Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 8 ( trực tuyến) - Năm học 2021-2022

docx 5 trang Hoài Anh 2590
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 8 ( trực tuyến) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_8_truc_tuyen_nam_hoc_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 8 ( trực tuyến) - Năm học 2021-2022

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN SINH HỌC 8 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ( TRỰC TUYẾN) NĂM HỌC 2021-2022 MÃ ĐỀ 02 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 20/12/2021 ĐỀ BÀI ( Thi trắc nghiệm) Em hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ? A. Xương hộp sọ B. Xương đùi C. Xương cánh chậu D. Xương sườn Câu 2: Loại xương nào dưới đây tham gia cấu tạo nên lồng ngực ? A. Xương cột sống B. Xương ức C. Xương sườn D. Xương cột sống, xương ức, xương sườn Câu 3: Thân xương dài có chức năng gì? A. Giúp xương phát triển to bề ngang B. Chịu lực, đảm bảo vững chắc C. Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn D. Giúp xương phát triển to bề ngang, chịu lực, chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn Câu 4: Trong cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ? A. 400 B. 500 C. 600 D. 700 Câu 5: Thành phần cấu tạo nào của máu chiếm 45% thể tích? A. Huyết tương B. Các tế bào máu C. Hồng cầu D. Bạch cầu Câu 6: Trong cơ thể người, loại bạch cầu nào tham gia vào quá trình thực bào? A. Limpho T B. Limpho B C. Trung tính và mono D. Limpho T, limpho B, trung tính và mono Câu 7: Nhóm máu nào trong cơ thể người là nhóm máu chuyên cho? A. Nhóm O B. Nhóm A C. Nhóm B D. Nhóm AB Câu 8: Hệ tuần hoàn trong cơ thể người bao gồm mấy vòng tuần hoàn? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9: Cơ quan nào không có ở đường dẫn khí trong hệ hô hấp? A. Hầu B. Thanh quản C. Phổi D. Sụn nhẫn Câu 10: Cơ quan nào của hệ hô hấp có lớp niêm mạc tiết chất nhày, có lớp mao mạch dày đặc? A. Mũi B. Họng C. Thanh quản D. Phổi Câu 11: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào tế bào ? A. Khí nitơ B. Khí cacbônic C. Khí ôxi D. Khí hiđrô Câu 12: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu? A. Khí nitơ B. Khí cacbônic C. Khí ôxi D. Khí hiđrô Câu 13: Hệ tiêu hóa của người có những tuyến tiêu hóa nào? A. Tuyến nước bọt B. Tuyến vị
  2. C. Tuyến ruột D. Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến ruột Câu 14: Hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan nào? A. Răng, lưỡi, cơ má. B. Răng và lưỡi C. Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má D. Răng, lưỡi, cơ môi. Câu 15: Thành dạ dày được cấu tạo gồm mấy lớp cơ bản? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 16: Thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở cơ quan nào? A. Ruột non B. Ruột già C. Dạ dày D. Gan Câu 17: Trong cơ thể người, xương có tính chất gì? A. Mềm dẻo B. Vững chắc C. Đàn hồi D. Mềm dẻo và vững chắc Câu 18: Các yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến cơ và xương? A. Ngồi học sai tư thế B. Lao động quá sức C. Thể dục thể thao không đúng kĩ thuật D. Ngồi học sai tư thế, lao động quá sức, thể dục thể thao không đúng kĩ thuật Câu 19: Tiêm phòng vacxin có lợi ích gì cho con người? A.Tạo sự miễn dịch tự nhiên B. Tạo sự miễn dịch chủ động (miễn dịch nhân tạo) C. Tạo sự miễn dịch bẩm sinh D. Không tạo miễn dịch nào Câu 20: Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ? A. Cl- B. Ca2+ C. Na+ D. Ba2+ Câu 21: Vai trò đầy đủ của hệ bạch huyết là gì? A. Sản xuất tế bào máu B. Vận chuyển các chất trong cơ thể C. Thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể D. Bảo vệ cơ thể Câu 22: Tim co theo chu kì, mỗi chu kì tim trong hệ tuần hoàn gồm mấy pha? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 23: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và thải ra khí gì ? A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ Câu 24: Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào thở ra khác nhau như thế nào? A. Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng và khi thở ra thể tích lồng ngực giảm B. Khi hít vào thể tích lồng ngực giảm và khi thở ra thể tích lồng ngực tăng C. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều tăng D. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều giảm Câu 25: Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá ? A. Vitamin B. Ion khoáng C. Gluxit D. Nước
  3. Câu 26: Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ phận nào dưới đây ? A. Khoang miệng B. Dạ dày C. Ruột non D. Khoang miệng, dạ dày, ruột non Câu 27: Biến đổi lí học ở dạ dày có sự tham gia của thành phần nào dưới đây? A. Tuyến vị B. Các lớp cơ của dạ dày C. Enzyme pepsin D. Axitclohidric Câu 28: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào ? A. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc dạ dày B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi D. Khi không có thức ăn Câu 29: Tại sao tim làm việc cả đời không biết mệt mỏi? A. Vì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi B. Vì tim nhỏ C. Vì khối lượng máu nuôi tim nhiều chiếm 1/10 trên cơ thể D. Vì tim làm việc theo chu kì Câu 30: Ở trạng thái gắng sức thì so với người bình thường, vận động viên có nhịp tim và lượng máu thay đổi như thế nào? A. Nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn. B. Nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn. C. Nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn. D. Nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn. Câu 31: Bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn là bệnh nào dưới đây? A. Xơ vữa mạch máu B. Tai biến mạch máu não C. Bệnh viêm cơ tim D. Xơ vữa mạch máu, tai biến mạch máu não, viêm cơ tim Câu 32: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ? A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3 D. Thường xuyên vận động, không uống rượu bia, thuốc lá, mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3 Câu 33: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá ? A. Hêrôin B. Côcain C. Moocphin D. Nicôtin Câu 34: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ đường hô hấp? A. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở B. Đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều khói bụi C. Trồng nhiều cây xanh D. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đeo khẩu trang khi đi đường, trồng nhiều cây xanh Câu 35: Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào ? A. Hệ tiêu hoá B. Hệ sinh dục C. Hệ bài tiết D. Hệ tuần hoàn
  4. Câu 36: Tác nhân nào chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết người? A. Cacbon oxit B. Lưu huỳnh oxit C. Nito oxit D. Bụi Câu 37: Bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em là bệnh nào dưới đây? A. Tiêu chảy B. Trào ngược acid C. Bệnh sa dạ dày D. Bệnh viêm đại tràng Câu 38: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn ? A. Uống nước lọc B. Uống nước ngọt, cà phê C. Ăn hoa quả D. Ăn rau xanh Câu 39: Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn? A. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn B. Ăn chậm, nhai kĩ C. Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị D. Tạo không khí vui vẻ, ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa Câu 40: Loại thức uống nào dưới đây gây hại cho gan của bạn ? A. Rượu trắng B. Nước lọc C. Nước khoáng D. Nước ép trái cây Hết
  5. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH HỌC 8 MÃ ĐỀ 02 Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D D D C B D A A A A C C D C C A D D B B 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 C B C A C D B C A B D D D D D A A B D A BGH duyệt TTCM/NTCM duyệt Người ra đề (Đã duyệt) (Đã kí) (Đã kí) Nguyễn Ngọc Anh Trần Thúy Hồng