Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Viết 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2021-2022

doc 13 trang Hoài Anh 26/05/2022 9056
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Viết 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_2_ket_noi_tri_thuc_voi_c.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Viết 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2021-2022

  1. Họ và tên: Lớp: I. Đọc lại các bài Tập đọc và trả lời các câu hỏi cuối bài! II. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm): 35 phút Ong xây tổ Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ. Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi. Con nào cũng có việc làm. Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hàng lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ. Hết sáp, chú tự rút lui về phía sau để chú khác tiến lên xây tiếp. Những bác ong thợ già, những anh ong non không có sáp thì dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt sáp của ong thợ tiết ra. Chất sáp lúc đầu dính như hồ, sau khô đi thành một chất xốp, bền và khó thấm nước. Chỉ vài ba tháng sau, một tổ ong đã xây dựng xong. Đó là một tòa nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự. Cả đàn ong trong một tổ là một khối hòa thuận. (Theo Tập đọc lớp 3 – 1980) Câu 1: Bầy ong xây tổ bằng gì ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Bằng sáp và nước bọt. B. Bằng vôi vữa. C. Bằng bùn đất. Câu 2: Những chú ong nào tham gia xây tổ ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Các chú ong thợ trẻ. B. Các chú ong già và các ong non. C. Tất cả các chú ong. Câu 3: Những chú ong nào lấy giọt sáp của mình để xây tổ ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Những anh ong non. B. Những chú ong thợ trẻ. C. Những bác ong thợ già. Câu 4: Những chú ong nào làm nhiệm vụ sưởi ấm những giọt sáp ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Những bác ong thợ già. B. Những anh ong non. C. Cả những bác ong thợ già và những anh ong non. Câu 5: Tổ ong được xây dựng trong thời gian bao lâu ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Trong vài ngày. B. Trong vài tuần. C. Trong vài tháng. Câu 6: Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Bầy ong đang xây tổ. B. Chất sáp dính như hồ. C. Đàn ong là một khối hòa thuận.
  2. Câu 7: Tìm và gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong 2 câu văn sau: Một bầy ong đang xây tổ. Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi. Câu 8: Em yêu thích các chú ong thợ trẻ, các bác ong thợ già hay các anh ong non? Vì sao? Câu 9: Em hãy đặt 1 câu nêu hoạt động để nói về loài ong. Câu 10. Đặt một câu nêu hoạt động của học sinh Câu 11. Sắp xếp các từ sau thành câu: a. quét nhà/ mẹ / em/ giúp . b. nhau, anh chị em, đoàn kết, thương yêu Phần II: Kiểm tra viết (10 điểm): 1. Chính tả (nghe - viết) ( 15 phút) Bài: “ Mẹ” (Từ Lời ru đến suốt đời.)
  3. 2. Tập làm văn: ( 25 phút) Viết một đoạn văn ngắn ( từ 3 – 5 câu ) kể về một người thân của em. ĐỀ SỐ 2 Môn thi: Tiếng Việt (Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian chép đề) I. Phần trắc nghiệm: (4 Điểm) Đọc thầm và khoanh vào câu trả lời đúng. Sự tích cây vú sữa 1. Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. 2. Không biết cậu đi đã bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn,
  4. xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về. 3. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa. Câu 1: Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? A) Cậu bé ham chơi, bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi. B) Cậu thích đi chơi xa. C) Cậu bé ham chơi. Câu 2: Cậu bé làm gì khi trở về nhà mà không thấy mẹ? A) Đi tìm mẹ B) Ngồi ở vườn đợi mẹ . C) Khản tiếng gọi mẹ rồi ôm cây xanh trong vườn mà khóc . Câu 3: Bộ phận in nghiêng trong câu: “Cảnh vật ở nhà vẫn như xưa” trả lời cho câu hỏi: A) là gì? B) thế nào? C) làm gì? Câu 4: Từ chỉ đặc điểm trong câu: “Một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.” là từ: A) sữa B) trào ra C) trắng II. Phần tự luận (6 Điểm) A. Chính tả: (Nghe viết): Em mang về yêu thương ( 2 khổ thơ đầu)
  5. B. Luyện từ và câu Em hãy đặt một câu C. Tập làm văn Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 5 câu kể về một đồ chơi em yêu thích.
