Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

doc 5 trang Hoài Anh 3150
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH&THCS Phong Đông ĐỀ KIỂM TRA GiỮA HỌC KÌ I NĂM 2019- 2020 LỚP: 4/ MÔN: TIẾNG VIỆT Họ và tên: THỜI GIAN: PHÚT Điểm Lời phê của giáo viên I. Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) a. Đọc thầm bài văn sau: Về thăm bà Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ: - Bà ơi ! Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư ? Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương: - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu ! Thanh đi người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà đã che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. - Cháu đã ăn cơm chưa ? - Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói. Bà nhìn cháu giục: - Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt ! Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh. Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. (Theo Thạch Lam)
  2. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Không gian trong ngôi nhà của bà như thế nào khi Thanh trở về ? (0,5 điểm) A. Yên lặng B. Nhộn nhịp C. Mát mẻ D. Ồn ào Câu 2: Dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già ? (0,5 điểm) A. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng. B. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, mắt hiền từ. C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, mắt hiền từ. D. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, chống gậy trúc. Câu 3: Khi gặp lại bà, Thanh cảm thấy thế nào ? (0,5 điểm) A. Thích thú B. Vui vẻ C. Đầm ấm D. Cảm động Câu 4: Trong từ bình yên, tiếng yên do những bộ phận nào cấu tạo thành? (0,5 điểm) A. Âm đầu và vần B. Vần và thanh C. Âm đầu và thanh D. Cả âm đầu, vần và thanh Câu 5 : : Dòng nào sau đây chỉ có từ láy ? ( 1 điểm) A. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng B. thanh thản, mát mẻ, mến thương, sẵn sàng. C. che chở, bình yên, thanh thản, mát mẻ D. sẵn sàng, hiền từ, mát mẻ, thanh thản Câu 6: Vì sao Thanh đã khôn lớn rồi mà vẫn "cảm thấy chính bà đã che chở cho mình như những ngày còn nhỏ"? ( 1đ) Câu 7: Câu cháu đã về đấy ư ? được dùng làm gì ? (0,5 điểm) A. Dùng thay lời chào B. Dùng để hỏi C. Để đề nghị, yêu cầu D. Dùng để yêu cầu, đề nghị Câu 8: Trong bài “Về thăm bà”, các câu nói trực tiếp của Thanh và bà được dùng kèm với dấu câu nào ? (1 điểm)
  3. Câu 9: Nếu em là Thanh, khi được trở về thăm bà, em sẽ nói gì với bà của mình ? (1,5 điểm) II. Phần kiểm tra viết 1. Chính tả (nghe viết) (2đ): Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” - SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1A trang 85 Viết từ “ Hóa ra đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.” 2. Tập làm văn ( 8 điểm) Đề bài: Em hãy viết thư gửi cho một người thân (ông bà ) để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong những tháng vừa qua.
  4. Đáp án 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) Câu 1 2 3 4 5 7 Đáp án A A D B A B 0,5 0,5 0,5 0,5 1 điểm 0,5 Điểm điểm điểm điểm điểm điểm Câu 6. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương ( 1 điểm) Câu 8: (1 điểm) Dấu hỏi và dấu chấm than. Câu 9: Nếu em là Thanh, khi được trở về thăm bà, em sẽ nói gì với bà của mình ? (1,5 điểm) Học sinh trả lời đảm bảo theo yêu cầu câu hỏi mà giáo viên cho điểm II.Kiểm tra viết. 10 điểm 1. Chính tả.(nghe-viết) (15 phút) - 2 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 2điểm. 2. Tập làm văn.- 8 điểm Nội dung của một bức thư, thường có những phần sau : - Trên cùng đề rõ: Nơi viết thư, ngày tháng năm viết thư. - Nêu rõ danh tính của người nhận thư, xác định rõ quan hệ tôn kính, thân thiết, để gọi, để bày tỏ tình cảm. Ví dụ dùng các từ ngữ như: Kính gửi , Thân gửi cho đúng mực.
  5. - Phần chính của bức thư, người viết nói rõ lý do viết thư, hỏi thăm sức khỏe, các tin tức cần thiết, thông báo một vài điều cần thiết để người nhận thư biết rõ. Có thể đề nghị, yêu cầu, biểu lộ tình cảm Cuối bức thư là lời chúc, lời hứa, lời chào. Ký tên.