Đề kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử địa lý 6 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử địa lý 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_lich_su_dia_ly_6_nam_hoc_2021.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử địa lý 6 - Năm học 2021-2022
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Lịch sử - Địa lý 6 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Vận Vận dụng dụng cao thấp 1. Đông Nam - Thời gian các - Quốc gia phong kiến Á từ những vương quốc phong ở Đông Nam Á phát thế kỉ tiếp kiến ở khu vực Đông triển mạnh về hoạt giáp đầu Nam Á được hình động buôn bán đường công nguyên thành biển đến thế kỉ X - Nguồn sản vật nổi - Các tín ngưỡng bản tiếng của các quốc địa Đông Nam Á đã gia phong kiến Đông dung hợp với tôn giáo Nam Á nào từ Ấn Độ và Trung Quốc 2. Việt Nam - Thời gian tồn tại - Kinh đô của nhà Tại sao chính từ khoảng nước Âu Lạc nước Văn Lang quyền phong thế kỉ VII kiến phương - Những nét chính về trước công Bắc thực hiện đời sống vật chất, đời nguyên đến chính sách sống tinh thần của cư đầu thế kỉ X đồng hoá dân dân Văn Lang – Âu tộc Việt Lạc 3. Đất và Không phải là đặc - Kiểu thảm thực vật sinh vật trên điểm của rừng nhiệt thuộc đới nóng Trái đất đới - Đặc điểm rừng nhiệt đới, một số biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới Số câu TN: 4 TN: 4 TL: 1 TL: 1 TL: 1
- Tổng số câu: 5 5 1 11 Số điểm: 4.5 4.0 1.5 10 Tỉ lệ: 45% 40% 15% 100% ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 Môn Lịch sử - Địa lý 6 Thời gian làm bài: 60 phút (không tính thời gian giao đề) Ngày khảo sát: 12/02/2022 I. Trắc nghiệm (4.0 điểm). Chọn đáp án đúng: Câu 1. Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành vào khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII B. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV D. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII Câu 2. Quốc gia phong kiến nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển? A. Chân Lạp B. Pa-gan C. Cam-pu-chia D. Sri Vi-giay-a Câu 3. Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là? A. Gia vị B. Nho C. Chà là D. Ô liu Câu 4. Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với tôn giáo nào từ Ấn Độ và Trung Quốc? A. Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo B. Phật giáo và Thiên Chúa giáo C. Ấn Độ giáo và Phật giáo D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo Câu 5. Kinh đô của nhà nước Văn Lang là: A. Phong Châu (Vĩnh Phúc) B. Phong Châu (Phú Thọ) C. Cẩm Khê (Hà Nội) D. Cổ Loa (Hà Nội) Câu 6. Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN B. Từ năm 258 TCN đến năm 179 TCN
- C. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN D. Từ năm 208 TCN đến năm 43 Câu 7. Kiểu thảm thực vật nào dưới đây thuộc đới nóng? A. Xa van B. Thảo nguyên C. Đài nguyên D. Rừng lá kim Câu 8. Ý nào không phải là đặc điểm của rừng nhiệt đới: A. Cấu trúc tầng có nhiều tầng B. Trong rừng có nhiều loài leo trèo giỏi, chim ăn quả C. Rừng có nhiều loài cây lá kim D. Rừng có nhiều loài dây leo thân gỗ, phong lan, tầm gửi II. Tự luận (6.0 điểm) Câu 9 (1.5 điểm). Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt? Câu 10 (2.5 điểm). Trình bày những nét chính về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc? Câu 11. (2.0 điểm). Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới? Một số biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: SBD: Phòng thi số:
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 Môn Lịch sử - Địa lý 6 I. Trắc nghiệm (4.0 điểm) Mỗi câu đúng 0.5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D A C B C A C II. Tự luận (6.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 9 Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách 1.5 đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích: Khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán; từ đó làm thui chột ý chí đấu tranh của người Việt. 10 Đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc: - Đời sống vật chất: 1.5 + Nghề nông trồng lúa nước cùng với việc khai khẩn đất hoang, làm thuỷ lợi. + Nghề luyện kim với nghề đúc đổng và rèn sắt đạt nhiều thành tựu rực rỡ (trống đồng, thạp đồng). + Nguồn thức ăn và nhà ở. + Trang phục và cách làm đẹp. - Đời sống tinh thần: Tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần 1.0 trong tự nhiên; tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, ; các lễ hội gắn với nông nghiệp trồng lúa nước.
- 11 Đặc điểm của rừng nhiệt đới. Một số biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới: - Đặc điểm: 1.25 + Phân bố: Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam + Nhiệt độ trung bình năm trên 21o C + Lượng mưa trung bình năm trên 1700 mm + Động vật: rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn, nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ + Thực vật: Rừng gồm nhiều tầng, trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chẳng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây 0.75 - Biệp pháp: + Không săn bắt trái phép động vật + Không chặt cây, đốn rừng + Phủ xanh đất trống, đồi trọc + Tiết kiệm giấy là bảo vệ rừng + Nhân giống các loài thực vật quý có nguy cơ tuyệt chủng + Nâng cao ý thức con người về tầm quan trọng của rừng