  6. Đề số 3 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: CÔ CHỦ NHÀ TÍ HON Ông ngoại ở quê ra chơi. Đến bữa cơm, thấy thức ăn mẹ nấu hấp dẫn, Vân liền chạy tới bàn, định nếm thử. Ông nhìn Vân, nheo mắt cười: - Mời cả nhà cùng ăn cơm nào! Nghe ông nói, Vân bẽn lẽn: - Cháu mời ông, con mời bố mẹ. Ăn xong, ông nhìn Vân âu yếm: - Tăm nhà mình để ở đâu nhỉ? Cô chủ nhà tí hon lấy giúp ông vớinào! Ông gọi Vân là “cô chủ nhà tí hon" đấy! Vân bỗng thấy mình thật quan trọng. Cô bé bèn chạy đi lấy tăm, lễ phép đưa cho ông. Em cũng không quên mang tăm cho cả bố và mẹ. - Cô chủ nhà tí hon ngoan quá! – Ông cười khích lệ. Chỉ ra chơi mấy hôm, ông đã mang đến cho Vân biết bao điều thú vị. Vân cảm thấy mình ra dáng một cô chủ nhà tí hon, đúng như lời ông nói. Thu Hằng II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêucầu: 1. Ai đã gọi Vân là “Cô chủ nhà tíhon”? A. Tự Vângọi mình B.Ông ngoại C. Bố mẹVân 2. Khi thấy thức ăn mẹ nấu, Vân chạy đến định làmgì? A. dọn cơm B. bê thức ăn ra mời ông bà C. định nếm thử 3. Ông ngoại đã nhắc nhở Vân điều gì khi ở bàn ăn? A. Ông nhắc Vân phải mời mọi người trước. B. Ông nhắc Vân rửa tay trước khi ăn. C. Ông nhắc Vân lau bát đũa. 4. Tại sao ông ngoại lại gọi Vân là “Cô chủ nhà tí hon”?
  7. III. Luyệntập: 5. Gạch dưới những từ ngữ chỉ người thân trong gia đình có trong bài đồngdao: Chim ri là dì sáo sậu Sáo sậu là cậu sáo đen Sáo đen là em tu hú Tu hú là chú bồ các Bồ các là bác chim ri 6. Gạch dưới những từ chỉ người trong họ nội: ông nội, bác, cậu, mợ, chú, thím, dì, cô, bà nội. 7. Gạch dưới những từ chỉ người trong họ ngoại: ông ngoại, bác, cậu, mợ, chú, thím, dì, cô, bà ngoại. 8. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thànhcâu: (phụng dưỡng, con cái, nhường nhịn, bảo ban) a.Con cháu cần hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. b. Anh em trong gia đình phải nhau. c. Cha mẹ con cái. d. Con cái có trách nhiệm cha mẹ khi về già.
  8. Đề 4 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bảnsau: ĐỒ ĐẠC TRONG NHÀ (Trích) Em yêu đồ đạc trong nhà Cùng em trò chuyện như là bạnthân. Cái bàn kể chuyện rừng xanh Quạt nan mang đến gió lành trời xa. Đồng hồ giọng nói thiết tha Nhắc em ngày tháng thường là trôi mau. Ngọn đèn sáng giữa trời khuya Như ngôi sao nhỏ gọi về niềm vui. Tủ sách im lặng thế thôi II. Dựa vào bài đọc, khoanhKể baovào chuyện đáp án lạ đúng trên nhấtđời cho hoặc em. làm theo yêucầu: 1. Trong đoạn thơ trên, đồ đạc trong nhà đãPhan cùng Thị bạn Thanh nhỏ Nhàn làmgì? A. Cùng chơi nhưbạnthân. B. Cùng học như bạnthân. C. Cùng dọn dẹpngôi nhà. D. Cùng trò chuyện như bạn thân. 2. Chiếc quạn nan trong đoạn thơ đã mang gì đến cho bạnnhỏ? A. Mang đến giólành. B. Mang đến một vùng trời xa. C. Mang đến niềmvui. 3. Trong đoạn thơ trên tác giả đã so sánh ngọn đènvới: A. bầutrời B. niềmvui C. ngôi saonhỏ 4. Theo em, vì sao tủ sách lại có thể “kể bao chuyện lạ trên đời” cho bạn nhỏ nghe?
