Đề kiểm tra giữa kỳ 1 môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2021-2022

docx 5 trang Hoài Anh 17/05/2022 4691
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ 1 môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ 1 môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG TH&THCS BÌNH HÒA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I- NĂM HỌC 2021-2022 LỚP: 6 Môn: GDCD Thời gian: 45 phút(Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào? A. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh. B. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán. C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực. D. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan. Câu 2: Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người? A. Nhỏ nhen. B. Vô cảm C. Ích kỷ D. Khoan dung. Câu 3: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào? A. Đức tính thật thà. B. Đức tính khiêm tốn. C. Đức tính tiết kiệm. D. Đức tính tôn trọng sự thật. Câu 4: Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ tạo ra và được A. mua bán, trao đổi trên thị trường. B. nhà nước ban hành và thực hiện. C. đời sau bảo vệ nguyên trạng. D. truyền từ đời này sang đời khác. Câu 5: Câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim nói về A. đức tính khiêm nhường. B. đức tính tiết kiệm. C. đức tính siêng năng. D. đức tính trung thực. Câu 6: Người có lòng yêu thương con người sẽ nhận được điều gì? A. Mọi người xa lánh. B. Mọi người coi thường. C. Mọi người kính nể và yêu quý. D. Mọi người yêu quý và kính trọng. Câu 7: Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình khi A. tìm hiểu truyền thống đánh giặc. B. tích cực học tập rèn luyện. C. tham gia giữ gìn an ninh thôn xóm. D. tích cực lao động sản xuất. Câu 8: Không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại điều gì? A. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn. B. Trở thành người có ích cho xã hội. C. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa. D. Dễ dàng thành công trong cuộc sống. Câu 9: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì? 1
  2. A. Đức tính tiết kiệm. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần yêu nước. D. Tinh thần đoàn kết. Câu 10: Người có hành vi nào dưới đây là thể hiện lòng yêu thương con người? A. Giúp đỡ tù nhân trốn trại. B. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội. C. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép. D. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin phòng bệnh. Câu 11: Biểu hiện không siêng năng, kiên trì đối với học sinh là: A. Đi học chuyên cần. B. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. C. Chăm chỉ làm việc nhà. D. Ngày chủ nhật thường xuyên ngủ dậy muộn. Câu 12: Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ? A. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình. B. Xóa bỏ các thói quen xấu của gia đình. C. Không coi thường danh dự của gia đình. D. Tự ti về thanh danh của gia đình mình. Câu 13: Hành vi nào dưới đây không thể hiện lòng yêu thương con người? A. Quan tâm tới người khác. B. Thờ ơ khi người khác gặp nạn. C. Cảm thông với người khó khăn. D. Hi sinh vì người khác. Câu 14: Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện tôn trọng sự thật? A. Làm hộ bài cho bạn. B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. C. Nhận lỗi thay cho bạn. D. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình. Câu 15: Câu tục ngữ nào khuyên chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ? A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. B. Giấy rách phải giữ lấy lề. C. Cá không ăn muối cá ươn. D. Có đi có lại, mới toại lòng nhau. Câu 16: Hành động nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người? A. Giúp đỡ. B. Vô cảm. C. Chia sẻ. D. Quan tâm. Câu 17: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái của gia đình và dòng họ? A. Quảng bá nghề truyền thống. B. Tích cực giúp đỡ người nghèo. C. Sống trong sạch và lương thiện. D. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm. 2
  3. Câu 18: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ? A. Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình. B. Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình. C. Chê bai nghề truyền thống gia đình. D. Quảng bá nghề truyền thống của gia đình. Câu 19: Câu ca dao “ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” là nói đến truyền thống gì của nơi đây? A. Lao động B. Nghề nghiêp C. Học tập D. Đạo đức Câu 20: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta A. thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. B. yêu đời hơn. C. sống có ích. D. tự tin trong công việc. Câu 21: Việc làm nào dưới đây thể hiện học sinh thực hiện tốt lòng yêu thương con người? A. Quyên góp sách ủng hộ học sinh vùng thiên tai lũ lụt. B. Từ chối tố giác đối tượng phạm tội. C. Chia sẻ hình ảnh bạn mình bị đánh lên mạng. D. Che giấu việc bạn thân quay cóp bài. Câu 22: Vào cuối năm học dòng họ D lại tổ chức buổi tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài. Trong buổi tổng kết, dòng họ đã tổ chức trao quà và thư động viên cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm này thể hiện việc A. giải ngân tiền tài trợ của các nhà hảo tâm trong họ. B. phô trương, hãnh diện cho mọi người trong làng biết . C. tạo hình ảnh để con cháu hãnh diện với các họ khác. D. kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ. Câu 23: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường. B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình. C. Trêu tức bạn. D. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học. Câu 24: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là? A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất. B. Giả vờ ốm để không phải đi học. C. Nói dối mẹ để đi chơi game. 3
  4. D. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook. Câu 25: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì? A. Tinh thần yêu nước. B. Lòng trung thành. C. Tinh thần đoàn kết. D. Lòng yêu thương mọi người. Câu 26: Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là: A. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp. B. Không học bài cũ. C. Bỏ học chơi game. D. Đua xe trái phép. Câu 27: Câu tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là: A. Lá lành đùm lá rách. B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ C. Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ. D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu 28: Trường hợp nào sau đây chưa có đức tính siêng năng? A. Ngày nào được bố mẹ động viên bằng tiền thưởng, Tấn mới học siêng năng và có hiệu quả. B. Sau khi khỏi ốm, Hồng bắt tay ngay vào việc chép bài học đã vắng. C. Ngoài những giờ đến lớn và học bài ở nhà, Hoa luôn phụ giúp mẹ làm việc nhà. D. Khi đã giải xong toán, Kiên thường suy nghĩ để tìm thêm cách giải hay hơn. Câu 29: Cứ thấy phim hay trên ti vi, Thành lại dừng công việc học tập để xem. Em thấy Thành là người như thế nào? A. Tiết kiệm. B. Vô tâm. C. Lười biếng, ỉ lại. D. Siêng năng, kiên trì. Câu 30: Kiên trì là A. miệt mài làm việc. B. tự giác làm việc. C. thường xuyên làm việc. D. quyết tâm đến cùng. Câu 31: Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì? A. Chép bài của bạn để đạt điểm cao. B. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không cần thiết chuẩn bị bài mới. C. Chăm chỉ học tập và không chơi la cà. D. Học thuộc lòng trong quyển sách hướng dẫn giải bài tập Câu 32: Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì? A. Giản dị. B. Tiết kiệm. C. Tôn trọng sự thật. D. Khiêm tốn. HẾT 4
  5. ĐÁP ÁN 1.A 2.D 3.D 4.D 5.C 6.D 7.B 8.A 9.B 10.D 11.D 12.D 13.B 14.B 15.B 16.B 17.B 18.D 19.B 20.A 21.A 22.D 23.A 24.A 25.D 26.A 27.B 28.A 29.C 30.D 31.C 32.C 5