Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí 10 - Mã đề 678 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám (Có đáp án)

docx 5 trang hoaithuk2 24/12/2022 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí 10 - Mã đề 678 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_vat_li_10_ma_de_678_truong_thpt_ho.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí 10 - Mã đề 678 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám (Có đáp án)

  1. Trường THPT Hoàng Hoa Thám ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I. VẬT LÍ 10 Nhóm. Vật Lí Thời gian 45 phút Đề gồm 04 trang, 28 câu TN, 04 bài tự luận. Đề ra không được phép sử dụng bất kỳ tài liệu nào? Mã đề. 678 Họ và tên Học sinh .Lớp A/ Trắc nghiệm (7,0đ) Câu 1. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật lí? A. Dòng điện không đổi. B. Hiện tượng quang hợp. C. Sự sinh trưởng và phát triển của các loài trong thế giới tự nhiên. D. Sự cấu tạo và biến đổi các chất. Câu 2. Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm: A. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm. B. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện sau khi cắm hoặc tháo thiết bị điện. C. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng. D. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm. Câu 3. Kí hiệu mang ý nghĩa: A. Không được phép bỏ vào thùng rác. B. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. C. Dụng cụ đặt đứng. D. Dụng cụ dễ vỡ. Câu 4. Hoạt động nào sau đây không được làm sau khi kết thúc giờ thí nghiệm? A. vệ sinh sạch sẽ phòng thí nghiệm. B. sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm. C. bỏ chất thải thí nghiệm vào nới quy định. D. để các thiết bị nối với nguồn điện giúp duy trì năng lượng. Câu 5. Tốc kế là dụng cụ để đo A. tốc độ. B. nhiệt độ. C. áp suất. D. tần số. Câu 6. Chọn phát biểu sai ? A. Phép đo trực tiếp là phép so sánh trực tiếp qua dụng cụ đo. B. Phép đo gián tiếp là phép đo thông qua công thức liên hệ với các đại lượng có thể đo trực tiếp. C. Các đại lượng vật lý luôn có thể đo trực tiếp. D. Phép đo gián tiếp là phép đo thông qua từ hai phép đo trực tiếp trở lên Câu 7. Dùng một thước chia độ đến milimét để đo khoảng cách l giữa hai điểm A, B và có kết quả đo là 600mm . Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Cách ghi nào sau đây không đúng với số chữ số có nghĩa của phép đo? A.  6,00 0,01 dm. B.  0,6 0,001 m. C.  60,0 0,1 cm. D.  600 1 mm. Câu 8. Khi nào quãng đường và độ lớn của độ dịch chuyển của một vật chuyển động có cùng độ lớn? A. Khi vật chuyển động thẳng và đổi chiều chuyển động. B. Khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều chuyển động. C. Khi vật đi từ điểm A đến điểm B, sau đó đến điểm C, rồi quay về A. D. Khi vật đi từ điểm A đến điểm B, sau đó đến điểm C, rồi quay về B. Câu 9. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một vật. A. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vô hướng. B. Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ còn quãng đường đi được là đại lượng vô hướng. Mã đề 678, trang 1/4
  2. C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vectơ. D. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng không âm. Câu 10. Một vật bắt đầu chuyển động từ điểm O đến điểm A, sau đó chuyển động về điểm B (hình vẽ). Quãng đường và độ dịch chuyển của vật tương ứng bằng A. 2 m; - 2 m. B. 8m; - 8 m C. 2 m; 2 m D. 8m; - 2m. Câu 11. Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe cách nhà 4 km về phía tây. Đến bến xe, người đó lên xe đi tiếp 3 km về phía bắc. Quãng đường và độ dịch chuyển tổng hợp của người đó là A. 7 km, 5 km. B. 7 km, 3 5 km. C. 3 5 km, 7 km. D. 7 km, 5 km. Câu 12. Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động. B. sự thay đổi hướng của chuyển động. C. khả năng duy trì chuyển động của vật. D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian. Câu 13. Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước đứng yên là 36 km/h. vận tốc của dòng nước là 7,2 km/h. Vận tốc của ca nô so với bờ khi đi xuôi dòng là A. 43,2 m/s. B. 18m/s. C. 12 m/s. D. 5 m/s. Câu 14. Một thuyền đi từ bến A đến bến B cách nhau 6 km rồi lại trở về A. Biết rằng vận tốc thuyền trong nước yên lặng là 5 km/giờ,vận tốc nước chảy là 1 km/giờ. Vận tốc của thuyền so với bờ khi thuyền đi xuôi dòng là. A. 4 m/s. B. 4 km/giờ. C. 6 m/s. D. 6 km/giờ. Câu 15.Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ của một chuyển động? A. Có phương xác định. B. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động. C. Có đơn vị là km/h. D. Không thể có độ lớn bằng 0. Câu 16. Một xe tải chạy với tốc độ 50 km/h và vượt qua một xe gắn máy đang chạy với tốc độ 45 km/h. Vận tốc của xe tải so với xe máy bằng bao nhiêu? A. 5 km/h. B. 10 km/h. C. - 5 km/h. D. - 10 km/h. Câu 17. Theo đồ thị ở Hình 17, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian: A. từ 0 đến t2 . B. từ t1 đến t2. C. từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3. D. từ 0 đến t3. Câu 18. Chọn ý sai. Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó có A. gia tốc không đổi. B. tốc độ tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian. Hình 17 C. thể lúc đầu chậm dần đều, sau đó nhanh dần đều. D. gia tốc tăng dần đều theo thời gian. Câu 19. Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều? A. Viên bi lăn xuống trên máng nghiêng. B. Vật rơi từ trên cao xuống đất. C. Hòn đá bị ném theo phương nằm ngang. D. Quả bóng được ném lên theo phương thẳng đứng. Câu 20. Chuyển động thẳng chậm đần đều có A. quỹ đạo là đường cong bất kì. B. độ lớn vectơ gia tốc là một hằng0 số, ngược chiều với vectơ0 vận tốc của vật. 0 C. quãng đường đi được của vật không phụ thuộc vào thời gian. D. vectơ vận tốc vuông góc với quỹ đạo của chuyển động. Câu 21. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều Mã đề 678, trang 2/4
  3. A. có phương vuông góc với vectơ vận tốc. B. có độ lớn không đổi. C. cùng hướng với vectơ vận tốc. D. ngược hướng với vectơ vận tốc. Câu 22. Gọi V0 là vận tốc ban đầu của chuyển động. Công thức liên hệ giữa vận tốc v, gia tốc a và quãng đường s vật đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều là 2 2 2 2 A. v v0 2as . B. v v0 2as . C. v v0 2as. D. v v0 2as. Câu 23. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều: v v0 at thì A. a luôn luôn dương. B. a luôn luôn cùng dấu với v. C. a luôn ngược dấu với v. D. v luôn luôn dương. Câu 24. Trong các phương trình mô tả vận tốc v(m / s), t(s) phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều? A. v =7. B. v = 6t2 + 2t - 2. C. v = 5t - 4. D. v = 6t2 - 2. Câu 25. Một vật chuyển động trên đoạn thẳng, tại một thời điểm vật có vận tốc v và gia tốc a. Chuyển động có A. gia tốc a âm là chuyển động chậm dần đều. B. gia tốc a dương là chuyển động nhanh dần đều. C. a.v < 0 là chuyển chậm dần đều. D. vận tốc v âm là chuyển động nhanh dần đều. Câu 26. Rơi tự do là một chuyển động A. thẳng đều. B. chậm dần đều C. nhanh dần. D. nhanh dần đều. Câu 27. Các vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau, nguyên nhân nào sau đây quyết định điều đó? A. Do các vật nặng nhẹ khác nhau. B. Do các vật to nhỏ khác nhau. C. Do lực cản của không khí lên các vật. D. Do các vật làm bằng chất liệu khác nhau. Câu 28. Một vật rơi tự do, nếu thời gian rơi tăng lên hai lần thì quãng đường đi của vật sẽ A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. tăng 1,4 lần. D. tăng 2,8 lần. B/ Tự luận (3,0đ) Bài 1. Biết 1 là độ dịch chuyển 10 m về phía đông còn 2 là độ dịch chuyển 6 m về phía Tây. Hãy vẽ các vectơ độ dịch chuyển 1, 2 và vectơ độ dịch chuyển tổng hợp và độ lớn của . Bài 2. Một ô tô chuyển động thẳng đều từ địa điểm A đến địa điểm B ( AB=S ) Trong 1/3 quảng đường ban đầu xe chạy với tốc độ 40 km/h, trong 2/3 quảng đường còn lại xe chạy với tốc độ 60 km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả quảng đường AB Bài 3. Cho một vật được thả rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất. Trong 1 giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi được quãng đường 45 m. Tính thời gian rơi và độ cao h của vật lúc thả (Cho g =10 m/s2 ). Bài 4. Lúc 6 giờ sáng A Phủ chạy bộ lên dốc có chiều dài MN=d = 200m, vận tốc của A phủ dưới chân dốc ở M là 36km/h chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,1 m/s 2. Cùng lúc đó tại đỉnh dốc A Sử đi xe đạp xuống dốc không vận tốc đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s 2. Chọn gốc tọa độ ở M, mốc thời gian lúc 6 giờ, chiều dương hướng từ M đến N. Xác định vị trí hai người gặp nhau. Hết Giám thị không giải thích gì thêm! Bài làm A/ Trắc nghiệm (7,0đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp Án Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp Án Mã đề 678, trang 3/4
  4. B/Tự luận(3,0đ) . . . . . Mã đề 678, trang 4/4
  5. Mã đề 678, trang 5/4