  9. III. Luyệntập: 5. Tìm và ghi lại ít nhất 5 từ chỉ sự vật có trong bài thơ “Đồ đạc trong nhà” 6. Tìm và ghi lại 5 từ ngữ chỉ hoạt động có trong bài thơ “Đồ đạc trong nhà” 7. Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm của người và vật trong những câusau: a) Đàn trâu bước đi lững thững trên đường quê yênả. b) Những thửa ruộng nhỏ, những bãi ngô lúp xúp màu xanhthẫm. c) Những cánh có trắng muốt còn đọng lại trong lời ru êm ái củamẹ. 8. Câu nào dưới đây thuộc câu nêu đặc điểm? a. Đồ đạc là những người bạn của mỗi giađình. b. Gia đình em rất quý trọng đồđạc. c. Bố em đang sửaquạt. 9. Nối: Câu giới thiệu Câu nêu đặc điểm Câu nêu hoạt động Hoa rủ em đi học Đứa trẻ rất nhanh nhẹn, Nhà là nơi có tình mỗi ngày. thông minh. yêu thương
  10. ĐỀ SỐ 4 A. Đọc hiểu I. Đọc văn bản sau: CÒ VÀ VẠC Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rụt đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc thì chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn. Ngày nay lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc. Truyện cổ Việt Nam Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Trong câu truyện trên gồm có mấy nhân vật ? (0, 5 điểm) a. Một nhân vật: Cò b. Hai nhân vật: Cò và Vạc c. Ba nhân vật: Cò, Vạc, Sáo Câu 2: Cò là một học sinh như thế nào ? (0, 5 điểm) a. Lười biếng. b. Chăm làm. c. Ngoan ngoãn, chăm chỉ. Câu 3: Vạc có điểm gì khác Cò ? (0, 5 điểm) a. Học kém nhất lớp. b. Không chịu học hành. c. Hay đi chơi. Câu 4: Vì sao Vạc không dám bay đi kiếm ăn vào ban ngày ? (0, 5 điểm) a. Sợ trời mưa. b. Sợ bạn chê cười. c. Cả 2 ý trên . Câu 5: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: (1 điểm) - dài - - khỏe - - to - - thấp - . Câu 6: Câu “Cò ngoan ngoãn” được viết theo mẫu câu nào dưới đây? (0, 5 điểm) a. Câu giới thiệu b. Câu nêu hoạt động c. Câu nêu đặc điểm Câu 7: Hãy đặt một câu nêu đặc điểm của học sinh. (1 điểm) Câu 8: Tìm các từ chỉ con vật trong câu truyện trên? (0, 5 điểm) PHẦN KIỂM TRA VIẾT:
  11. A. Phần viết chính tả: Nghe – viết bài “Đồ chơi yêu thích trang 99 – TV2 – Tập 1 B.Phần tập làm văn Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4-5 câu để kể về gia đình của em theo gợi ý sau: - Gia đình (tổ ấm) của em gồm có mấy người? Đó là những ai? - Công việc của mọi người thế nào? - Lúc rảnh rỗi, mọi người trong gia đình em thường làm gì? - Cuối tuần, gia đình em sẽ làm gì? - Em cảm thấy như thế nào khi được sống trong gia đình của mình?
  12. ĐỀ SỐ 5 Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm) Đọc thầm bài văn sau: Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng kêu: “Rét! Rét!” Thế nhưng, mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy tót ra giữa sân. Chú vươn mình, dang đôi cánh to, khỏe như hai chiếc quạt, vỗ phành phạch, rồi gáy vang: Ò ó o o !” Trả lời các câu hỏi sau (khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng): 1: Bác mèo mướp nằm ngủ ở đâu? a. Bên đống tro ấm b. Trong bếp c. Cả hai ý trên 2: Mới sơm tinh mơ, con gì đã chạy tót ra giữa sân ? a. Mèo mướp b. Chuột c. Chú gà trống 3: Chú gà trống chạy tót ra giữa sân để làm gì? a. Gáy vang: Ò ó o o !” b. Rửa đôi cánh to, khỏe c. Tìm thức ăn 4: Những từ chỉ hoạt động trong câu : Chú vươn mình, dang đôi cánh to, khỏe như hai chiếc quạt là : a. Vươn mình, dang đôi cánh b. Vươn, dang c. Vươn, dang, khỏe 5: Câu : ‘‘Bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm ’’ thuộc kiểu câu gì ? a. Câu giới thiệu b. Câu nêu hoạt động c. Câu nêu đặc điểm.
  13. 6. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong cáccâu: a. Mẹ mua tặng em quần áo đồ chơi sách truyện. b. Con cái phải biết ngoan ngoãn chăm chỉ và vâng lời cha mẹ. c. Em cùng ông nhổ cỏ bắt sâu cho cây vào cuối tuần. 7. Gạch dưới từ chỉ hoạt động có trong câusau: Nhím nâu nói lí nhí rồi núp vào bụi cây. Chú cuộn tròn người lại vẫn sợ hãi 8. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câusau: Trong khu rừng nọ, có chú nhím nâu hiền lành, nhút nhát. 9. Đặt câu nêu hoạt động với cáctừ: - giúp đỡ: - chia sẻ: 10. Sắp xếp các từ sau thành câu (chú ý trình bày đầu câu, cuối câu cho đúng): a) đoàn kết / cô dạy / phải biết / chúng em b) sẵn sàng / bạn / em / giúp đỡ c) Hoa / thân thiện / là học sinh / hài hước /và 11. Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ đó đểtả: d. Tính cách cách của cô giáo em: (dịu dàng, nghiêm khắc,hiền hậu, ) e. Mái tóc của ông: (bạc phơ, bạc trắng, muối tiêu, hoa dâm )