Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Trấn (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 5180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Trấn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Trấn (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 GIA TRẤN Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3 điểm) * Em hãy đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu sau: “Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” Trích Lão Hạc - Nam Cao Sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016 1) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? 2) Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể con người trong đoạn trích trên. 3) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN. (7 điểm) Nếu là người được chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu truyện đó như thế nào? HẾT Họ và tên học sinh: ; Số báo danh:
  2. TRƯỜNG: THCS GIA TRẤN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA GIA VIỄN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: NGỮ VĂN 8 I. PHẦN: ĐỌC - HIỂU ( 3 điểm) Câu Nội dung Điểm 1,0 1 -Đọc trích trên sử dụng phương thức biểu đạt: Miêu tả -Trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể con người trong đoạn trích trên: 1,0 2 Mắt, mặt, đầu, miệng. - Nội dung chính của đoạn trích trên: Diễn tả cụ thể và sâu sắc sự đau 1.0 3 đớn về tinh thần của Lão Hạc khi phải dằn lòng bán đi cậu vàng. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN. (7 điểm) Ý Nội dung Điểm * Yêu cầu chung: 7,0 - Dạng bài kể chuyện: Kể chuyện có sẵn theo ngôi kể khác, bằng cách tưởng tượng thêm nhân vật chứng kiến (tôi) -Nội dung: Kể lại cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông Giáo (Nam Cao, Lão Hạc) - Mục đích: Làm rõ nỗi đau khổ, ân hận của Lão Hạc khi phải bán con chó vàng và sự cảm thông của ông giáo với lão. 1 Mở bài: 1,0 - Hoàn cảnh được chứng kiến câu chuyện (tôi ngồi chơi với ông giáo- đang trò chuyện ) 2 Thân bài:-Diễn biến câu chuyện. 5,0 *Lão Hạc xuất hiện, hình ảnh của lão Hạc qua ấn tượng của “ tôi” 0,5 *Câu chuyện giữa lão Hạc với ông giáo. 0,5 +Lão Hạc kể chuyện bán chó. 1,0 -Nội dung lời kể. 0,25 -Ngoại hình và tâm trạng Lão Hạc.(Phần này sử dụng tác phẩm, 0,25 chỉ thay đổi ngôi kể cho phù hợp) 1,0 +Ông giáo khi nghe kể chuyện.( qua cảm nhận của “tôi”) -Tả ngoại hình để thể hiện tâm trạng nhân vật. 0.25 -Lời an ủi, cảm thông của ông giáo với lão Hạc. 0,25 + Suy nghĩ cảm xúc của nhân vật “ tôi” 0,5 -Về lão Hạc. 0,25
  3. - Về cuộc sống. 0,25 Kết bài : 1,0 3 -Lão Hạc về nhà. 0,5 - “Tôi” bày tỏ thái độ, tình cảm với lão Hạc.Tâm trạng của ông giáo. 0,5 VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN Điểm 7,0: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn tự sự, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, gãy gọn, khúc chiết, sáng tỏ; diễn đạt trôi chảy, lô gic; trình bày sạch sẽ, rõ ràng; chữ viết đúng chính tả. Điểm 5 – 6 : Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn tự sự, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, diễn đạt có thể chưa tốt, , mắc một số lỗi chính tả. Điểm 3 - 4: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn tự sự; thiếu nhiều ý, nhiều ý lạc, bài viết không có bố cục, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. Điểm 0 - 1: Lạc đề hoàn toàn. Bỏ giấy trắng. *Lưu ý: - Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức trình bày, chữ viết, chính tả ) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. - Tôn trọng sự sáng tạo trong quá trình làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm của học sinh, không yêu cầu học sinh nhất thiết phải theo đúng trình tự như hướng dẫn chấm bài kiểm tra trên đây. -Trên đây là những gợi ý, giáo viên chấm bài cần linh hoạt, đánh giá một cách tổng quát bài làm của học sinh. Cần khuyến khích những bài làm hay, sáng tạo