Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 sách Cánh Diều - Trường TH&THCS Trung Thành (Có đáp án)

doc 5 trang hoaithuk2 23/12/2022 4530
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 sách Cánh Diều - Trường TH&THCS Trung Thành (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop_7_sach_c.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 sách Cánh Diều - Trường TH&THCS Trung Thành (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG TH&THCS TRUNG THÀNH MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút Đề chính thức Đề kiểm tra gồm có 04 trang A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Hãy lựa chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái (A/B/C/D) đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì ? A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc. B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng, C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa. Câu 2. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là: A. Địa chủ và nông dân. B. Chủ nô và nô lệ. C. Lãnh chúa và nông nô. D. Lãnh chúa và nông dân tự do. Câu 3. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những giai cấp cơ bản nào ? A. Lãnh chúa và nông nô. B. Địa chủ và nông dân tá điền. C. Quý tộc và công nhân. D. Tư sản và vô sản. Câu 4. Ý nào dưới đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV ? A. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển. B. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. C. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức. D. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến. Câu 5. Hệ tư tưởng của chế độ phong kiến châu Âu là gì ? A. Phật giáo B. Ki-tô giáo C. Hồi giáo D. Ấn Độ giáo Câu 6. Phong trào cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đến đạo Ki-tô ? A. Không có tác động gì đến đạo Ki-tô. B. Làm sụp đổ hoàn toàn đạo Ki-tô. C. Củng cố nền thống trị của đạo Ki-tô đối với xã hội. D. Dẫn tới sự phân hóa thành hai giáo phái là Cựu giáo và Tân giáo. Câu 7. Triều đại nào được coi là triều đại phát triển thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc ? A. Nhà Đường. B. Nhà Tống. C. Nhà Minh. D. Nhà Thanh. Câu 8. Thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là: A. ca múa. B. tiểu thuyết. C. thơ. D. kịch nói.
  2. 2 II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Theo em, cuộc phát kiến địa lí nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? Câu 2. (1,0 điểm) Hãy lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh). Câu 3. (0,5 điểm) Cho biết một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại (các thành phố cổ, trường đại học, ) còn được bảo tồn, giữ gìn và phát triển đến ngày nay ? B. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ (5,0 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A/B/C/D) đầu câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Châu Âu có diện tích: A. trên 8 triệu km2. B. trên 9 triệu km2. C. trên 10 triệu km2. D. trên 11 triệu km2. Câu 2. Châu Âu không có đới khí hậu nào ? A. Cực và cận cực. B. Cận nhiệt. C. Nhiệt đới. D. Ôn đới. Câu 3. Khu vực đồng bằng của châu Âu kéo dài từ tây sang đông, chiếm: A. 1/3 diện tích châu lục. B. 1/2 diện tích châu lục. C. 3/4 diện tích châu lục. D. 2/3 diện tích châu lục. Câu 4. Dãy núi nào sau đây là ranh giới tự nhiên ngăn cách châu Âu với châu Á ? A. Dãy U-ran. B. Dãy An-pơ. C. Dãy Cac-pat. D. Dãy Xcan-đi-na-vi. Câu 5. Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất về đô thị hóa ở châu Âu ? A. Mức độ đô thị hóa cao. B. Mức độ đô thị hóa thấp. C. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát. D. Mức độ đô thị hóa rất thấp. Câu 6. Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu là: A. cơ cấu dân số trẻ. B. cơ cấu dân số già. C. tỉ lệ nam nhiều hơn nữ. D. trình độ học vấn thấp. Câu 7. Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ châu Á mở rộng nhất là bao nhiêu km ? A. 6200 km. B. 7200 km. C. 8200 km. D. 9200 km Câu 8. Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6 II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu. Câu 2. (1,5 điểm) Châu Âu đã có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường nước không bị ô nhiễm ? Hết
  3. 3 PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG TH&THCS TRUNG THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn : Lịch sử và Địa lý - Lớp 7 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C D B B D A C II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Biểu Câu Nội dung cần đạt điểm Học sinh trình bày quan điểm cá nhân (về một cuộc phát kiến địa lý). Sau đây là một số gợi ý: Ý kiến 1: Cuộc phát kiến địa lý của Ph. Ma-gien-lăng là quan trọng nhất, vì: – Đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới (dài nhất: 3 năm). – Thông qua cuộc phát kiến này: + Đã chứng minh được trên thực tế rằng: trái đất hình tròn; góp phần 1 làm sụp đổ các tư tưởng triết học bảo thủ, sai lầm của giáo hội Thiên (1,5 Chúa. điểm) 1,5 + Quá trình hoàn thành bản đồ thế giới được thúc đẩy từ đó tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến tiếp theo. Ý kiến 2: Cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô là quan trọng nhất, vì với cuộc phát kiến này, một lục địa mới đã được phát hiện – đó là châu Mĩ. Ý kiến 3: Cuộc phát kiến địa lí của Va-xcô-đơ Ga-ma là quan trọng nhất, vì: cuộc phát kiến này tìm ra con đường hàng hải kết nối phương Tây với phương Đông (đến được Ấn Độ). Học sinh có thể lập sơ đồ bằng nhiều hình thức khác nhau, song phải hướng 2 đến trục thời gian sau: (1,0 Nhà Đường (618-907) -> Nhà Tống (960-1279) -> Nhà Nguyên (1271-1368) điểm) -> Nhà Minh (1368-1644) -> Nhà Thanh (1644-1911) Ví dụ: 1,0
  4. 4 Học sinh liệt kê được một số dấu ấn tiêu biểu của các thành thị trung đại còn được bảo tồn, giữ gìn và phát triển đến ngày nay. Sau đây là một số gợi ý: 3 Một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị Trung đại: (0,5 – Các thành phố: Phi-ren-xê (Italia), Bru-ge (Vương quốc Bỉ) điểm) 0,5 – Các trường đại học: Bô-lô-nha (Italia), O-xphớt (Anh), Xooc-bon (Pháp) B. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ (5,0 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C D A A B D C II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Biểu Câu Nội dung điểm Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu: 1,5 Châu Âu có 2 khu vực địa hình chính là đồng bằng và miền núi: - Khu vực đồng bằng: + Chiếm 2/3 lớn diện tích châu lục, gồm ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông 0,5 1 Âu, các đồng bằng trung và hạ lưu sông Đa-nuýp, (1,5 + Đặc điểm địa hình khác nhau do nguồn gốc hình thành khác nhau. 0,25 điểm - Khu vực miền núi, bao gồm: + Địa hình núi già phía bắc và vùng trung tâm châu lục (dãy Xcan- 0,5 đi-na-vi, U-ran, ). Phần lớn có độ cao trung bình hoặc thấp. + Địa hình núi trẻ phía nam (dãy An-pơ, Cac-pat, Ban-căng ). 0,25 Phần lớn có độ cao trung bình dưới 2000m. Các biện pháp để bảo vệ môi trường nước không bị ô nhiễm ở 1,5 châu Âu: 2 - Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hóa chất độc hại 0,5 (1,5 từ sản xuất nông nghiệp. điểm - Đảm bảo việc xử lí rác thải, nước thải sinh hoạt và sản xuất công 0,5 nghiệp trước khi thải ra môi trường. - Kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế 0,25
  5. 5 biển. - Nâng cao ý thức của người dân. 0,25