Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- Trường TH&THCS PHONG ĐÔNG Đề kiểm tra giữa HKII. Năm học 2021-2022 Môn: Tiếng Việt. Lớp 4A Điểm Thời gian: phút Họ và tên: . Ngày kiểm tra: ./04/2022 Điểm Lời nhận xét của thầy (cô) giáo A. Kiểm tra đọc: (10 điểm). I. Đọc thành tiếng (3 điểm). II . Đọc hiểu: (7 điểm). Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì. Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi. Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có” Sưu tầm * Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và trả lời câu hỏi : Câu 1. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An chiếc áo gì ? ( 0,5 điểm) M1 a. Một chiếc áo khoác mới. b. Một chiếc áo dài tay mới. c. Một chiếc áo len mới. d. Một chiếc áo thun mới. Câu 2. Vì sao khi nhận chiếc áo từ tay mẹ, An lại vùng vằng ? ( 0,5 điểm) M1 a. Vì chiếc áo quá dài. b. Vì chiếc áo quá rộng. c. Vì chiếc áo quá chật. d. Vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Câu 3. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé trên người chỉ có gì ? ( 0,5 điểm) M1 a. Một chiếc áo khoác. b. Một cái ba lô. c. Một cái cặp sách d. Một tấm áo mong manh.
- Câu 4. Cuộc đời này còn nhiều người như thế nào ? ( 0,5 điểm) M1 a. Giàu có lắm. b. Thiệt thòi lắm. c. Vất vả lắm. d. Sung sướng lắm. Câu 5. Em hãy nêu nội dung của câu chuyện. ( 1 điểm) M2 Câu 6. Nếu em là An em sẽ nói với bố mẹ điều gì ? ( 1 điểm) M3 Câu 7. Câu “ Cậu ném chiếc áo xuống đất.” thuộc kiểu câu kể nào ? ( 1 điểm) M1 a. Ai là gì ? b. Ai làm gì ? c. Ai thế nào ? d. Không thuộc câu kể nào. Câu 8. Vị ngữ trong câu “ Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng.” là: (1 điểm) M1 a. Bất giác. b. An cảm thấy hối hận vô cùng. c. Cảm thấy hối hận vô cùng. d. Bất giác, An. Câu 9. Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học. ( 1 điểm) M3 B. Kiểm tra viết I. Chính tả: Nghe - viết. Bài “ Hoa học trò” (Từ đầu đậu khít nhau) TV tập 2 (trang 50)
- II. Tập làm văn: Hãy tả một cây hoa, cây ăn quả hay cây có bóng mát mà em yêu thích (8 điểm)
- Đáp án. Câu 1 2 3 4 7 8 Ý a d d b b c Câu 5. Chúng ta hãy quý trọng những gì mình đang có vì xung quanh còn nhiều người thiệt thòi hơn. Câu 6. Ví dụ: Con xin lỗi bố mẹ. Con đã có thái độ không đúng làm bố mẹ buồn. Câu 9. Học sinh đặt câu đúng yêu cầu và đủ ý, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm cảm ( 1 điểm). * Ví dụ: Bạn hãy giữ trật tự để nghe cô giảng bài! Bạn nên giữ trật tự cho mình còn nghe cô giảng bài! B. Phần viết: ( 10 điểm) I. Chính tả: ( 2 điểm ) - Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, đúng kiểu chữ, đúng chính tả cả đoạn : 2 điểm. - Mắc 1 lỗi trừ 0,2đ ; Các lỗi giống nhau chỉ trừ 1 lần. II. Tập làm văn: ( 8 điểm ) * Học sinh viết được một bài văn tả một cây hoa mà em yêu thích. + Khả năng tạo lập văn bản, khả năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu, khả năng lập ý, sắp xếp ý, lỗi chính tả, dấu câu, chữ viết, trình bày. - Tùy vào bài viết để GV cho điểm