng. D. Lực của quả nặng tác dụng lên lò xo khi móc quả nặng vào lò xo. Câu 33. Lực thường kí hiệu chữ gì ? A. P. B. F. C. M. D. K. Câu 34. Lực mà vận động viên tác dụng vào quả tạ khi nâng quả tạ A.Lực ép. B. Lực đẩy. C. Lực nén. D. Lực đàn hồi. Câu 35. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc ? A. Lực của tay bạn An tác dụng lên cây bút . B. Lực của chân bạn Minh tác dụng vào quả bóng. C.Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quyển vở đặt trên bàn. D. Lực của gió tác dụng vào lá cây. Câu 36. Để đo lực người ta dùng dụng cụ gì ? A.Cân . B. Bình chia độ . C. Lực kế . D. Tốc kế . Câu 37. Treo một vật vào đầu 1 lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 2N. Điều này có nghĩa gì ? A. Khối lượng của vật bằng 1g. B. Trọng lượng của vật bằng 3N. C. Khối lượng của vật bằng 2g . D.Trọng lượng của vật bằng 2N. Câu 38. Lực ma sát càng lớn khi nào? A. Khi mặt tiếp xúc giữa hai vật càng nhẵn bóng. B. Khi mặt tiếp xúc giữa hai vật càng gồ ghề. C. Khi mặt tiếp xúc giữa hai vật được bôi dầu mở. D. Khi mặt tiếp xúc giữa hai vật càng gồ ghề và được bôi dầu mở. Câu 39. Một lực kế có giới hạn đo(GHĐ) là 6N, từ vạch số 0(N) đến vạch số 1(N) được chia ra 5 khoảng bằng nhau. Vậy độ chia nhỏ nhật (ĐCNN)của lực kế này là bao nhiêu N ? A. 0,1N. B. 0,2N . C. 0,3N . D. 0,4N. Câu 40. Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với A. Khối lượng vật treo . B. Khối lượng và thể tích vật treo . C. Trọng lượng và thể tích vật treo . D. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng vật treo. GV tổng hợp đề Tổ duyệt Nguyễn Thị Hằng Trần Thế Nhường
- TRƯỜNG THCS HOÀ SƠN ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HK II NĂM HỌC 2021- 2022 TỔ KHTN MÔN : KHTN 6 , Tiết 54 ( trên Azota ) Mỗi câu được 0,25 điểm Câu 1.A 2.C 3.D 4.C 5.C 6.D 7.B 8.B 9.B 10.B Câu 11.D 12.D 13.A 14.D 15.A 16.C 17.C 18.C 19.A 20.C Câu 21.B 22.A 23.C 24.D 25.C 26.A 27.B 28.D 29.D 30.B Câu 31.A 32.D 33.B 34.B 35.C 36.C 37.D 38.B 39.B 40.A Tổ duyệt GV tổng hợp Trần Thế Nhường Nguyễn Thị Hằng